I– Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan.
- Có ý thức tự giác học tập, tự tin.
II- Chuẩn bị:
SGK. Bảng phụ, giấy khổ to.Vở làm bài.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 26 - Phạm Thị Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Kĩ thuật Tiết 25 LẮP XE BEN ( Tiết 3)
I.- Mục tiêu: HS cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II.- Chuẩn bị:
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSY nhắc lại ghi nhớ bài học trước
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
b) Giảng bài:
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe ben
a-Hướng dẫn HS chọn đúng, đủ các chi tiết .
b-Lắp từng bộ phận.
GV cho HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
+Lắp khung sàn xe và giá đỡ (hình 2 SGK) cần chú ý đến vị trí trên dưới của các thanh thẳng 3 lỗ,11 lỗ và thanh chữ U dài.
+Lắp (hình 3 SGK) chú ý thứ tự lắp như đã hướng dẫn
+Lắp hệ thống trục bánh xe sau,cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.
c-Lắp ráp xe ben(hình 1 SGK)
+HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK
+Kiểm tra sản phẩm:Kiểm tra mức nâng lên,hạ xuống của thùng xe.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III
-GV nhận xét,đánh giá chung.
-GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3) Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu ghi nhớ bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau:Lắp máy bay trục thăng.
-HS nêu
-Lắng nghe
HS chọn các chi tiết
-HS quan sát và lắp từng bộ phận
-HS lắp ráp xe
-Kiểm tra sản phẩm:Kiểm tra mức nâng lên,hạ xuống của thùng xe.
-HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm
HS nêu
HS chuẩn bị bộ lắp ghép
Chiều thứ hai
Toán: Thực hành ÔN NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I.Mục tiêu.
- Củng cố về cộng, trừ và nhân số đo thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) phút = ...giây.
A. 165 B. 185.
C. 275 D. 234
b) 4 giờ 25 phút 5 = ...giờ ... phút
A. 21 giờ 25 phút B. 21 giờ 5 phút
C. 22 giờ 25 phút D. 22 giờ 5 phút
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) giờ = ...phút ; 1giờ = ...phút
b) phút = ...giây; 2ngày = ...giờ
Bài tập3: Thứ ba hàng tuần Hà có 4 tiết ở lớp, mỗi tiết 40 phút. Hỏi thứ ba hàng tuần Hà học ở trường bao nhiêu thời gian?
Bài tập4: (HSKG)
Lan đi ngủ lúc 9 giờ 30 phút tối và dậy lúc 5 giờ 30 phút sáng. Hỏi mỗi đêm Lan ngủ bao nhiêu lâu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải :
a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào D
Lời giải:
a) giờ = 24 phút ; 1giờ = 105phút
b) phút = 50 giây; 2ngày = 54giờ
Lời giải:
Thứ ba hàng tuần Hà học ở trường số thời gian là: 40 phút 5 = 200 ( phút)
= 2 gờ 40 phút.
Đáp số: 2 gờ 40 phút.
Lời giải:
Thời gian Lan ngủ từ tối đến lúc nửa đêm là:
12 giờ - 9 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút.
Thời gian Lan ngủ mỗi đêm là:
2 giờ 30 phút + 5 giờ 30 phút = 7 giờ 60 phút
= 8 giờ.
Đáp số: 8 giờ.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư - chiều
Toán: Thực hành ÔN CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững cách tính số đo thời gian
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập, chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 2,8 phút 6 = ...phút ...giây.
A. 16 phút 8 giây B. 16 phút 48 giây
C. 16 phút 24 giây D. 16 phút 16 giây
b) 2 giờ 45 phút 8 : 2 = ...?
A. 10 giờ 20 phút B. 10 giờ 30 phút
C. 10 giờ D. 11 giờ
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
6 phút 43 giây 5.
4,2 giờ 4
92 giờ 18 phút : 6
31,5 phút : 6
Bài tập3:
Một người làm từ 8 giờ đến 11 giờ thì xong 6 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập4: (HSKG)
Trên một cây cầu, người ta ước tính trung bình cứ 50 giây thì có một ô tô chạy qua. Hỏi trong một ngày có bao nhiêu ô tô chạy qua cầu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải :
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào D
Đáp án:
33 phút 35 giây
16 giờ 48 phút
15 giờ 23 phút
5 phút 15 giây
Lời giải:
Thời gian nhười đó làm 6 sản phẩm là:
11 giờ - 8 giờ = 3 giờ = 180 phút
Trung bình người đó làm một sản phẩm hết số thời gian là: 180 phút : 6 = 30 phút.
Đáp số: 30 phút.
Lời giải:
1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
Trong 1 giờ có số giây là:
60 60 = 3600 (giây)
Trong 1 ngày có số giây là:
3600 24 = 86400 (giây)
Trong một ngày có số ô tô chạy qua cầu là:
86400 : 50 = 1728 (xe)
Đáp số: 1728xe.
- HS chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌCTiết 52 SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I – Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
_Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
_Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
_ Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây, hoa ở trường.
Có giảm tải: k yêu cầu tất cả hs sưu tầm hoa
II – Chuẩn bị:
Thông tin và hình trang 106,107 SGK .
_ Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ công trùng và nhờ gió . _ Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích . SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “
- Cơ quan sinh sản của loài thực vật là gì ?
- Cơ quan sinh dục đực, cái gọi là gì?
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài :
2 – Hướng dẫn :
a) Họat động 1 : - Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK .
GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 106 SGK &: chỉ vào hình 1 để nói với nhau về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt & quả .
GV theo dõi nhận xét
GV yêu cầu HS làm bài tập trang 156 SGK .
*GV kết luận HĐ1
b) Hoạt động 2 :.Trò chơi “Ghép chữ vào hình “
HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm .
GV hướng dẫn HS chơi .
* GV kết luận, nhận xét & khen ngợi nhóm nào làm nhanh & đúng
c) Hoạt động 3 : Thảo luận .
+ N.1 : Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió
+ N.2 : Bạn có nhận xét gì về màu sắc hặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng ?
*GV kết luận HĐ 3
IV – Củng cố,dặn dò :
- Dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm một số tranh ảnh hay vật thật về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng
- Nhận xét tiết học .
- HS trả lời,cả lớp nhận xét .
- HS nghe .
“ Sự sinh sản của thực vật có hoa
- HS nghe .
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV .
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp . Một số HS khác nhận xét, bổ sung .
- Đọc các thông tin và chọn câu trả lời đúng: 1-a ; 2-b ; 3-b ; 4-a ; 5-b .
- HS chơi theo hướng dẫn của GV
- Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình .
- Các nhóm thảo luận và trả lời .
+ N. : Hoa thụ phấn nhờ côn trùng: phượng, bưởi, chanh; hoa thụ phấn nhờ gió: các loại cây cỏ, lúa, ngô …
+ N.2: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng: thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mât ngọt..ôn trùng ;hoa thụ phấn nhờ gió: không có màu sắc đẹp cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật , chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió , nhờ côn trùng .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác góp ý bổ sung
- HS nghe .
- HS xem trước .
Tiếng việt: Thực hành - LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Truyền thống.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- Cho HS làm bài tập, lên chữa bài
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Nối từ truyền thống ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
A
B
Phong tục tập quán của tổ tiên, ông bà.
Truyền thống
Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người, nhiều địa phương khác nhau.
Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bài tập2:
Tìm những từ ngữ có tiếng “truyền”.
Bài tập 3 :
Gạch dưới các từ ngữ chỉ người và địa danh gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc :
“…Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”.
Theo Văn Lang
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ví dụ:
Truyền ngôi, truyền thống, truyền nghề, truyền bá, truyền hình, truyền thanh, truyền tin, truyền máu, truyền nhiễm, truyền đạt, truyền thụ,…
Bài làm:
“…Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”.
LUYỆN THÊM:
Hs làm bài tiết 2 vở thực hành
- HS chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- G A L 5 2 BUOITUAN 26 TUAN DL.doc