Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Trường Tiểu học Tiên Minh

I. Mục tiêu

- Vui múa hát văn nghệ, chơi trò chơi dân gian.

- Giáo dục sự đoàn kết thân thiện .

II. Nội dung

- Múa hát về mái trường thân yêu.

- Chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây - Đi kiểm chúa la.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Trường Tiểu học Tiên Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập. Lớp đọc thầm theo. - HS thảo luận nhóm đôi: Đọc kĩ từng câu, từng đoạn, gạch chân những từ ngữ có tác dụng nối trong SGK. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khách nhận xét, bổ sung. - Đọc yêu cầu bài tập. - Lớp đọc thầm. - Làm việc cá nhân: vở - 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui. d. Củng cố, dặn dò (2-3’) - Nhận xét tiết học. ............................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................ _______________________________________________________ Toán THỜI GIAN I. Mục đích: Giúp học sinh: - Hình thành cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Thực hành tính thời gian của 1 chuyển động. - Giải quyết các BT trong SGK: Bài 1cột 1,2 và bài2 trong chuẩn – bài 3 ngoài chuẩn II. Đồ dùng: Bảng phụ, tranh sgk, bảng con. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Bảng con: Viết công thức tính vận tốc và quãng đường? - Miệng: Nêu mối quan hệ giữa vận tốc và quãng đường? Hoạt động 2: Bài mới (13-15’) * Hoạt động 2.1: Bài toán 1: GV hợp tác với HS giải bài toán 1 và nêu nhận xét/sgk 170 : 42,5 = 4 ¯ ¯ ¯ km km/giờ giờ - Muốn tính thời gian ta làm như thế nào? - Nêu công thức tính thời gian khi biết quãng đường và vận tốc? -> Ghi nhớ s/142. * Hoạt động 2.2: Bài toán 2: Tương tự BT1, HS giải vào bảng con - BT2 có gì khác BT1? ( BT2 sau khi giải xong đổi đơn vị đo thời gian về cách nói như trong cuộc sống hàng ngày). - Chốt: HS nhắc lại công thức vận tốc, quãng đường, thời gian bằng sơ đồ dưới đây để thấy được mối quan hệ của chúng, khi biết 2 đại lượng, thì sẽ tìm được đại lượng thứ 3: v = s : t s = v x t « t = s : v Hoạt động 4: Luyện tập - thực hành (17-19’) * Bài 1/143 – Nháp ( 6-7’) - Lệnh cho hs làm cột 1 – 2. Làm xong thì làm tiếp cột 3- 4 - Kiến thức: Vận dụng công thức để tính thời gian rồi điền vào ô trống. - Chốt: Muốn tính thời gian em làm thế nào? * Bài 2/143 ( 6-7’) - Bảng con Pa - Vở Pb) - Kiến thức: Vận dụng công thức để tính thời gian của người đi xe đạp, người chạy. - Chốt: Lời giải, cách tính thời gian, đổi đơn vị đo thời gian. => Làm xong bài 2 thì làm tiếp bài 3 - nháp * Bài 3/143 - nháp ( 6’) - KT: Giải toán có lời văn: tính thời gian máy bay đến nơi, đổi số đo thời gian. - Chốt: Để tính thời gian máy bay đến nơi ta phải biết được gì? * Dự kiến sai lầm: - Khi tính thời gian kết quả thường là phân số hoặc số thập phân thường quên không đổi thời gian ra cách nói thông thường. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (2 - 3’) - Muốn tính thời gian ta làm như thế nào? - Nêu công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa vận tốc, quãng đường, thời gian? ............................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................ ____________________________________________________ Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014 Tập làm văn TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU. HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh ảnh một số loài cây trái theo đề văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1-2’) b. Hướng dẫn HS làm bài (3-4’) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý. - Lớp đọc thầm theo. c. HS làm bài (28-30’) - GV theo dõi, giúp đỡ HS. d. Củng cố, dặn dò (2-3’) - Thu bài. - Nhận xét tiết học. ............................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Củng cố mối quan hệ giữa tính thời gian với vận tốc và quãng đường. - Giải quyết các BT trong SGK: Bài 1cột 1,2 và bài2 trong chuẩn – bài 3 ngoài chuẩn II. Đồ dùng: Bảng con. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) - Bảng con: Viết công thức tính thời gian, rút ra công thức tính vận tốc và quãng đường từ công thức tính thời gian? Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành (32 phút) * Bài 1/143 - Nháp ( 8’) - Kiến thức: Củng cố cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Chốt: Cách tính thời gian. * Bài 2/143 - Bảng con ( 6-7’) - Kiến thức: Tính đúng thời gian và củng cố đơn vị của thời gian. - Chốt: Khi giải BT này em cần lưu ý gì? ( Đổi đơn vị cho phù hợp ) * Bài 3- Vở ( 8-9 ‘) - Kiến thức: áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian. - Chốt: Muốn tính thời gian em làm thế nào?; đổi đơn vị đo thời gian bài 4. =>Làm xong B3 – làm tiếp B4 ra nháp * Bài 4- Nháp ( 8-9 ‘) - Kiến thức: áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian. - Chốt: Muốn tính thời gian em làm thế nào?; đổi đơn vị đo thời gian. * Dự kiến sai lầm: - 1 số học sinh kém tính kết quả thời gian thường để dưới dạng phân số hoặc số thập phân không đổi về đơn vị đo thông thường. - Bài 2, 4: Giải toán khi các đơn vị còn chưa tương ứng. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (2 - 3 phút) - Muốn tính thời gian, vận tốc, quãng đường ta làm như thế nào? - Nêu mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. ............................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________________ Địa lý CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên Bản đồ thế giới. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ). - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ). II. ĐỒ DÙNG: - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. - Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nêu tên một số hoang mạc, dòng sông của châu phi mà em biết? - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu Á? 2. Giới thiệu bài: Châu Mĩ 3. Dạy bài mới: 3.1. Vị trí địa lí và giới hạn: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ: (10’) Bước 1: - GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. - Quan sát quả địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? Bước 2: HS trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK, cụ thể: - Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào? - Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới? Bước 3: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. -> Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. 3.2. Đặc điểm tự nhiên: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: (10') Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1,2 và đọc SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - Quan sát hình 2 rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ. + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ. + Hai con sông lớn ở châu Mĩ. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS khác bổ sung. - HS chỉ trên Bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. -> Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: (10’) - GV hỏi: + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? (HS khá, giỏi) + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn? - Giúp HS giới thiệu bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn. -> Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới. 4. Củng cố, dặn dò: (2-3’) - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Chuẩn bị bài sau. ___________________________________________________

File đính kèm:

  • docTUAN 27.doc