I. Mục tiêu:
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng, ca ngợi và tôn trọng tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Rèn kĩ năng sống cho HS.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ – bảng con.
34 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 26 Trường TH Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc nội dung và yêu cầu bài. Lớp đọc thầm.
+ Bài tập có mấy yêu cầu?
=> Xác định những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn. Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa.
+ Đoạn văn có mấy câu? GV yêu cầu HS dùng bút chì đánh dấu số thứ tự các câu.
- HS dùng bút chì gạch chân những từ ngữ lặp lại trong SGK.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của đoạn văn. 1 HS lên gạch các từ lặp lại.
- HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
=> GV chốt: từ lặp lại là từ Triệu Thị Trinh.
- HS suy nghĩ tìm từ đồng nghĩa, đại từ thay thế cho Triệu Thị Trinh.
- HS làm bài vào vở BT. Một số HS trình bày bài làm của mình. Lớp nhận xét, bổ sung.
=> GV chốt: (2) Người thiếu nữ họ Triệu thay cho Triệu Thị Trinh ở câu 1.
(3) Nàng bắn cũng rất giỏi….
(4) Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gẫm….
(6) người con gái vùng núi Quan Yên
(7) Tấm gương anh dũng của Bà sang mãi….
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ ?
* Bài tập dành cho HSKG:
Bài tập: Đoạn văn sau đây các câu được liên kết với nhau bằng cách nào?
“ Loài hoa nào cũng có vẻ đẹp và giá trị riêng. Bông bí cũng vậy, ngoài vẻ đẹp giản dị thì bông bí còn là một món ăn ngon. Các con nhớ phải biết ơn và kính trọng những người đã trồng ra chúng.
HS đọc bài, suy nghĩ làm bài.
HS sửa bài.
Đáp án: Vừ liên kết với nhau bởi cách thay thế từ ngữ vừa liên kết bởi cách lặp từ ngữ.
- Chuẩn bị: MRVT: Truyền thống.
- Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
Toán ( Tiết 131)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ - bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát.
Bài cũ: Vận tốc
- 1 HS lên bảng làm bài tập sau. Lớp làm bài vào nháp.
Bài tập: Một ô tô đi được quãng đường dài 151km hết 2 giờ rưỡi. Tính vận tốc của ô tô đó.
Giải
Vận tốc của ô tô đó là:
151 : 2,5 = 60,4 ( km/giờ)
Đáp số: 60,4 km/giờ
HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, ghi điểm.
+ Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: Luyện tập.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động 1: Củng cố cách tính vận tốc.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc bài toán. Lớp đọc thầm.
+ Để tính được vận tốc của con đà điểu ta phải làm như thế nào ?
+ HS nêu lại công thức tính vận tốc.
- Bài toán có mấy cách làm?
- HS trả lời. GV chốt.
* Cách 1: v = 5250 : 5 = 1050 m/phút; v = 1050 : 60 = 17,5 m/giây
* Cách 2: v = 5250 :( 5 x 60) = 17,5 m/giây
- GV yêu cầu HS làm theo cách 2.
- HS làm bài vào bảng con, sau đó trình bày lời giải.
Giải
Đổi 5 phút = 300 giây
Vận tốc của con đà điểu là:
5250 : 30 = 17,5 (m/giây)
Đáp số: 17,5 m/giây
Bài 2: HS đọc bài toán. Lớp đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu làm gì?
- HS nhắc lại công thức tính vận tốc.
- HS làm bài vào SGK. 1 HS làm bảng phụ.
- HS sửa bài.
s
130 km
147 km
210 m
1014 m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5 km / giờ
49 km / giờ
35 m / giây
78 m / phút
ð Công thức tính vận tốc: v = s : t
Hoạt động 2: Thực hành tính vận tốc.
* Mục tiêu: Vận dụng công thức tính vận tốc để giải toán.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đối tương: HSTB, HSY làm bài 3. HSKG làm bài 3 + 4.
Bài 3: HS đọc bài toán. Lớp đọc thầm.
GV yêu cầu 1 HS lên tóm tắt bài toán.
Tóm tắt:
Quãng đường AB: 25 km
Đi bộ: 5 km
Quãng đương đi ô tô: ?...km
Thời gian: 0,5 giờ
Vận tốc đi ô tô: ?...km/giờ
+ Đề bài cho biết những gì?
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Để tính được vận tốc của ô tô chúng ta phải biết những gì?
- Nửa giờ là bao nhiêu giờ ?
- Bài toán có mấy cách giải
* Cách 1: V = 20 : 0,5 = 40 km/giờ ;
* Cách 2: V = 20 : = 40 km/giờ
- Lớp làm vở. 1HS làm bảng phụ.
- HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS sửa bài, đổi vở soát bài.
Giải
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Vận tốc người đó đi bằng ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Bài 4: HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
+ Để tính được vận tốc của ca nô chúng ta làm thế nào?
+ Thời gian ca nô đi 30 km đã biết chưa ?
+ Thời gian ca nô có thể là 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ hoặc 75 phút
- HS làm bài vào nháp. 1HS làm bảng phụ.
* Cách 1: V = 30 : 1,25 = 24 km/giờ
* Cách 2: V = 30 : 75 = 0,4 km/phút
- HS trình bày bài làm trên bảng phụ. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS sửa bài.
Giải
Thời gian đi của ca nô là:
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
+ Nói vận tốc của ca nô là 24km / giờ nghĩa là như thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại công thức tính vận tốc.
- Chuẩn bị bài: Quãng đường.
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
********************************
Chiều : Ôn Luyện toán ( Tiết 77 )
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức tính vận tốc.
- Củng cố kiến thức về đổi đơn vị đo thể tích, diện tích.
- Củng cố kiến thức về tính S và chu vi của hình tròn.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về vận tốc, đổi đơn vị đo diện tích, thể tích.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải toán về vận tốc, đổi đơn vị đo diện tích, thể tích.
* Cách tiến hành:
Bài 1: ( Bài 3 SGK / 139 )
- HS đọc đề bài toán. Lớp đọc thầm.
- GV cho HS suy nghĩ theo nhóm đôi tìm cách giải bài toán.
- HS trình bày cách làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt và hướng dẫn HS muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây.
- HS làm nhanh bài toán ra nháp. HS trình bày bài làm.
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó:
400 : 80 = 5(m/giây)
ĐS: 5m/giây
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 45,6 dm2 = …..m2 7,3 km2 = ……ha. 4189mm2 = ……dm2 b. 8 m3 7 dm3 = …..m3 6,42dm2 = …. Lít 9 dm3 785 cm3 = ….cm3
- HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích, thể tích.
+ Hai đơn vị đo thể tích liên tiết nhau hơn ( kém ) nhau bao nhiêu lần?
+ Hai đơn vị đo diện tích liên tiếp nhau hơn ( kém ) nhau bao nhiêu lần ?
- HS làm bài vào nháp trong thời gian 2p.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên”
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về tính diện tích và chu vi của hình tròn.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tính diện tích và chu vi của hình tròn
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm bài theo đối tương: HSTB- HSY làm bài 3. HSKG làm bài 3, 4.
Bài 3: Tính chu vi và diện tích cũa hình tròn khi biết r = 3 cm.
- HS nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích hình tròn khi biết bán kinh.
Bài 4: Một hình tròn có chu vi là 18,84 cm. Hỏi hình tròn đó có diện tích bằng bao nhiêu?
Giải
Đường kính của hình tròn là:
18,84 : 3,14 : 2 =6 ( cm )
Bán kính của hình tròn :
6 : 2 = 3 ( cm )
Diện tích của hình tròn là:
3 x 3 x 3,14 = 28,26 ( cm2 )
Đáp số: 28,26 cm2
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
Ôn Luyện Tiếng việt ( Tiết 77 )
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ văn học cho HS.
- Củng cố kiến thức về liên kết các câu trong câu ghép.
- Củng cố kiến thức về phép liên kết câu.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ văn học cho HS.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ văn học cho HS.
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn đọc và trả lời lại 2 bài tập đọc đã học trong tuần: Nghĩa thầy trò và Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
* HSKG: Vì sao cụ giáo Chu lại mời học trò của mình đến thăm thầy cũ?
+ Trong bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân em thích nhất chi tiết nào? Vì sao ?
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về phép liên kết câu, cách nối các vế trong câu ghép.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phép liên kết câu, cách nối các vế trong câu ghép.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Gạch chân từ ngữ được lặp lại dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau và cho biết các câu được liên kết với nhau bằng cách nào?:
Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn trên bong hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
HS đọc yêu cầu và nội dung bài. Lớp đọc thầm.
HS làm bài vào bảng con. HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
Đáp án: Từ được lặp lại là từ “ thoắt cái ”. Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bởi phép lặp từ ngữ.
Bài 2: Chuyển các câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ.
Khi em đạt điểm cao. Cả nhà ai cũng vui.
Bạn Thành nhỏ nhất lớp. Bạn ấy rất khỏe.
Nhà quá nghèo. Thanh phải đi bán vé số giúp gia đình.
Trời qung mây tạnh. Ngày mai chúng mình đi bơi.
HS làm bài vào vở. HS sửa bài.
+ Cặp quan hệ từ em vừa dùng thể hiện mỗi quan hệ gì ?
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
*******************************
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I. Mục tiêu: Đánh giá công tác tuần 26
II. Nội dung:
Lớp trưởng nhắc lại phương hướng tuần, báo cáo công việc đã làm trong tuần như:
+ Chuyên cần, đi học trễ:
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3:
+ Học bài và làm bài:
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3:
+ Mất trật tự trong giờ học:
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3:
+ Nói tục chửi thề:
+ Trang phục, đầu tóc chưa gọn gàng đúng quy định:
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3:
+ Tuyên dương:
+ Phê bình:
+ Đề nghị: Phát huy những mặt tốt, khắc phục những vi phạm.
III. Phương hướng:
Tiếp tục củng cố và duy trì nề nếp lớp.
Chấn chỉnh việc truy bài đầu giờ.
Xếp hàng ra vào lớp. Thể dục giữa giờ đúng quy định.
Chất hành tốt nội quy của trường của lớp.
Củng cố và ôn luyện kiến thức về cách nối các vế câu ghép.
Củng cố kiến thức về MRVT: Công dân, truyền thống, An ninh.
Củng cố và ôn luyện kiến thức về tính S XQvà STP của hình HCN và hình LP.
Củng cố kiến thức về tính thể tích hình HCN, hình lập phương.
Củng cố kiến thức về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Củng cố kiến thức về cộng, trừ, nhân,chia STP.
File đính kèm:
- 26.doc