Giáo án lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2013 - 2014 (bản đẹp)

+ Thấy Ma – ri – ô bị sóng ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu – li – ét - ta hốt hoảng chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.

+ Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma – ri – ô và Giu – li – ét – ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.

+ Một ý nghĩ vụt đến Ma – ri – ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to: Giu – li – ét – ta cậu xuống đi ! Bạn còn bố mẹ . nói rồi ôm ngang người bạn thả xuống nước.

+ Ma - ri – ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.

+ Ma – ri - ô là một bạn trai rất kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kế với bạn), cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. Giu – li – ét – ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm ( Hốt hoảng lo lắng khi thấy bạn bị thương, ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn khóc nức nở khi nhìn thấy Ma – ri – ô và con tàu đang chìm dần).

 

doc29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2013 - 2014 (bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về ý nghĩa câu chuyện về bài học mình rút ra từ câu chuyện trên, tính điểm bình chọn nhóm bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất. - Nªu ---------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 6 Ngày soạn : 30/3/2013 Ngày giảng: 5/4/2013 Tiết 1: Toán ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TIẾP) A. Mục tiêu: HS - Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng STP chính xác. HS kh¸: Bµi 1b; bài 4. - Có ý thức tự giác suy nghĩ làm bài tập, vận dụng bài học vào thực tế. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng nhóm, sgk. - HS: SGK+ VBT C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy T Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề của đơn vị đo đọ dài và đơn vị đo khói lượng. - Nhận xét ghi điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. HDHS làm bài tập: Bài 1(153) - Yêu cầu HS đọc bài. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét. - Nhận xét ghi điểm. Bài 2 (153) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả bài làm. - Nhận xét kết luận bài làm đúng. Bài 3 (153) - Bài tập yêu cầu ta làm gì ? - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi làm bài, 2 cặp làm bài vào bảng nhóm. - Các cặp làm bài vào bảng nhóm dán bảng, trình bày kết quả. - Nhận xét chữa bài. Bài 4 (154) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét ghi điểm. IV. Củng cố: ? Nêu mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng dưới dạng STP? V. TK- dặn dò: - Nội dung bài - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1 4 1 8 8 8 7 2 1 - Hát. - 2HS nêu như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét. - Nghe HĐCN - Đọc thầm yêu cầu của bài . - 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở. a) 4 km 382 m = 4,382 km 2 km 79 m = 2,079 km 700 m = 0,7 km b) 7 m 4 dm = 7,4 m 5 m 9cm = 5,09 m 5 m 75 mm = 5,075 m - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. HĐCN - 2HS đọc nối tiếp 2 phần yêu cầu của bài. - Tự làm bài vào vở. a) 2 kg 350 g = 2,350 kg 1 kg 65 g = 1,065 kg b) 8 tấn 760 kg = 9,760 tấn 2 tấn 77 kg = 2,077 tấn. - Nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm, các bạn khác theo dõi nhận xét. HĐ cặp đôi - Bài tập yêu cầu ta viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Làm bài như yêu cầu. a) 0,5 m = 50 cm b) 0,075 km = 75 m c) 0,064 kg = 64 g d) 0,08 tấn = 80 tấn. - Đại diện hai cặp làm bài vào bảng nhóm dán bảng kết quả và trình bày bài, các cặp khác theo dõi nhận xét. HĐCN - 1HS dọc, lớp theo dõi sgk . - 2 HS làm bài trên bảng, mỗi em làm 2 phần, lớp làm bài vào vở. a) 3576 m = 3,576 km b) 53 cm = 0,53 m c) 5360 kg = 5,360 tấn. d) 657 g = 0,657 kg. - Nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - Nªu HS nghe. --------------------------------------------------------------- Tiết 2: Khoa học GV chuyên ---------------------------------------------------------------------- Tiết 3: Chính tả (nhớ - viết) ĐẤT NƯỚC A. Mục tiêu: HS - Trình bày đúng 3 khổ thơ cuối bài: Đất nước.Nắm được cách viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua các bài thực hành. - Nhớ viết đúng chính tả, vận dụng viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng chính xác. - Ý thức tự giác rèn chữ viết đẹp. B. Đồ dùng dạy học: -GV: Ba từ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 2. Bảng phụ viết ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy T Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Không. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. HDHS nhớ viết: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài chính tả nhớ viết. - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả sgk. - HDHS viết từ khó, đọc cho HS viết, sau đó nhận xét chữa lỗi chính tả. - Yêu cầu HS gấp sgk, nhớ lại bài và viết vào vở. - Theo dõi nhắc nhở HS viết bài. - Thu một số vở của HS chấm điểm nhận xét. 3. HDHS làm bài tập chính tả : Bài 2(109) - Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài. - Cho HS tự làm bài : Phát phiếu cho 3 HS làm, các HS khác dùng bút gạch chân dưới cụm từ chỉ huân chương, giải thưởng, danh hiệu trong vở bài tập. - Những HS làm bài trong phiếu dán bảng và trình bày kết quả. - Nhận xét chữa bài. - Treo bảng phụ có ghi sẵn cách viết hoa tên huân chương, giải thưởng, danh hiệu ; gọi HS đọc. Bài 3 (110) - Gọi HS đọc yêu câu và ND bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét chữa bài. IV. Củng cố: ? Nêu cách viết hoa tên huân chương, giải thưởng, danh hiệu ? V. TK- dặn dò : - TK: GV chốt lại nội dung bài - Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. 1 0 1 22 8 6 2 1 - Hát. - Nghe. - 1HS đọc thuộc lòng bài chính tả như yêu cầu, lớp theo dõi sgk . - Đọc thầm lại bài. - 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp sau đó nhận xét : rừng tre, bát ngát, rì rầm, tiếng đất. - Viết bài vào vở. - Một số HS nộp vở, số còn lại đổi chéo vở cho bạn chữa lỗi. HĐCN - 1HS đọc, lớp theo dõi sgk. - Đọc thầm lại bài. - Làm bài như yêu cầu. * Các cụm từ : + Chỉ huân chương : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. + Chỉ danh hiệu : Anh hùng Lao động. + Chỉ giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh. * Nhận xét về cách viết hoa tên danh hiệu, giải thưởng, huân chương. Mỗi cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng đều gồm hai bộ phận : + Huân chương / Kháng chiến. + Huân chương / Lao động. + Anh hùng / Lao động. + Giải thưởng / Hồ Chí Minh. - Trình bày bài như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét. - 2 – 3 HS đọc. HĐCN - 1 HS đọc, lớp đọc thầm . - 1HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở. + Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân. + Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng, giải thích cách viết hoa của mình, các bạn khác theo dõi nhận xét. - Nªu Nghe ------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI A. Mục tiêu: HS - Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối. -Tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi cô giáo yêu cầu, phát hiện sửa lỗi đã mắc phải trong bài của mình cho hay hơn. - Tự giác suy nghĩ, ham học tập. B. Đồ dùng dạy học: -GV: Bài chấm, bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết kiểm tra viết (tả cây cối), một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp. -HS: Vở ghi, sgk. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy T Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS phân vai đọc màn kịch 1: Giu – li – ét – ta. - Nhận xét ghi điểm. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Nhận xét kết quả bài viết của HS: - Treo bảng phụ đã viết 5 đề bài của tiết kiểm tra viết (tả cây cối) HDHS xác định rõ yêu cầu của đề bài và một số lỗi điển hình trong bài viết của HS. - Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS. + Ưu điểm : Các em đã viết bài đúng thể loại, đầy đủ bố cục, nội dung tương đối đầy đủ, trình tự hợp lý. + Những thiếu sót, hạn chế : một số em viết bài còn thiếu phần kết luận, nội dung bài còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, câu văn còn lặp lại, sai nhiều lỗi chính tả. 3. HDHS chữa bài: - Trả bài cho HS. - HDHS chữa lỗi chung. + Chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ. + Gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. + Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài chữa. + Nhận xét sửa lại cho đúng. - HDHS sửa lỗi trong bài. + Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV để sửa lỗi sau đó đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lại. - HDHS học tập đoạn văn hay, bài văn hay. + Đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng của HS. + Yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi cạnh để học tập cái hay, cai đáng học trong bài văn, đoạn văn. + Cho HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn. + Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết lại. + Nhận xét chấm điểm đoạn văn viết tốt. IV. Củng cố: - Nêu trình tự miêu tả và chọn lọc chi tiết trình bày trong bài văn tả cây cối ? V. TK- dặn dò : -TK: GV chốt lại nội dung bài - Về nhà hoàn thiện đoạn văn chọn viết lại. - Nhận xét giờ học. 1 4 1 10 21 2 1 - Hát. - 2 HS đọc phân vai màn kịch như yêu cầu. - Nghe - 1 HS đọc lai 5 đề bài trên bảng phụ. - Nghe. - Nhận lại bài. - Nghe. - Theo dõi trên bảng phụ. - Một số HS lên bảng chữa lỗi theo ý hiểu của mình, lớp theo dõi nhận xét và bổ xung ý kiến. - Thực hiện như yêu cầu. - Nghe. - Thực hiện như yêu cầu. - Mỗi HS tự chọn và viết lại một đoạn văn cho hay hơn. - 4 – 5 HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình, lớp theo dõi nhận xét. - Nªu HS nghe ----------------------------------------------------------------------- Tiết 5: Sinh hoạt tuần 29 A.Mục tiêu. HS - Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân cũng như của lớp. - Có hướng sửa chữa nhược điểm và phát huy ưu điểm trong tuần tới. - GDHS có ý thức tự giác trong học tập. B. Nhận xét chung: 1. Tổ chức : Hát. 2. Bài mới: a. Nhận định tình hình chung của lớp: - Nề nếp : Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra. - Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt. - Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp, nhưng hiệu quả chưa cao. - Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng. - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác. b. Kết quả đạt được: - Tuyên dương : Hiên, Lan, A Đài, Tuyền, Huyền, Tài...có ý thức học bài. - Phê bình : Điệp đọc yếu, ... chưa chú ý học bài. c. Phương hướng: - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Đạo đức : ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn bè. - Lao động vệ sinh : sạch sẽ, gọn gàng. - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4.

File đính kèm:

  • docTUẦN 29.doc
Giáo án liên quan