I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh độc đáo.
(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 27 chuẩn kiến thức kĩ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, lược đồ, bản đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ lược đồ.
- HS khá giỏi :
+ Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu : lãnh thổ kéo dài từ cực Bắc tới cực Nam.
+ Quan sát lược đồ, bản đồ nêu được : Khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
* GDMT: Đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : Bản đồ thế giới; Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
III. Các hoạt động dạy-học :
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Dân cư, kinh tế châu Phi?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:.
- Giới thiệu bài và ghi tựa bài.
- HĐ1. Vị trí địa lí và giới hạn
Giáo viên giới thiệu trên bản đồ về sự phân chia hai bán cầu Đông, Tây.
- Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
- Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới ?
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
- HĐ2. Đặc điểm tự nhiên
- HS làm việc theo nhóm 2: Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhên châu Mỹ, cho biết ảnh đó được chụp ở đâu?
- Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
- Nêu tên và chỉ trên hình 1: Các dãy núi cao ở phía Tây châu Mĩ, hai đồng bằng lớn của châu Mĩ, Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ, hai con sông lớn của châu Mĩ?
- Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
- Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn?
- Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.
- GV nhận xét, kết luận.
- Tích hợp GDMT: Đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của châu lục.
- HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò :
- Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú ?
- Chuẩn bị bài sau : châu Mĩ (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác bổ sung.
- HS nêu tên và lên chỉ bản đồ:
- Dãy Cooc- đi-e; dãy An- đét
- Đồng bằng trung tâm và đồng bằng Pam-pa.
- Dãy A-pa-lat,cao nguyên Guy-an, cao nguyên Bra-xin.
- Sông Mi-xi-xi-pi, sông A-ma-dôn
- Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới.
- Châu Mĩ có rừng rậm nhiệt đới A-ma- dôn là khu rừng lớn nhất thế giới, giữ vai trị quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ của Châu Mĩ mà còn của cả thế giới.
- HS chỉ trên lược đồ.
Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục đích – yêu cầu:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu ; thực hiện được yêu cầu các BT trong mục III
* Điều chỉnh NDCT: Bài tập 1: chỉ tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu (hoặc 4 đoạn cuối).
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong bài tập 2 của tiết trước.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài và ghi tựa.
HĐ1: Hướng dẫn Phần nhận xét:
BT 1: HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV KL: Sử dụng từ hoặc, vì vậy để liên kết câu, là biện pháp dùng TN nối để liên kết câu.
BT 2. Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng nối.
Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập
BT 1. HS đọc yêu cầu BT. (Điều chỉnh NDCT)
Giáo viên giao việc:
+ Các em đọc thầm lại bài văn.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2. HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui.
- Giáo viên giao việc:
+ Mỗi học sinh đọc thầm và làm bài.
+ Tìm chỗ dùng sai từ để nối .
+ Chữa lại chỗ sai cho đúng .
3. Củng cố và dặn dò:
- Dặn học sinh học phần ghi nhớ. Xem bài sau.
- HS đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- Mỗi từ ngữ được in đậm có tác dụng gì ?
- HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời:
+ Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1.
+ Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
- Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy
- Một số học sinh phát biểu ý kiến .
VD: Tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngồi ra, mặt khác…
- 2 học sinh đọc.
- Đọc và tìm các từ ngữ nối trong 3 đoạn văn đầu.
- Cho học sinh làm bài, trình bày kết quả:
Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.
Đoạn 2:vì thế nối câu 4 với 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.Từ rồi nối câu 5 với 4.
Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5,nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6.
- Mẩu chuyện có một chỗ dùng sai từ nối, em hãy chữa lại cho đúng:
- HS trình bày cách chữa:
Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. (Làm BT 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
GV
HS
1. KT bài cũ :
+ HS nhắc lại công thức tính thời gian.
+ HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Cho 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở
* GV nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
- GV: Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
+ HS nêu lại công thức tính thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống
S (km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T (giờ)
4,35giờ
2giờ
6giờ
2,4 giờ
- HS đọc đề bài , tìm hiểu đề.
Con ốc sên bò với vân tốc: 12cm/phút
Quãng đường : 1,08m
Thời gian:. . . . phút ?
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét, chữa bài.
- Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút
- HS đọc và tìm hiểu đề.
Đại bàng bay được : 72 km
Vận tốc : 96km/giờ
Thời gian:. . . giờ ?
+ 1 HS ln bảng, HS ở lớp lm vở
+ HS nhận xét
Thời gian để đại bàng bay là:
72 : 96 = 0,75 (giờ) hay 45 phút
Đáp số: 0,75 giờ
Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Con rái cá bơi với vận tốc : 420m/phút
Quãng đường : 10,5km
Thời gian : ... phút ?
+ HS làm bài vào vở 1 cách, 2 HS làm bảng bằng 2 cách.
- HS nhận xét, bổ sung
TẬP LÀM VĂN
TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1. KTBài cũ: Việc chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Ở tiết tập làm văn trước, ta đã đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đó. Hôm nay, các em sẽ viết 1 bài văn hoàn chỉnh cho đề bài mình chọn.
a. Hướng dẫn học sinh làm bài
- Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.
- Gọi một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- Giáo viên treo tranh có số cây cối theo đề bài trên bảng lớp để HS quan sát.
b. Cho học sinh làm bài
- GV lưu ý cho các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần tránh 1 số lỗi chính tả các em còn mắc phải trong bài tập làm văn trước.
- Cho HS làm bài. Giáo viên theo dõi
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo của một bài văn tả cây cối?
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 (từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
- Lắng nghe
- Hai HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý.
Chọn một trong các đề bài sau:
1.Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3.Tả một giàn cây leo.
4.Tả một cây non mới trồng.
5.Tả một cây cổ thụ.
- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- HS quan sát tranh và làm bài
- Lắng nghe
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Duy trì tốt nền nếp lớp. Giữ vững sĩ số HS.
- Giúp cho HS ngoan, học tốt qua hiểu sự cần thiết của việc học đối với cuộc sống con người
- Giáo dục các em tinh thần cầu tiến và biết giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- GV: kế hoạch tới.
- Lớp trưởng: Đánh giá hoạt động trong tuần.
III. Các hoạt động:
Đánh giá các hoạt động tuần qua:
Lớp trưởng đánh giá tình hình tuần qua; lớp bổ sung, đánh giá.
Từng tổ trưởng báo cáo và nhận xét về tổ viên của mình.
Giáo viên phát biểu ý kiến: đánh giá tinh thần, thái độ và hành vi của HS trong những ngày qua.
HS văn nghệ: các bài hát dân gian mà em yêu thích.
Kế hoạch tới:
- Tích cực phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiễm: “tai, chân, miệng”; cúm A H5N1; bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét”.
- Chuẩn bị cho hội thi chào mừng 26/3.
+ Chỉ nói lời hay, làm điều tốt.
+ Làm bài và học bài trước khi đến lớp.
+ Đi học đúng giờ; xếp hàng trước khi vào lớp và sau khi ra về.
+ Học chương trình tuần 28 theo thời khoá biểu: Vừa học vừa ôn, thi giữa học kì II.
+ Đi học đều, chuẩn bị bài đầy đủ theo dặn dò của thầy.
Dặn dò:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay; Ăn chín, uống sôi.
Gặp người lớn tuổi, thầy cô giáo phải chào hỏi, nói năng lễ phép.
Tổ trưởng
Ban giám hiệu
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Ngày: …………………..
Tổ trưởng
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Ngày: …………………..
Phó Hiệu trưởng
File đính kèm:
- G AN T 27 co CKTKN,MT,KNS,BD.DOC.doc