Giáo án Lớp 5 Tuần 28 Trường Tiểu học Gio An

A. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.

+Yêu cầu đọc thành tiếng: HS đọc lưu loát, trôi chảy các bài tập đọc ở đầu HKII; tốc độ khoảng 115 tiếng /phút; đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thộc 4 – 5 đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa của bài thơ, bài văn.

* HS khá, giỏi: biết đọc diễn cảm, biết nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

- Có ý thức học tập tốt.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên 18 bài tập đọc và HTL.

- Bảng phụ kẻ bảng tổng kết BT2, 4 tờ phiếu viết nội dung của BT2.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 28 Trường Tiểu học Gio An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. - Chỉ và đọc trên bản đồ tên Thủ đô của Hoa Kì. - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. - Yêu thích học bộ môn. B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình của bài trong SGK. Bản đồ thế giới. - Bản đồ kinh tế châu Mĩ. - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ ( nếu có). C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: - Yêu cầu HS chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ thế giới. II.BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Giảng bài: Hoạt động 1: Người dân ở châu Mĩ. - GV nêu câu hỏi, yêucầu HS trả lời. ? Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? ? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống và họ thuộc những chủng tộc nào? ? Dân cư châu mĩ sống tập trung ở đâu? - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục vì phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế. ? Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và nam Mĩ? ? Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc, Trung, Nam Mĩ? ? So sánh sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. - Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại; còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khống. Hoạt động 3: Hoa Kì. - GV treo bản đồ. - GV nhận xét, sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. *Kết luận: Hoa Kì là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau. 3.Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Chuẩn bị: Châu Đại Dương và châu Nam Cực - Nhận xét tiết học. - 1HS lên thực hiện. . - HS dựa và bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi. - Một số học sinh lên trả lời câu hỏi trước lớp. - Học sinh trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi. - Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh bổ sung. - - Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu hoạt động kinh tế ở châu Mĩ - Học sinh chỉ cho nhau xem vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ. - 2HS đọc ghi nhớ. ĐẠO ĐỨC: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (T1). A. MỤC TIÊU: - HS có hiểu biết ban đầu, đơngiản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Biết hợp tác với các nhân viên Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương em. * HS khá, giỏi: Kể được một số việc làm của các cơ quan LHQ ở Việt Nam hoặc ở địa phương. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương và ở nước ta. B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh, ảnh băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở VN. C. CÁC HĐ DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: ? Chiến tranh gây ra hậu quả gì? ? Để mọi người đều được sống trong hòa bình, trẻ em có thể làm gì? - GV đánh giá. II. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Giảng bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin. *Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của VN với tổ chức này. *Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh đọc các thông tin trang 40, 41 SGK và hỏi: ? Ngoài những thông tin trong SGK, em nào còn biết gì về tổ chức LHQ? - Giới thiệu thêm với học sinh một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LHQ ở các nước, ở VN và ở địa phương. - Kết luận: + LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. + Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiều hoạt động vì hồ bình, công lí và tiến bộ xã hội. + VN là một thành viên của LHQ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài 1 (SGK). *Mục tiêu: Học sinh có thái độ và suy nghĩ đúng về tổ chức LHQ. *Cách tiến hành: - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1/ SGK. - Kết luận: + Các ý kiến đúng: c, d. + Các ý kiến sai: a, b, đ. 3.Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Tìm hiểu về tên của 1 số cơ quan và hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và ở địa phương em. - Tôn trọng và hợp tác với các nhân viên LHQ đang làm việc tại địa phương em. - Chuẩn bị: Tiết 2. - 2HS trả lời. - Thảo luận 2 câu hỏi trang 41. - HS nêu. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. (mỗi nhóm trình bày 1 ý kiến). - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 học sinh đọc. - HS lắng nghe. ĐẠO ĐỨC: KỂ CHUYỆN NHỮNG TẤM GƯƠNG YÊU NƯỚC , YÊU HÒA BÌNH CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM VÀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG. A. MỤC TIÊU: - HS nghe những tấm gương yêu nước, yêu hòa bình của thiếu nhi Việt Nam và của địa phương thông qua lời kể của GV. - HS biết và kể lại được những tấm gương tiêu biểu đó. - Giáo dục HS yêu nước, quê hương và biết ơn những tấm gương anh dũng đã hi sinh vì độc lập dân tộc. B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tài liệu về các tấm gương yêu nươcs và quê hương của thiếu nhi Việt Nam. C. CÁC HĐ DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: ? Chiến tranh gây ra hậu quả gì? ? Để mọi người đều được sống trong hòa bình, trẻ em có thể làm gì? - GV đánh giá. II. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Giảng bài: Hoạt động 1: Kể chuyện. *Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết về những tấm gương yêu nước, yêu quê hương của thiếu nhi Việt Nam . *Cách tiến hành: - GV kể chuyện: Anh Kim Đồng, Vừ A Dính, Nguyễn Văn Trỗi, …… Hoạt động 2: Tập kể chuyện. - GV yêu cầu HS kể lại một trong những câu chuyện vừa nghe. - Gv nhận xét ghi điểm. ? Ngoài những tấm gương trên em còn biết những tấm gương nào khác? 3.Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà kể lại cho người thân nghe. - Gv nhận xét giờ học. - 2HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS tham gia kể. - HS nêu (nếu biết). KHOA HỌC: (Chiều) SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT. A. MỤC TIÊU: - Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. + Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. - Có kĩ năng nhận biết sự sinh sản của một số loài động vật. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Hình vẽ trong SGK trang 104, 105. - HS: Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và những động vật đẻ con. C. CÁC HĐ DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: ? Kể tên một số cây dược mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ? II. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Giảng bài: Hoạt động 1: Thảo luận. *Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật, vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết. ? Đa số ĐV được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào? ? Tinh trùng và trứng của ĐV được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào? ? Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? ? Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì? - GV nhận xét, chốt lại: Hai giống: đực, cái, cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái. Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là thụ tinh.Hợp tử phân chia phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ. Hoạt động 2: Quan sát. *Mục tiêu: Học sinh biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật. *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV nhận xét, chốt lại: + Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc. + Các con vật được đẻ ra thành con: voi, mèo, chó, ngựa vằn. *Kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Hoạt động 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con” : *Mục tiêu: Củng cố bài. *Cách tiến hành: - Chia lớp ra thành 4 nhóm, phát bảng phụ cho các nhóm. - Gv nêu cách chơi, luật chơi. - GV tổng kết cuộc chơi, tìm ra nhóm thắng cuộc, tuyên dương. * Dặn dò: - Chuẩn bị: Sự sinh sản của côn trùng. - Nhận xét tiết học . - 1HS nêu. - HS đọc mục Bạn cần biết và trả lời: + 2 giống đực, cái. + Cơ quan sinh dục. + Sự thụ tinh. + Cơ thể mới. - HS lắng nghe. - 2HS ngồi cạnh nhau quan sát H/112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau con nào được nở ra từ trứng, con nào vừa được đẻ đã thành con. - Học sinh trình bày, lớp nhận xét. - Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm đó thắng cuộc. - HS lắng nghe. KĨ THUẬT: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (T2) A. MỤC TIÊU: Học sinh cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: Mẫu máy bay trựcthăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thật. + HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. C.CÁC HĐ DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: ? Nêu tên các chi tiết để lắp máy bay trực thăng? II.BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn HS thực hành: Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng. a) Chọn chi tiết. - Gv kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận: - GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng. - Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc ND từng bước lắp trong SGK. - GV nhắc HS lưu ý 1 số điểm sau: +Lắp thanh và đuôi máy bay theo những chú ý mà Gv đã hướng dẫn ở tiết 1. + Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm. - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. c) Lắp ráp máy bay TT. (H 1 SGK) - HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - Yêu cầu HS trưng bày SP theo nhóm và đánh giá lẫn nhau. - GV đánh giá chung. *Dặn dò: Giờ sau thực hành tiếp. - GV nhận xét giờ học. - 1HS nêu. Hoạt động lớp, cá nhân. - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - 1HS đọc. - HS đọc và quan sát. - Học sinh lắp ráp theo các bước trong SGK. - HS tiến hành lắp. - HS trưng bày sản phẩm và đánh giá. - HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

File đính kèm:

  • docTuan 28.doc
Giáo án liên quan