Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Trường TH Cao Bá Quát

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc

 - GDHS biết giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống của dân tộc.

II. Chuẩn bị: Các tranh làng Hồ, Bảng phụ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Trường TH Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ “ vì vậy” có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn . Nó được gọi là từ nối để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài thường dùng quan hệ từ hoặc một số từ có tác dụng nối. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. + Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS nối tiếp trả lời. * HSKG: Đặt câu với từ ngữ tìm được + Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu thường dùng biện pháp nào? Ghi nhớ: Sgk/ 97 Hoạt động 2: Luyện tập. * Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dung để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các BT. * Cách tiến hành: Bài 1: Rèn kĩ năng tìm từ nối trong đoạn văn. - 1 HS đọc yêu cầu bài. 1 HS đọc 4 đoạn văn đầu của bài “ Qua những mùa hoa”. Lớp đọc thầm. + Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS đánh dấu số thứ tự vào các câu văn. - HS làm bài theo dãy. - Dãy A làm đoạn 1. Dãy B làm đoạn 2. Dãy C làm đoạn 3, 4.. - HS trình bày GV ghi bảng. Lớp nhận xét, bổ sung. - Sửa bài. Đoạn 1: từ nhưng nối câu 3 với câu 2. Đoạn 2: từ vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1. Đoạn 3: từ nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6. Đoạn 4: từ đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3 Bài 2: HS biết dùng từ ngữ nối. - 1HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm. + Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS đọc thầm suy nghĩ phát hiện từ dùng chưa đúng. - 1 bạn lên gạch chân từ dùng chưa đúng. Lớp dùng bút chì gạch vào SGK. - Lớp nhận xét. - GV yêu cầu HS thay tù dùng sai đó bằng một từ đúng. - HS làm bài vào vở. - Bố ơi, bố có thể viết trong bong tối được không? - Bố việt được. - Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con. => thay bằng từ vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy thì,.. - Gọi HS đọc mẫu chuyện vui sau khi đã thay dùng từ sai - Cậu bé trong chuyện là ngừơi như thế nào? Vì sao em biết ? * Liên hệ: Khi viết văn cần dùng từ ngữ nối để câu văn chặt chẽ hơn. 3. Củng cố , dặn dò: - HS đọc ghi nhớ SGK - Chuẩn bị bài : Ôn tập về dấu câu. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: Thứ sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2012 Toán ( Tiết 135) Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết tính thời gian của một chuyển động đều. - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát Bài cũ: Luyện tập + Nêu quy tắc tính thời gian của 1 chuyển động. - 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào nháp. Bài tập: Một ca nô chạy với vận tốc 20km/giờ trên quãng đường dài 32 km. Tính thời gian ca nô chạy trên quãng sông đó. - HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. - HS sửa bài. Giải Thời gian ca nô chạy trên quãng sông đó là: 32 : 20 = 1,6 (giờ) Đáp số: 1,6 giờ - GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung. 2. Bài mới: Luyện tập. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động 1: Củng cố cách tìm thời gian. * Mục tiêu: Biết tính thời gian của một chuyển động đều * Cách tiến hành: Bài 1: 1HS đọc đề bài + Nêu cách tính thời gian của một chuyển động đều. - HS tự làm bài vào SGK. - HS chơi trò chơi “ Bắn tên” Hoạt động 2: Rèn kĩ năng giải toán. * Mục tiêu: Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đối tượng HSTB – Y làm bài 2, HSKG làm bài 2, bài 3. Bài 2: 1 HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm. + Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường ta làm như thế nào? + Vận tốc ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? + Quãng đường ốc sên bò tính theo đơn vị nào? - 1HS làm bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở. - HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. - HS sửa bài, đổi vở soát bài. Đáp số: 9 phút Bài 3: 1HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm. + Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì ? - HS nêu cách làm. GV nhận xét chốt. - Cả lớp làm vào vở. 1HS làm bảng phụ. - HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. * Cách 1: 72 : 96 = 0,75giớ hay giờ * Cách 2: giờ = 45 phút Bài 4: 1 HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm. - HS phân tích đề toán. - HS nêu cách làm. GV nhận xét, chốt cách làm. * Cách 1: Đổi 420 m/ phút = 0,42 km/ phút * Cách 2: Đổi 10,5 km = 10500 m - Cả lớp làm bài vào nháp. Đáp số: 25 phút 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu lại cách tính : vận tốc, thời gian, quãng đường của chuyển động đều. * Hoạt động nối tiếp: HS về nhà xem các bài tập của bài : Luyện tập chung. - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ******************************* Chiều : Ôn Luyện toán ( Tiết 80 ) I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về cách tính quãng đường, thời gian. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về cách tính quãng đường. * Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách tính quãng đường * Cách tiến hành: Bài 1: 1HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm. ( Bài 3 SGK / 141 ) + Để tính được quãng đường AB, ta phải biết những gì? + Vậy trước hết ta phải tính được những gì? - HS nêu cách làm. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt cách làm. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ. - HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. - HS sửa bài. S = 42 x ( 11giờ – 8 giờ 20 phút ) 42 x = 112km Bài 2: 1HS đọc đề bài. Lớp độc thầm ( Bài 4 SGK / 142 ) + Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? - HS nêu cách làm. GV nhận xét chốt. - GV lưu ý HS đổi 1 phút 15 giây = 75 giây. - HS về nhà làm bài vào nháp. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tiếp sức” Đáp số: 1050m Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về cách tính thời gian. * Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách tính quãng đường * Cách tiến hành: Bài 3: 1HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm. ( Bài 3 SGK / 143 ) + Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tính gì? + Để tính thời gian máy bay tới nơi ta phải biết được gì? Làm phép tính gì? - HS nêu cách làm. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS về nhà làm bài vào vở. Đáp số: 11 giờ 15 phút III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ******************************* Ôn Luyện Tiếng việt ( Tiết 80 ) I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về câu ghép. - Củng cố kiến thức về cách nối các câu trong đoạn văn. - HS biết viết câu vă có sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh.. II. Các hoạt động dạy học: * GV tổ chức cho HS làm bài kiềm tra trên giấy photo. Câu 1.Các vế trong câu ghép “ Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta đã qua đời. ” được nối theo cách nào ? a) Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ) b) Nối bằng một quan hệ từ. c) Nối bằng một cặp quan hệ từ. d) Nối bằng một cặp từ . Câu 2. “ Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình ”. Từ được gạch chân trong hai câu trên được liên kết với nhau bằng cách nào? a) Bằng cách lặp từ ngữ. b) Bằng cách thay thế từ ngữ ( dùng đại từ ) c) Bằng cách thay thế từ ngữ ( dùng từ đồng nghĩa) d) Bằng từ ngữ nối. Câu 3: Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm Trời mưa ……….. buổi cắm trại bị hoãn lại. …………….Hà học giỏi……………bạn ấy còn rất yêu lao động. ……………trời nắng to………….các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Bà con dân làng nấu……………cơm, Gióng ăn hết………………. Câu 4: Các vế trong câu “ Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim , sến , táu cứng như sắt đã hiện ra .” được nối với nhau bằng cách nào ? a) Nối bằng một quan hệ từ. b) Nối bằng một cặp quan hệ từ. c) Nối bằng một cặp từ. d) Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ) Câu 5: Từ được gạch chân trong câu : “ Nắng to nhưng không gay gắt. ” biểu thị quan hệ gì ? a. Biểu thị quan hệ tương phản. b. Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả. c. Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả. d. Biểu thị quan hệ tăng tiến. Câu 6: Gạch dưới các cặp quan hệ từ trong câu ghép và cho biết chúng thể hiện quan hệ gì ? a) Tuy đêm đã khuya nhưng em vẫn còn ngồi học. ( Thể hiện quan hệ……………………………………. ) b ) Bạn Hòa không chỉ học giỏi môn Toán mà bạn ấy còn rất giỏi môn Tiếng Việt. ( Thể hiện quan hệ ………………………..) Câu 7. Điền vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép: Vì Hương luôn giúp đỡ các bạn trong lớp ………………………………… …………………………………………thì em sẽ được bố mẹ cho về quê thăm bà ngoại. Bố không chỉ giúp em học bài ……………………………………………. Câu 8: Gạch chân dưới cặp từ chỉ quan hệ có trong các câu ca dao, tục ngữ sau: Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu. Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. c) Gió chiều nào, theo chiều ấy. Câu 9: Chuyển câu văn sau đây thành câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “ Mặt trời to tròn, lững lờ là một quả bóng bay mềm mại.” …………………………………………………………………………………… Câu 10: Chuyển câu văn sau thành câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá: “ Hoa hồng đang hé nở trong nắng sớm.” …………………………………………………………………………………… III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ******************************* SINH HOẠT LỚP TUẦN 27 I. Mục tiêu: Đánh giá công tác tuần 27 II. Nội dung: Lớp trưởng nhắc lại phương hướng tuần, báo cáo công việc đã làm trong tuần như: + Chuyên cần, đi học trễ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: + Học bài và làm bài: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: + Mất trật tự trong giờ học: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: + Nói tục chửi thề: + Trang phục, đầu tóc chưa gọn gàng đúng quy định: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: + Tuyên dương: + Phê bình: + Đề nghị: Phát huy những mặt tốt, khắc phục những vi phạm. III. Phương hướng: Tiếp tục củng cố và duy trì nề nếp lớp. Chấn chỉnh việc truy bài đầu giờ. Xếp hàng ra vào lớp. Thể dục giữa giờ đúng quy định. Chất hành tốt nội quy của trường của lớp. Củng cố và ôn luyện kiến thức về cách nối các vế câu ghép. Củng cố kiến thức về cách nối các câu trong đoạn văn. Củng cố kiến thức về MRVT: Công dân, truyền thống, An ninh. Củng cố và ôn luyện kiến thức về tính S XQvà STP của hình HCN và hình LP. Củng cố kiến thức về tính thể tích hình HCN, hình lập phương. Củng cố kiến thức về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Củng cố kiến thức về cộng, trừ, nhân,chia STP.

File đính kèm:

  • doc27.doc