Giáo án Lớp 5 Tuần 29 - Cô Hậu

I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy từng bài, đọc đúng các từ phiên âm từ nước ngoài.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể cảm động, phù hợp với những tình tiết bất ngờ của chuyện.

 - Hiểu các từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bạn trong sáng đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hy sinh, tấm lòng cao thượng vô hạn của cậu bé Ma-ri-ô.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.

+ HS: Xem trước bài, SGK.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 29 - Cô Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học sinh luyện tập ôn tập. Bài 1 a: Nêu tên lại các đơn vị đo: + Độ dài. + Khối lượng. Bài 2: Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Thực hiện như bài 1 Bài 3: Tương tự bài 2. Cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. v Hoạt động 2: Củng cố. - Xếp kết quả với số. 5. Tổng kết – dặn dò: - Xem lại nội dung ôn tập. Chuẩn bị: Ôn tập về đo diện tích Nhận xét tiết học. + Hát. - 2 học sinh sửa bài. Nhận xét. * Hoạt động lớp, cá nhân. Đọc đề bài. Học sinh nêu và trình bày cách làm Nhận xét. - HS nêu - HS sửa bài - Cả lớp sửa bài và nhận xét Đọc đề bài. Làm bài. Nhận xét. Làm bài. TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết: Viết đúng thể loại văn tả cây cối, bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí, tả có trọng tâm, diẽn đạt rõ ý, câu văn có hình ảnh và cảm xúc, viết đúng chính tả và trình bày sạch. - Học sinh được rèn kĩ năng phát hiện và sửa các lỗi đã mắc trong bài làm của bản thân và của bạn, tự viết lại một đoạn trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to viết sẵn: 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối (tuần 26, tr.112): - Các lỗi tiêu biểu về chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm của học sinh để hướng dẫn chữa trên lớp. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Trong tiết trả bài Tập làm văn hôm nay, các em sẽ đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi, rút kinh nghiệm về cách làm một bài văn miêu tả cây cối. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS. Phướng pháp: Phân tích. GV dán giấy đã viết sẵn 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). GV nhận xét về kết quả làm bài của học sinh: * Ưu điểm chính về các mặt: + Xác định yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). + Bố cục bài văn, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày … ® Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh. * Thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên – nêu một vài ví dụ trong bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm chung. * Thông báo kết quả điểm số cụ thể – theo phân loại. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chửa bài. Phương pháp: Luyện tập. Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ lỗi trên bảng phụ (hoặc trong phiếu học). Chú ý khi viết các đoạn văn tả bộ phận của cây, nên sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá – tránh lối so sánh, nhân hoá vô căn cứ, sáo rỗng, không bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng trong thực tế). Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá để đọc trước lớp, chấm điểm, khen ngợi sự cố gắng của học sinh. Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Tổng hợp. Giáo viên đọc bài đạt điểm tốt. Giáo viên nhận xét chung. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà đọc kĩ lại bài làm của mình, phát hiện thêm lỗi (nếu có) và tìm cách sửa, hoàn chỉnh đoạn văn đã tập viết ở lớp. Những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu cần viết lại cả bài để nhận đánh giá tốt hơn. Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”. Chú ý BT1 (Liệt kê những bài văn tả con vật đã đọc hoặc đã viết …) Nhận xét tiết học. Hát * Hoạt động lớp. * Hoạt động lớp, cá nhân. 1 học sinh đọc yêu cầu 1 trong SGK (Chữa bài). Cả lớp đọc thầm theo. 1 học sinh đọc yêu cầu 2 (Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn). Mỗi em tự xác định đoạn văn sẽ viết lại cho hay hơn là đoạn nào. Học sinh viết lại đoạn văn vào vở. Học sinh phát hiện cái hay. ĐỊA LÍ CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I. Mục tiêu: - Nắm được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Xác định được trên bản đồø vị trí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của 2 châu lục. - Yêu thích học bộ môn. II. Chuẩn bị: + GV: - Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả địa cầu. Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. + HS: SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Châu Mĩ” (tt). Nhận xét, đánh giá. 3. Giới thiệu bài mới: “Châu Đại Dương và châu Nam Cực.”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn Phương pháp: Sử dụng lược đồ, thực hành. Giáo viên giới thiệu vị trí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Chú ý vị trí có đường chí tuyến đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, vị trí của các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. v Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên Phương pháp: Quan sát, phân tích bảng. v Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế Phương pháp: Hỏi đáp. v Hoạt động 4: Châu Nam Cực Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ. v Hoạt động 5: Củng cố. Phương pháp: Đàm thoại. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Các Đại Dương trên thế giới”. Nhận xét tiết học. + Hát Trả lời các câu hỏi trong SGK. * Hoạt động cá nhân. HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK. Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? Làm các câu hỏi của mục a trong SGK. Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí, giới hạn của châu Đại Dương. * Hoạt động cá nhân. Học sinh dựa vào tranh ảnh, SGK, hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo HS trình bày kết quả và chuẩn xác kiến thức, gồm gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ. * Hoạt động lớp. Học sinh dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a. * Hoạt động nhóm. Học sinh dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi sau: + Các câu hỏi của mục 2 trong SGK. + Khí hậu và động vật châu Nam Cực có gì khác các châu lục khác? Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Nam Cực. * Hoạt động lớp. Đọc lại ghi nhớ. LỊCH SỬ HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: Học sinh biết - Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất). - Sự kiện này đánh dấu đất nước ta được thống nhất về mặt nhà nước. - Trình bày sự kiện lịch sử. - Tự hào dân tộc, vui mừng khi nước nhà độc lập. II. Chuẩn bị: + GV: Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI. + HS: Nội dung bài học. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Tiến vào Dinh Độc Lập” + Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975 ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: “Hoàn thành thống nhất đất nước.” 4. Phát triển các hoạt động: v HĐ 1: Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Giáo viên nêu rõ câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm 6 câu hỏi sau: § Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội. § Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết? v Hoạt động 2: Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. Phương pháp: Thuật lại, bút đàm. Giáo viên nêu câu hỏi: § Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử. Phương pháp: Hỏi đáp. Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. v Hoạt động 4: Củng cố. Học sinh đọc phần ghi nhớ. Nêu ý nghĩa lịch sử? 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh trả lời (2 em). * Hoạt động nhóm 4, nhóm đôi. Học sinh thảo luận theo nhóm 6, gạch dưới nội dung chính bằng bút chì. Một vài nhóm bốc thăm tường thuật lại cuộc bầu cử ở Hà Nội hoặc Sài Gòn. Học sinh nêu. * Hoạt động lớp. Học sinh đọc SGK ® thảo luận nhóm đôi gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ. ® Một số nhóm trình bày ® nhóm` khác bổ sung. * Hoạt động lớp Học sinh nêu. Học sinh nhắc lại. Học sinh đọc. Học sinh nêu. SINH HOẠT LỚP

File đính kèm:

  • docTuan 295C Co Hau.doc