Môn: Toán, Tiết: 116
LUYỆN TẬP CHUNG.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống hoá, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
- Rèn tính cẩn thận, tự tin khi làm bài.
II- Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ kẻ bảng BT2, hình vẽ BT3 phóng to.
- HS: Vở bài tập toán 5.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 4
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
32 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ bảng như bài 2 trang 115 và tự làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét và kết luận.
-HS lập thành 2 đội chơi, các bạn ở dưới làm cổ động viên.
-HS tham gia trò chơi.
-HS làm bài cá nhân.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
3-Củng cố, Dặn dò:3’
GV tổng kết về nội dung Châu Á và Châu Âu, nhận xét tiết học.
Về nhà :HS ôn lại các kiến thức, kỹ năng đã học về Châu Á và Châu Âu, chuẩn bị cho bài Châu Phi.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 24 Môn:Khoa học,Tiết 48
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được 1 số biện pháp phòng tránh khi bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây.
-Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
-Tự giác các biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
II- Chuẩn bị:
-Cầu chì, hình và thông tin trang 98, 99 sgk. Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ :5’
- Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện?
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
9’
8’
HĐ1:Các biện pháp phòng tránh bị điện giật:
-GV cho HS làm việc theo nhóm: Các nhóm thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật. Cho HS liên hệ thực tế: khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
-Cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét , bổ sung: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ điện cũng có thể bị điện giật.
HĐ2: Thực hành:
-Cho HS thực hành theo nhóm: đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 sgk.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV cho HS quan sát 1 vài dụng cụ, thiết bị điện.
-GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu: khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa lại rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
HĐ3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện:
-Cho HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
-Gv cho HS trình bày, HS liên hệ với việc sử dụng điện ở gia đình.
-GV bổ sung, kết luận.
-HS thảo luận nhóm theo yc.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS thảo luận theo cặp và trả lời.
-HS liên hệ việc sử dụng điện ở gia đình.
-HS lắng nghe.
3-Củng cố, Dặn dò:3’
GV :Nhận xét tiết học
Về nhà :HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 24 Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2007
Môn: Toán,Tiết: 120
LUYỆN TẬP CHUNG.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Thực hành tính đúng thể tích, diện tích với số đo cho trước.
-Vận dụng công thức tính để giải quyết các tình huống thực tiễn đơn giản.
II- Chuẩn bị:
-Bảng phụ phấn màu.
-Vở bài tập toán 5.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 1’
- Kết hợp luyện tập.
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12’
12’
12’
Thực hành:
Bài 1:Gọi HS đọc đề bài.
a)-Hỏi: Bể cá có dạng hình gì? Kích thước là bao nhiêu?
Nhận xét về đơn vị đo của các kích thước.
-GV xác nhận: nên đưa về cùng đơn vị mét hoặc đề- xi- mét.
-Hỏi: diện tích kính dùng làm bể tương ứng với diện tích nào của hình hộp chữ nhật?
-Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
b)-Gọi 1 HS chữa bài.
-GV lưu ý HS về đơn vị trong kết quả.
c)-Bài yc gì? Bài cho biết gì?
-Yc HS làm bài vào vở.
-Yc HS nhận xét.
-GV đánh giá.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bàiû, tóm tắt.
- GV hỏi:nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương.
-Yc HS làm vào vở.
-Gọi 1 HS đọc kết quả làm bài, lớp đổi vở kiểm tra chéo.
-Cho HS nhận xét.
-GV đánh giá, cho điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, tóm tắtû.
-Yc HS tự làm bài.
-Yc HS trình bày.
-GV nhận xét
- HS đọc đề bài, tìm hiểu bài toán.
- -HS trả lời.
- -HS thực hiện theo yc.
- -HS chữa bài
-HS trả lời: tính thể tích nước trong bể, biết thể tích bể 300dm3
-
-HS nhận xét.
-HS đọc đề, tóm tắt.
-HS trả lời.
-HS làm bài.
-HS trình bày, lớp nhận xét.
-
- HS đọc đề, tóm tắt.
- HS tự làm bài.
-HS trình bày, lớp nhận xét.
3-Củng cố, Dặn dò :3’
GV :Nhận xét tiết học.
Về nhà :HS hoàn chỉnh các bài tập , chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 24 Môn: Tập làm văn, Tiết 48
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật- trình bày rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin.
-Có ý thức dùng từ đặt câu, trình bày bài đúng.
II- Chuẩn bị:
-Bút dạ và giấy khổ to cho HS làm bài.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 2’
- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết tập làm văn trước.
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20’
12’
HĐ1:Bài tập 1:
-GV cho HS đọc đề và giao việc :Các em đọc kĩ đề và chọn 1 trong 5 đề, lập dàn ý cho đề đã chọn.
-Cho HS lập dàn ý, GV phát giấy cho 5 HS làm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý trên bảng.
HĐ2:Bài tập 2:
-Cho HS đọc yc BT 2.
-GV giao việc:Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm, sau đó tập nói trước lớp.
- Cho HS làm bài, trình bày.
-GV nhận xét, khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa theo dàn ý.
-HS đọc 5 đề bài trong sgk.
-HS nói đề mình chọn.
- 1 HS đọc gợi ý trong sgk.
- 5 HS làm trên giấy lên dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
- HS tự sửa dàn ý của mình.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS tập nói theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên nói trước lớp theo dàn ý đã lập.
- Lớp nhận xét.
3-Củng cố, Dặn dò:3’
GV:+Nhận xét tiết học.
+Về nhà :Yc những HS viết dàn ý chưa đạt tự viết lại, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
Tuần24 Môn:Kĩ thuật, Tiết24
RỬA DỤNG CỤ NẤU VÀ ĂN UỐNG.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình.
II- Chuẩn bị:
-Một số bát đũa và dụng cụ, nước rửa bát. Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 4’- GV yêu cầu HS nêu cách bày dọn bữa ăn trong gia đình.
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7’
15’
6’
HĐ1: Mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống:
-Cho HS kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- HS đọc nội dung mục 1 sgk, nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát đũa sau bữa ăn.
-GV tóm tắt như mục1 sgk trang44.
HĐ2:Cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống:
-Cho HS nêu cách rửa dụng cụ nấu và ăn uống.
-Cho HS quan sát,đọc nội dung mục 2: So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong sgk.
- GV hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo sgk.
- GV hướng dẫn HS một số điểm lưu ý.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ sgk.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập:
-GV sử dụng câu hỏi, đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV nêu đáp án,HS đối chiếu,tự báo cáo. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS kể.
-HS đọc sgk và nêu.
-HS lắng nghe.
-HS nêu cách rửa dụng cụ nấu ăn.
-HS so sánh.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe.
- HS đọc.
-HS làm bài vào phiếu học tập.
-HS đối chiếu đáp án, kiểm tra , báo cáo kết quả.
3-Củng cố, Dặn dò :3’
GV : Cho HS nhắc lại cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Về nhà các em nhớ giúp gia đình rửa bát sau bữa ăn.
Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 24:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I- Mục tiêu:
Giúp HS:
- Đánh giá vịêc thực hiện nội quy, quy chế lớp học, đánh giá các hoạt độngvà kết quả học tập ở tuần 24. Lập kế hoạch hoạt động cho tuần 25.
- Nhận biết, tự đánh giá, rút kinh nghiệm.
-Nâng cao tinh thần phê và tự phê , biết đoàn kết thương yêu nhau.
II- Chuẩn bị:
- GV: tổng hợp ưu điểm và khuyết điểm của HS trong tuần 24, vạch kế hoạch tuần 25.
-Ban chỉ huy tổng kết kết quả theo dõi trong tuần.
- HS: tự nhận xét bản thân và tổ ,lớp.
III- Sinh hoạt:
1- Sơ kết tuần:
-Tổ trưởng nhận xét , đánh giá dựa trên kết quả theo dõi ở tổ.
-Lớp trưởng cho cả lớp nêu ý kiến, sau đó tổng hợp các ý kiến ,thông qua kết quả theo dõi của ban chỉ huy.
2-GV chủ nhiệm nhận xét tuần qua:
+ Về nề nếp:..
..
.
+Về học tập:.
..
.
- Tuyên dương các em:.
- Nhắc nhở các em:
- GV nêu kế hoạch tuần 25:..
.
..
3-Sinh hoạt văn nghệ ,trò chơi :
Lớp trưởng điều khiển
File đính kèm:
- tuaàn 24.doc