Giáo án lớp 5 Tuần 28 Trường Tiểu học Sơn Lễ

I/ Mục tiêu:

 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở T1.

 - Tìm được các câu ghép,các từ ngữ được lặp lại,được thay thế trong đoạn văn ở BT2.

 - HS khá,giỏi hiểu được tác dụng của những từ ngữ lặp lại,từ ngữ thay thế.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu STV 5 tập 2.

 - Bảng phụ viết 5 câu ghép của bài "Tình quê hương" để phân tích BT2c.

 - Bảng phụ viết bài "Tình quê hương để HS làm BT 2d.

 

doc49 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 28 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ. * Kết luận: ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. * Hoạt động 2:(20p) Thực hành. -GV phân khu vực cho các nhóm.Nhóm trưởng cùng nhóm mình trồng cây bằng thân hoặc cành hoặc lá của cây mẹ. -GV theo dõi,hướng dẫn chung. IV/Củng cố - dặn dò.(3p) -GV tổng kết tiết học-Nêu nhận xét chung của tiết học. ___________________________________________________ Đạo đức em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 1) I/ Mục tiêu: -Có hiểu biết ban đầu,đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam. - Thông tin tham khảo ở phần Phụ lục (Trang 71) - Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên. III/ Hoạt động dạy học: * Hoạt động 1:(16p) Tìm hiểu thông tin (Trang 40 - 41 SGK). 1. GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc? 2. HS nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc. 3. GV giới thiệu một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. - HS thảo luận 2 câu hỏi trang 41 SGK. 4. GV kết luận:- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. - Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. - Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. * Hoạt động 2:(17p) Bày tỏ thái độ (BT1 SGK) 1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1. 2. HS thảo luận nhóm. 3. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. 4. GV kết luận: Các ý kiến (c), (d) là đúng. Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai. 5. HS đọc ghi nhớ trong SGK. * Hoạt động tiếp nối:(3p) 1. Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em. 2. Sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài báo, nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới. - LHQ: Được thành lập: 24 - 10 - 1945. - Công ước quốc tế đã được thông qua ngày 20 - 11 - 1989. - Ngày 20 - 9 - 1977 Việt Nam gia nhập tổ chức. (thành viên thứ 149 trong 191 quốc gia). Thể dục Cô Hòa dạy ___________________________________________________ Kể chuyện (Dạy bài thứ 6-Tuần 27) kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I/ Mục tiêu: -Tìm và kể được câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm về thầy giáo,cô giáo. -Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết 2 đề bài trong SGK. - Tranh, ảnh về tình thầy trò. III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ:(5p) - HS kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về truyền thồng hiếu học hoặc đoàn kết của dân tộc. B/ Bài mới:(32p) 1/ GV giới thiệu bài:(1p) - GV nêu mục tiêu tiết học. 2/ GVHDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:(5p) - Một HS đọc 2 đề bài. 1)Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta (GV giải nghĩa: Tôn sư trọng đạo là tôn trọng thầy cô giáo, trọng đạo học). 2)Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc 2 gợi ý cho 2 đề trong SGK. - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học. - Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. - HS lập nhanh dàn ý câu chuyện. 3/ Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.(24p) - Kể chuyện trong nhóm: - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. - HS xung phong hoặc cử đại diện kể. - Mỗi HS kể chuyện xong đều nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đặt câu hỏi cho các bạn trả lời. 4/ Cũng cố, dặn dò:(2p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi, xem trước yêu cầu kể chuyện và tranh minh hoạ của câu chuyện. ___________________________________________________ Buổi chiều Tập làm văn (Dạy bài thứ 6-Tuần 27) Tả cây cối (Kiểm tra viết) I/ Mục tiêu: -Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần(mở bài,thân bài,kết bài),đúng yêu cầu đề bài;dùng từ đặt câu đúng,diễn đạt rõ ý. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài:(1p) GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. 2/ HDHS làm bài:(3p) - Một HS đọc 5 đề bài trong SGK. - HS đọc lại dàn ý bài đã lập từ tiết trước. 3/ HS làm bài:(30p) 4/ Cũng cố, dặn dò:(2p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài HTL các bài thơ chuẩn bị cho tiết ôn tập. ___________________________________________________ Tiếng Việt (Dạy bài thứ 2-Tuần 28) Ôn tập giữa học kì II (Tiết 1) I/ Mục tiêu: -Đọc trôi chảy,lưu loát bài tập đọc đã học;tốc độ khoảng 115 tiếng/phút;đọc diễn cảm đoạn thơ,đoạn văn;thuộc 4-5 bài thơ(đoạn thơ),đoạn văn dễ nhớ;hiểu nội dung chính,ý nghĩa cơ bản của bài thơ,bài văn. -Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết(BT2). II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu STV 5 tập 2. - Bảng phụ kẻ bảng tổng kết của BT2. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài:(1p) - GV nêu nội dung mục tiêu học tập của tuần 28 và của tiết học. 2/ Kiểm tra TĐ và HTL.(20p) - HS bốc thăm chọn bài, xem lại bài 1 - 2 phút. - HS đọc, GV nêu câu hỏi về bài đọc. 3/ Bài tập 2:(15p) - HS đọc yêu cầu BT2. - GV treo bảng phụ đã viết bảng tổng kết, HS tìm ví dụ tương ứng. - HS trình bày, GV nhận xét nhanh. Các kiểu cấu tạo câu Ví dụ Câu đơn Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Câu ghép không dùng từ nối. Lòng sông rộng, nước xanh trong. Câu ghép dùng QHT Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Câu ghép dùng cặp từ hô ứng Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển. 4/ Cũng cố, dặn dò:(2p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn luyện đọc ở nhà. ___________________________________________________ Tập làm văn (Dạy bài thứ 5-Tuần 27) Ôn tập về tả cây cối I/ Mục tiêu: -Biết được trình tự tả,tìm được các hình ảnh so sánh,nhân hoá tác giả sử dụng để tả cây chuối trong bài văn. -Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc. II/ Đồ dùng dạy-học. - Bảng phụ kẻ nội dung BT1.. - Ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối. - Tranh, ảnh hoặc vật thật: một số loài cây, hoa, quả giúp HS làm BT2. III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ: (5p) - GV kiểm tra đoạn văn đã được viết lại sau tiết trả bài văn tả đồ vật tuần trước. B/ Bài mới:(34p) 1/ GV giới thiệu bài:(2p) - GV nêu mục tiêu tiết học. 2/ HDHS làm BT:(30p). Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1. - GV treo bảng phụ đã viết sẵn những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối, gọi HS đọc lại: Trình tự tả cây cối Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết. Các giác quan được sử dụng khi quan sát Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Biện pháp tu từ được sử dụng So sánh, nhân hoá... Cấu tạo - Ba phần: * Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây sẽ tả. * Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. * Kết bài: Nêu lợi ích của cây, tình cảm của người tả về cây. - Cả lớp đọc thầm bài Cây chuối mẹ, trao đổi cùng bạn để hoàn thành các câu hỏi. - Một số HS làm bài ở bảng phụ. - HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung: a) Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào? - Còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa? Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con - cây chuối to - cây chuối mẹ. - Tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận. b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? - Còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa? Theo ấn tượng của thị giác - thấy hình dáng của cây, lá, hoa, ... Còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác. VD: xúc giác - độ trơn, bóng của thân; thính giác - tiếng khua của tàu lá khi gió thổi; vị giác - vị chát, vị chua, ngọt của quả; khứu giác - mùi thơm của quả chín. c) Hình ảnh so sánh: Hình ảnh nhân hoá Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác .../ Các tàu lá ngả ra ... như những cái quạt lớn/ Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. - Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc .../ Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ./ Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại./ Vài chiếc lá ... đánh động cho mọi người biết .../ Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn/ Khi cây mẹ bận đơm hoa .../ lẽ nào nó đành để mặc ... đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó/ Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa ... * GV nhấn mạnh: Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ: Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người - đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng; Chỉ hoạt động của người - đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc; Chỉ những bộ phận đặc trưng của người - cổ, nách. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS chú ý cách miêu tả. - GV giới thiệu tranh, ảnh, vật thật một số loài cây hoa, qủa để HS quan sát và làm bài. - Gọi HS hỏi các em quan sát và miêu tả bộ phận nào của cây? - Cả lớp viết đoạn văn vào vở. - HS trình bày đoạn văn, GV cùng HS nhận xét. VD: Những quả đào vừa chín trên cây đào nhà bác Lê trông thật bắt mắt. Quả bầu bĩnh, to bằng nắm tay đứa trẻ. Vỏ hồng thẫm pha lẫn sắc vàng. Một lớp lông tơ mịn màng phủ trên bề mặt. Khi cắn vào mới biết cùi đào rất dày, mọng nước, ngọt lịm và thơm một vị thơm ngát rất đặc biệt. Em vốn không thích ăn đào vì cho rằng đó chỉ là thứ quả đẹp mã, giờ mới hiểu đào ngon biết chừng nào. 3/ Cũng cố, dặn dò:(2p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị cho tiết sau đọc trước 5 đề, chọn 1 đề, quan sát trước một loài cây. ___________________________________________________ Mĩ thuật GV đặc thù dạy ___________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 28.doc