Môn: Toán, Tiết: 101
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập và rèn kỹ năng tính diện tích các hình đã học.
-Vận dụng công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Rèn kỹ năng tính toán cẩn thận chính xác.
II- Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, phấn màu
- HS: Vở bài tập toán 5.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 4
- GV cho HS viết công thức tính diện tích 1 số hình đã học.
35 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 21 - Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át kể tên và nêu công dụng của một số chất đốt.
-Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
-Có ý thức sử dụng chất đốt tiết kiệm và an toàn .
II- Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. Hình và thông tin trang 86, 87sgk.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ :5’
- Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên, trong cuộc sống.
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
17’
HĐ1:Kể tên một số loại chất đốt
-GV đặt câu hỏi cho lớp thảo luận:
Kể tên một số loại chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn,chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí?
-GV nhận xét chốt lại.
HĐ2:Quan sát và thảo luận
1- Sử dụng các chất đốt rắn:
-GV cho HS làm việc theo nhóm:
+ Kể tên các loại chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
+Than đá được dùng trong những việc gì, than đá được khai thác ở đâu?
+ Ngoài than đá, bạn còn biết loại than nào khác?
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc
-GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác.
-GV kết luận.
2 Sử dụng các chất đốt lỏng
-GV cho HS làm việc theo nhóm:
+ Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết chúng thường được dùng để làm gì?
+Ở nước ta,dầu mỏ được khai thác ở đâu?
+ Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ vàtrả lời câu hỏi thực hành.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc
-GV cho HS trình bày
-GV kết luận.
-HS suy nghĩ và trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS quan sát, thảo luận nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
-HS trình bày một số ví dụ khác.
-HS quan sát, thảo luận nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
-HS lắng nghe
3-Củng cố, Dặn dò:3’
GV :Nhận xét tiết học
Về nhà :HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 21 Thứ sáu ngày tháng năm 2006
Môn: Toán,Tiết: 105
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình này.
- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải 1 số bài toán có liên quan.
- Rèn tính cẩn thận ,tự tin khi làm bài.
II- Chuẩn bị:
-Một số hình hộp chữ nhật, bảng phụ.
- Vở bài tập toán 5.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 5’
- Hình hộp chữ nhật gồm có mấy mặt, các mặt có đặc điểm gì? Hình hộp chữ nhật gồm có những kích thước nào?
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8’
8’
16’
1-Diện tích xung quanh:
-Cho HS quan sát các mô hình hình hộp chữ nhật, yc HS chỉ ra các mặt xung quanh.
-Yc HS khác nhận xét.
-GV nêu bài toán và gắn hình minh hoạ lên bảng (ví dụ sgk trang 109).
-Yc 1 HS tháo hình hộp chữ nhật, HS thảo luận nhóm tìm cách tính diện tích xung quanh của hình này.
-Cho 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp.
-Cho HS nêu cách tính.
-Yc HS đọc quy tắc ở sgk trang 109, gọi 2 HS nhắc lại.
2-Diện tích toàn phần:
GV giới thiệu và hỏi:
-Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật? Muốn tính diện tích toàn phần của hình này ta làm thế nào?
-Yc 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
-GV nhận xét chốt lại.
3-Thực hành:
Bài 1:Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1HS làm bảng phụ.
-Chữa bài:
+Gọi 1 HS nhận xét bài bạn.
+ HS chữa bài.
-Yc HS đọc quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (các kích thước phải đưa về cùng đơn vị đo).
Bài 2: Gọi HS đọc đề bàiû.
-Hỏi: Thùng tôn có đặc điểm gì?
Diện tích thùng tôn chính là diện tích của những mặt nào?
-Yc HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
-Chữa bài:
+Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn.
+HS chữa bài vào vở.
-GV nhận xét.
-HS quan sát, 1 HS lên chỉ các mặt xung quanh.
-HS nhận xét.
-HS quan sát.
-HS làm bài, nêu cách tính diện tích xung quanh.
-HS đọc, 2 HS nhắc lại.
-HS quan sát, trả lời.
- - HS làm bài,
- HS đọc bài làm của mình, lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS đọc yc đề bài.
-HS thực hiện theo yêu cầu..
-HS chữa bài.
-HS nêu quy tắc.
- HS đọc.
- -HS trả lời.
-
-HS làm bài.
- HS đọc bài làm của mình, lớp nhận xét.
3-Củng cố, Dặn dò :3’
GV :Nhận xét tiết học.
Về nhà :HS hoàn chỉnh các bài tập , chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 21 Môn: Tập làm văn, Tiết 42
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
-Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được 1 bài văn hay hơn.
-Có ý thức dùng từ đặt câu, trình bày bài đúng.
II- Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi 3 đề bài kiểm tra và 1 số lỗi chính tả HS mắc phải.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 5’
- GV cho 2 HS lần lượt đọc lại chương trình hoạt động đã làm trong tiết trước.
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
22’
HĐ1: Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS:
-GV đưa bảng phụ, cho HS đọc lại 3 đề bài của tiết kiểm tra trước.
-GV nhận xét chung về kết quả của cả lớp.
+Ưu: Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
+Khuyết: Một số bài bố cục chưa chặt chẽ, còn sai lỗi chính tả, còn dùng từ, đặt câu sai.
-GV thông báo điểm cho HS.
HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa bài:
+ GV đưa bảng phụ viết sẵn các loại lỗi HS mắc phải.
-GV trả bài cho HS.
-Cho HS chữa lỗi trên bảng phụ.
-GV nhận xét, chữa lại những lỗi HS viết sai.
-Cho HS đổi vở để sửa lỗi.
-GV theo dõi, nhắc nhở.
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho HS nghe rút kinh nghiệm.
-Cho HS chọn, viết lại 1 đoạn trong bài của mình cho hay hơn.
-GV chấm một số đoạn HS vừa viết.
-HS đọc đề bài.
-HS lắng nghe.
- HS nhậnvà xem lại bài, chú ý những lỗi mình mắc phải.
-HS tự chữa lỗivào nháp, một số HS lên bảng chữa.
-Lớp nhận xét phần chữa lỗi trên bảng.
-HS đổi vở để sửa lỗi.
-HS lắng nghe.
-HS tự chọn và viết lại 1 đoạn trong bài cho hay hơn.
-Một số HS đọc đoạn vừa viết.
3-Củng cố, Dặn dò:3’
GV:+Nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
+Về nhà :Yc những HS viết chưa đạt về nhà viết lại bài.
Rút kinh nghiệm
Tuần21 Môn:Kĩ thuật, Tiết21
LUỘC RAU
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II- Chuẩn bị:
- Rau muống hoặc một số loại rau khác.
- Bếp, rổ, chậu rửa, đũa nấu. Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 4’
- GV yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nội cơm điện.
2- Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
9’
9’
9’
HĐ1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau:
-Cho HS quan sát hình 1 sgk. Nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
-Cho HS nhắc lại cách sơ chế rau.
-HS quan sát hình 2, đọc nội dung 1b để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc
-Gọi HS lên thực hiện sơ chế rau.
-GV nhận xét, uốn nắn.
HĐ2: Tìm hiểu cách luộc rau:
-Cho HS đọc nội dung mục 2, quan sát hình 3 và nêu cách luộc rau.
-GV nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau. GV lưu ý HS một số điểm khi luộc.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập:
-GV sử dụng câu hỏi cuối bài đẻ đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV nêu đáp án, HS đối chiếu kết quả.
-Cho HS tự báo cáo kết quả. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
-HS quan sát và nêu các nguyên liệu, dụng cụ.
-HS nêu cách sơ chế rau.
-HS thực hiện.
-HS đọc, quan sát và nêu cách luộc rau.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài vào phiếu học tập.
-HS đối chiếu đáp án, kiểm tra bài làm, báo cáo kết quả.
3-Củng cố, Dặn dò :3’
GV : Cho HS nhắc lại cách luộc rau.
Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
TUẦN21
SINH HOẠT LỚP
I- Mục tiêu:
Giúp HS:
- Đánh giá vịêc thực hiện nội quy, quy chế lớp học, đánh giá các hoạt độngvà kết quả học tập ở tuần 21. Lập kế hoạch hoạt động cho tuần 22.
- Nhận biết, tự đánh giá, rút kinh nghiệm.
-Nâng cao tinh thần phê và tự phê , biết đoàn kết thương yêu nhau.
II- Chuẩn bị:
- GV: tổng hợp ưu điểm và khuyết điểm của HS trong tuần 21, vạch kế hoạch tuần 22.
- Ban chỉ huy tổng kết kết quả theo dõi trong tuần.
- HS: tự nhận xét bản thân và tổ ,lớp.
III- Sinh hoạt:
1- Sơ kết tuần:
-Tổ trưởng nhận xét , đánh giá dựa trên kết quả theo dõi ở tổ.
-Lớp trưởng cho cả lớp nêu ý kiến, sau đó tổng hợp các ý kiến ,thông qua kết quả theo dõi của ban chỉ huy.
2-GV chủ nhiệm nhận xét tuần qua:
+ Về nề nếp:..
..
.
+Về học tập:.
..
.
- Tuyên dương các em:.
- Nhắc nhở các em:
- GV nêu kế hoạch tuần 22:..
.
..
3-Sinh hoạt văn nghệ ,trò chơi :
Lớp trưởng điều khiển
File đính kèm:
- tuaàn 21.doc