Giáo án Lớp 5 Tuần 24 Trường Tiểu học Sơn Lễ

Buổi sáng

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

I/ Mục tiêu:

 - Tìm được 3 phần (mở bài,thân bài,kết bài);tìm được các hình ảnh nhân hoá,so sánh trong bài văn(BT1).

 - Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu BT2.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật (Theo TViệt 4 tập 1 trang 145, 154).

- Một cái áo quân phục màu cỏ úa.

III/ Hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra bài cũ: (5p)

 - GV kiểm tra đoạn văn đã được viết lại sau tiết trả bài văn kể chuyện.

B/ Bài mới:(35p)

1/ GV giới thiệu bài:(2p)

- GV nêu mục tiêu tiết học.

 

doc36 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 24 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Các loại tội trạng mà người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục. - Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng? (Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (Phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người bà con anh em cũng xử vậy. - Tang chứng phải chắc chắn phải nhìn tận mắt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao, ... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị). GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình. - Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết? (Luật giáo dục, Luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, luật hôn nhân gia đình, ...) c) Đọc diễn cảm: - HS luyện đọc lại 3 đoạn của bài. - HS thi đọc diễn cảm đoạn: "Tội không hỏi mẹ cha .... cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội" - GV nhận xét. 3/ Cũng cố, dặn dò:(2p) - Một vài HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc. - GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ Toán 116. luyện tập chung I/ Mục tiêu: -Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đẫ học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp . -HS lmà được BT 1;bài 2 (cột 1). II/ Hoạt động dạy học:(33p) - GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương; đơn vị đo thể tích. Bài 1: Cũng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán. - HS giải bài toán và nêu kết quả, GV kết luận. Bài giải: Diện tích một mặt của hình lập phương là:2,5 x 2,5 = 6,25(cm2) Diện tích toàn phần hình lập phương là:6,25 x 6 = 37,5(cm2) Đáp số:S 1 mặt:6,25cm2.Stp:37,5cm2. Bài 2: Hệ thống và cũng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - HS làm bài và nêu kết quả, GV kết luận. *Bài 3: (Dành cho HS khá,giỏi). -Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật để giải toán. - HS đọc kĩ bài toán, quan sát hình vẽ, nêu hướng giải bài toán. - HS giải bài toán và nêu kết quả, GV kết luận. Bài giải: Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là : 9 x 6 x 5 = 270 (cm3) Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 4 x 4 x 4 = 64 (cm3) Thể tích phần gỗ còn lại là: 270 - 64 = 206 (cm3) Đáp số: 206 cm3. III/ Cũng cố, dặn dò:(3p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn luyện tập ở nhà. Kể chuyện kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I/ Mục tiêu: -Kể được một câu chuyện về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh làng xóm, phố phường. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hoàn chỉnh lời kể rõ ràng. Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết đề bài trong SGK. - Tranh, ảnh về bảo vệ an toàn giao thông, đuổi bắt cướp, phòng cháy, chữa cháy, ... III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ:(5p) - HS kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. B/ Bài mới:(33p) 1/ GV giới thiệu bài:(2p) - GV nêu mục tiêu tiết học. 2/ GVHDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:(10p) - Một HS đọc 3 đề bài: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học. - Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về chú Thành là một dân phòng ở xóm tôi. Tháng trước, chú đã có một hành động rất dũng cảm, xông vào đám cháy cứu được 2 em nhỏ/ Tôi muốn kể câu chuyện về chiến công của chú Dũng - Công an huyện Hương Sơn. Chú đã đuổi bắt tên cướp giật túi của mẹ tôi. Mẹ tôi rất khâm phục chú. - HS lập nhanh dàn ý câu chuyện. 3/ Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.(18p) - Kể chuyện trong nhóm: - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. - HS xung phong hoặc cử đại diện kể. - Mỗi HS kể chuyện xong đều nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đặt câu hỏi cho các bạn trả lời. 4/ Cũng cố, dặn dò:(3p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện Vì muôn dân, xem trước yêu cầu kể chuyện và tranh minh hoạ của câu chuyện. ___________________________________________________ Luyện địa lí Ôn tập I/Mục đích,yêu cầu. -Nhằm củng cố lại cho HS môt số kiến thức về châu á và châu Âu. II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(1p) 2/Hướng dẫn HS ôn tập.(32p) -Em hãy cho biết diện tích của châu ávà châu Âu? -Châu âu có khí hậu như thế nào?Châu Âu có khí hậu như thế nào? -Nêu địa hình của châu á,châu Âu? -Nêu các hoạt động kinh tế ở châu á và châu âu? -GV gọi HS đọc nội dung ghi nhớ của các bài học về châu á và châu Âu. 3/Củng cố-Dặn dò.(1p) -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ ___________________________________________________ Luyện tiếng Việt Luyện đọc: bài tuần 24 I/Mục đích,yêu cầu: -Nhằm giúp HS luyện đọc tốt hai bài tập đọc trong tuần 24.Hiểu nội dung của hai bài. II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu yêu cầu tiết luyện đọc.(2p) 2/Hướng dẫn HS luyện đọc.(30p) -Một HS nêu tên 2 bài tập đọc trong tuần 24. -GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc từng bài. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của từng bài.GV theo dõi sửa sai cho HS. -Luyện đọc theo cặp.Một số HS thi đọc diễn cảm-Trả lời nội dung của bài. -Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn đọc diễn cảm và hiểu bài nhất. 3/Củng cố-Dặn dò.(2p) -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ ___________________________________________________ Hoạt động tập thể Bài 4:Nguyên nhân gây tai nạn giao thông (T2) I/Mục đích,yêu cầu: -HS biết nguyên nhân đã gây tai nận giao thông(t1)và biết cách phòng tránh tai nạn giao thông. II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(3p) -Một số HS nêu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông-Cả lớp và GV nhận xét. 2/Hướng dẫn HS tìm cách phòng tránh tai nạn giao thông.(30p) -GV nêu câu hỏi: *Để phòng tránh tai nạn giao thông người tham gia giao thông cần phải làm gì? +Khi đi đường cần phải làm gì? (Tập trung). +Khi tham gia giao thông,mọi người phải như thế nào?(Chấp hành luật lệ giao thông). +Trước khi điều khiển phương tiện giao thông cần phải làm gì?(Kiểm tra điều kiện an toàn). -GV tổng kết lại các ý. -HS nêu lại:Khi tham gia giao thông cần có phương tiện tốt và chấp hành Luật Giao thông đường bộ. 3/Củng cố-Dặn dò.(2p) -GV nhận xét tiết học. Luyện tiếng Việt Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng I/Mục đích,yêu cầu: -Giúp HS biết xác định các vế câu và cặp từ hô ứng,điền các vế câu còn thiếu để thành câu ghép thông qua làm một số bài tập. II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(1p) 2/GV hướng dẫn HS làm bài tập.(35p) Bài 1:Xác định các vế câu,cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây: a)Mẹ bảo sao thì con làm vậy. b)Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập. c)Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu. d)Dân càng giàu thì nước càng mạnh. -HS làm bài và nêu kết quả. Bài 2:Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống: a)Nó(Vừa)...về đến nhà,bạn nó (đã)....gọi đi ngay. b)Gió (càng).to,con thuyền (càng)....lướt nhanh trên mặt biển. c)Tôi đi (đâu).nó cũng theo đi (đấy). d)Tôi nói (sao)..,nó cũng nói (vậy). Bài 3:Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau: a)Mưa càng lâu,.. b)Tôi chưa kịp nói gì, c)Nam vừa bước lên xe buýt,... d)Các bạn đi đâu thì. -Học sinh làm vào vở-Hai HS lên bảng làm.Cả lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. 3/Củng cố-Dặn dò.(2p) -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ Luyện toán Luyện tập chung I/Mục tiêu: -Nhằm giúp HS ôn lại các dạng toán hình đẫ học,vận dfụng để giải toán. II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(12p) -Gọi HS nêu lại các quy tắc và công thức về hình đã học. 2/Hướng dẫn HS luyện tập.(25p) Bài 1:Cho hình thang vuông ABCD có AB bằng 20cm,AD =30cm,DC = 40cm. Nối A với C được 2 hình tam giác ABC và ADC.Tính: a)Diện tích mỗi hình tam giác đó? b)Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABC và hình tam giác ADC. -GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. Toán 118. giới thiệu hình trụ, hình cầu. I/ Mục tiêu: - HS đọc thêm để nhận dạng được hình trụ, hình cầu. - HS đọc thêm để biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. II/ Đồ dùng dạy học: - Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau. - Một số đồ vật có dạng hình cầu. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu hình trụ:(7p) - GV đưa ra một vài hộp có dạng hình trụ và nêu các hộp này có dạng hình trụ. - GV giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ: có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh. Mặt đáy Mặt xung quanh Mặt đáy hình trụ Hai mặt đáy và mặt xung quanh của hình trụ -GV đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để HS nhận biết đúng về hình trụ. -HS đọc thêm mục 1 SGK. 2/ Giới thiệu hình cầu:(7p) - GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu: quả bóng chuyền, bóng bàn, ... - GV nêu: quả bóng chuyền, bóng bàn có dạng hình cầu. - GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu: quả trứng, bánh xe, ... -HS đọc thêm để hiểu hơn. 3/Hướng dẫn HS luyện tập thêm:(20p) Bài 1: Hình a, e là hình trụ. Bài 2: Quả bóng bàn, viên bi có dạng hình cầu. Bài 3: Tổ chức cho HS nêu một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. 4/ Cũng cố, dặn dò:(2p) -GV tổng kết giờ học. -GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 24.doc
Giáo án liên quan