Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Năm 2014

A.Mục tiêu:

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau

- Có ý thức luyện tập tốt

B.Đồ dùng dạy-học:

 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài 2

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. +Nêu nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri? - Mĩ thất bại bất ngờ, choáng váng trong tết Mậu Thân 1968… +Tại sao vào thời điểm sau năm 1972 Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri? - Chỉ sau thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam Bắc, buộc chúng phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh. +Lễ kí Hiệp định Pa-ri được diễn ra bao giờ? ở đâu? - Diễn ra tại thủ đô Pa-ri vào ngày 27-1-1973. +Trước Hiệp định Pa-ri ta có Hiệp định nào, kí ở đâu, bao giờ? - Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 21-7-1954. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, kết luận: b.Diễn biến lễ kí hiệp định Pa-ri. -Làm việc theo nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. +Hãy thuật lại diễn biến lễ kí Hiệp định Pa-ri? +Phân biệt cờ đỏ sao vàng với cờ nửa đỏ nửa xanh giữa có ngôi sao vàng? - Cờ đỏ sao vàng: cờ Tổ quốc. Cờ nửa đỏ nửa xanh giữa có ngôi sao vàng: Cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . +Trình bày những nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri? Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở việt Nam, đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. -Làm việc cả lớp. +Nhận xét về khung cảnh buổi lễ? +Qua nội dung cơ bản của Hiệp định ta thấy ai thắng, ai thua trong cuộc chiến này? c.ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri. -Làm việc nhóm. +Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam? * Ghi nhớ ( SGK/55). 3.Củng cố-dặn dò: - Cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng. - HS quan sát ảnh. - HS đọc thầm trong SGK. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Từng HS trong nhóm thuật lại cho các bạn nghe. - HS trình bày. - 1,2HS trả lời -2HS trả lời. - Hai nhóm trình bày kết quả thảo luận. - 2 HS đọc. -HS lắng nghe và thực hiện. __________________________________________ Khoa học Bài 54 : Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ A.Mục tiêu: -Sau bài học HS biết: Ngoài cách mọc lên từ hạt, cây con còn có thể mọc lên từ những bộ phận khác của cây mẹ như: Thân, lá, rễ… Xác định được vị trí chồi mầm ở một số cây khác. Kể tên được một số loài cây mọc lên từ thân, cành, lá, rễ…của cây mẹ. Thực hành trồng cây con từ một bộ phận của cây mẹ. B.Đồ dùng dạy- học: Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 110,111. Ngọn mía, khoai tây, củ gừng… Mỗi nhóm 1 hộp giấy. C.Hoạt động dạy-học: I.Kiểm tra : - Nêu cấu tạo của hạt? - Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm? II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học-ghi đầu bài. 2.Các hoạt động: a. Quan sát. * Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm. - HS quan sát trong nhóm hình ảnh minh hoạ từ hình1 đến 6 trong SGK trang 110. - Quan sát các vật thật mình có và trả lời câu hỏi được đặt ra. - GV vừa đi vừa quan sát HS làm việc, vừa hỗ trợ khi cần thiết. - Gọi HS trình bày. + Trồng mía bằng ngọn bằng cách đặt các ngọn mía vào trong rãnh trên luống rồi khỏa đất lấp lại. + Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào.Đó là những chỗ mà chồi cây có thể mọc ra. +Khi trồng mía, người ta thường dùng tro bếp hay chấu lấp lên trên ngọn mía để mầm chồi chóng lên. +Củ khoai tây thực chất là những cành mọc ở dưới đất phình to ra và chứa nhiều tinh bột.Do đó những chỗ lõm có chồi mầm mọc ra đó là cách mọc từ thân.. * Kết luận: Một số loại cây trồng bằng thân hay đoạn như hoa hồng, mía, khoai tây…Một số loại cây được trồng bằng thân, rễ như củ gừng, nghệ…Một số cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời… b. Thực hành. * Cách tiến hành - HS làm việc theo nhóm trồng cây vào hộp giấy. - Nhận xét. 3.Củng cố-dặn dò: - Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ? - Xem trước bài 55. - Hai HS trả lời. - Chia HS thành 4 nhóm và lấy các loại cây củ đã chuẩn bị. - Các nhóm thực hành. -Đại diện các nhóm trình bày. - 1HS đọc kết luận. - HS nghe yêu cầu và chuẩn bị dụng cụ để trồng thử. - HS quan sát, thực hành theo nhóm. - HS trả lời. _________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014 Toán Tiết 135: Luyện tập A.Mục tiêu: - Biết tính thời gian của một chuyển động - Biết quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường - Có ý thức luyện tập tốt -HSKG bài 4 B.Đồ dùng dạy-học: -SGKT5 C.Các hoạt động dạy-học: I.Kiểm tra: - Nêu cách tính thời gian II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học-ghi đầu bài. 2.Các hoạt động: Bài 1: -Bài yêu cầu gì? -Yêu cầu Hs tự làm bài -Hướng dẫn Hs chữa bài -Cho hs điểm Bài 2 : + Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08m phải làm như thế nào? -Lưu ý hs đổi 1,08m = 108cm -Yêu cầu Hs làm bài -Hướng dẫn Hs chữa bài -Kết quả: 9 phút Bài 3 : - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài giải Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường đó là: 72 : 96 = ( giờ) giờ = 45 phút Đáp số 45 phút Bài 4 :(Dành cho HSKG) -Hướng dẫn hs có thể đổi: 420m/ phút = 0,42km/phút hoặc 10,5km = 10500m -Ap dụng công thức t = s : v Kết quả là: 25 phút 3.Củng cố-dặn dò: - Củng cố cách tính thời gian - Nhận xét tiết học - Nhắc hs nhớ cách tính: v,s,t. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung -2HS trả lời - Lớp theo dõi nhận xét -Đọc đề bài -1HS trả lời -1 Hs lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập -Nhận xét bài làm của bạn -Đọc đề bài -lấy s đi : v ốc sên -1 em lên bảng, lớp làm vào vở -Nhận xét bài của bạn -1HS đọc đề bài. -Lớp làm bài vào vở. -1Hs làm trên bảng. -1 em đọc đề bài. - làm bài vào vở. -1HSG làm trên bảng. -Lắng nghe thực hiện. ________________________________________ Địa lý Bài 25: Châu Mĩ A.Mục tiêu: HS xác định và mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. Nêu được một số đặc điểm về địa hình và khí hậu. +Địa hình châu Mĩ từ Tây sang Đông: núi cao,đồng bằng,núi thấp và cao nguyên. +Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu:nhiệt đới,,ôn đới,hàn đới. Sử dụng quả địa cầu ,bản đồ ,lược đồ nhận biết vị trí ,giới hạn lãnh thổ châu mĩ. Chỉ và đọc tên một số dãy núi ,cao nguyên ,sông ,đồng bằng lớncủa châu Mĩ trên bản đồ ,lược đồ. HSKG GiảI thích nguyên nhân Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu,lãnh thổ kéo dài từ cực Bắc tới cực Nam. Quan sát bản đồ(lược đồ) nêu được khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Mĩ. Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với Châu Mĩ. B.Đồ dùng dạy-học: Bản đồ rừng rậm A - ma - dôn Các hình của bài trong SGK. C.Hoạt động dạy- học: I.Kiểm tra : - Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu á? II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học-ghi đầu bài. 2.Các hoạt động: 1) Vị trí địa lý và giới hạn. - GV giới thiệu trên bản đồ thế giới: châu Mĩ. +Hãy cho biết những châu lục nào nằm ở bán cầu đông và những châu lục nào nằm ở Bán cầu Tây? Bán cầu Đông: châu á, châu Phi, châu Đại Dương , châu lục nằm ở bán cầu Tây: châu Mĩ. +Châu Mĩ giáp với những đại dương nào ở phía nào? - Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía đông ,Thái Bình Dương ở phía Tây. +Diện tích châu Mĩ là bao nhiêu và đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục? Đứng thứ hai trong các châu lục +Châu Mĩ được chia thành mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? Châu Mĩ gồm ba bộ phận: Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. -Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ 2) Đặc điểm tự nhiên. +Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ cái a,b,d,e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ,Trung Mĩ, Nam Mĩ +Nhận xét về địa hình châu Mĩ? Ba bộ phận: Dọc bờ biển phía Tây là hai hệ thống núi cao và đồ sộ; phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên, ở giữa là đồng bằng lớn. +Nêu tên và chỉ trên lược đồ hình 1vị trí của các hệ thống núi cao ở Tây châu Mĩ, dãy núi thấp và cao nguyên ở phía Đông châu Mĩ, hai đồng bằng lớn ở châu Mĩ…? +Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới… +Vì sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? Vì địa hình châu Mĩ trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam. - Nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu?(Lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam. +Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn? Là lá phổi xanh của trái đất… - Cho HS quan sát tranh rừng rậm A - ma - dôn. * Ghi nhớ (SGK/123) 3.Củng cố-dặn dò: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng. - Quan sát bản đồ. - 1HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. - 1HS nêu. -1HSKG lên ghi. - 1HS trả lời. - Lớp nhận xét. -1 HS trả lời. - Lớp nhận xét. - 2HS trả lời. - Lớp nhận xét. -1HS trả lờ i. - 2HSKG trả lời. - HS quan sát tranh . - 2 HS đọc. -HS lắng nghe và thực hiện. ___________________________________________ Tập làm văn Tả cây cối ( Kiểm tra viết ) A.Mục tiêu: - Học sinh viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng(mở bài ,thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài ;dùng từ ,đặt câu đúng ,diễn đạt rõ ý. - Rèn kĩ năng viết bài cho học sinh B.Đồ dùng dạy- học: - Vở viết bài C.Các hoạt động dạy- học: I.Kiểm tra : - sự chuẩn bị của học sinh II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học-ghi đầu bài. 2.Các hoạt động: a. Hướng dẫn học sinh làm bài - Cho học sinh đọc đề bài - Gọi học sinh đọc gợi ý của tiết viết bài văn tả cây cối - Cho học sinh đọc thầm lại các đề văn - Giáo viên lu ý học sinh : chọn 1 trong 5 đề để viết - Cần quan sát thật kỹ cây mình đã chọn b. Cho học sinh làm bài - Trong khi học sinh làm bài giáo viên quan sát để nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc và hoàn thành đúng thời gian - Hết giờ thu bài để chấm 3.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét và đánh giá tiết học - Về nhà ôn luyện lại các bài tập đọc học thuộc lòng chuẩn bị cho bài học tuần sau - Học sinh kiểm tra chéo - Học sinh lắng nghe - Học sinh tiếp nối đọc đề bài - Hai học sinh đọc gợi ý - Học sinh đọc thầm lại các đề văn và tiến hành chọn đề bài theo sự quan sát đã chuẩn bị - Học sinh lắng nghe - Học sinh thực hành viết bài vào vở - Học sinh lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 27 2014.doc
Giáo án liên quan