Giáo án Lớp 5 Tuần 20 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Toán

 LUYỆN TẬP

Các hoạt động Hoạt động cụ thể

1 Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh

2 Bài mới:32’

Hoạt động 1:8’

Mục tiêu: Giúp học sinh

Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn

Củng cố kĩ năng nhân các số thập phân

Phương pháp:

Luyện tập thực hành Giới thiệu nội dung ôn tập

Bài 1:

HS tự làm bài, đổi vở kiểm tra thống nhất kết quả

a) r = 9 m

 C = 9 x 2 x 3.14 = 56.52 ( m )

b) r = 4.4dm

 C = 4.4 x 2 x 3.14 = 27.632 ( dm )

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 20 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ròn lớn: 1 x 1 x 3.14 = 3.14 ( m2 ) Diện tích thành giếng: 3.14 – 0.15386 = 2.98614 ( m2 ) Đáp số : 2.98614 m2 3 củng cố dăn dò : 3’ Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung Lịch sử: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ( 1945 - 1954 ) Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ :3’ -Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:12’ Mục tiêu : Giúp học sinh: Lập được bảng thống kê theo nội dung bài đã học. Phương pháp :Hoạt động nhóm Đồ dùng : SGK Giới thiệu nội dung ôn tập Lập bảng các sự kiện lịch sử têu biểu từ 1945 - 1954 - GV cho HS trình bày bảng thống kê đã lập lên bảng lớp. Cả lớp thống nhất chốt lại nội dung đúng. Thời gian Sự kiện lịch sử tiêu biểu Cuối năm 1945 đến năm 1946 Đẩy lùi "giặc đói, giặc dốt" 19-12-1946 TƯ Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến --- --- . Hoạt động 2:15’ Mục tiêu : Giúp học sinh - Củng cố được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945-1954 Phương pháp : Trò chơi Đồ dùng: Cây cảnh trong lớp, bông hoa giấy ghi sẵn câu hỏi. Trò chơi: Hái hoa dân chủ -GV tổ chức cho HS trò chơi Hái hoa dân chủ nhằm ôn lại kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945-1954. -GV phổ biến cách chơi , luật chơi -Câu hỏi của trò chơi: (22 câu) +Vì sao nói: Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc? +Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói, nạn dốt là giặc đói, giặc dốt ? +Bạn hãy cho biết câu nói: Không , thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" là của ai? Nói vào thời gian nào? +... 3. Củng cố dặn dò : 3’ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009 Toán LUYỆN TẬP CHUNG Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1 Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh 2 Bài mới:32’ Hoạt động 1:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải các bài toán có liên quan Củng cố kĩ năng nhân các số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Giới thiệu nội dung ôn tập Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập HS tự làm bài rồi chữa bài Chu vi hình tròn nhỏ 7 x 2 x 3.14 = 43.96 (c m ) Chu vi hình tròn lớn là : 10 x 2 x 3.14 = 62.8 (cm ) Độ dài sợi dây 62.8 + 43.96 = 106.76 (cm ) Đáp số : 106.76 c m Hoạt động 2:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải các bài toán có liên quan Củng cố kĩ năng nhân, chia các số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập HS tự làm bài rồi chữa bài Chu vi hình tròn nhỏ 60 x 2 x 3.14 = 376.8( cm ) Bán kính hình tròn lớn : 60 + 15 = 75 ( cm ) Chu vi hình tròn lớn là : 75 x 2 x 3.14 = 471 (c m ) Hình tròn lớn dài hơn hình tròn bé : 471 – 376.8 = 94.2 ( cm ) Đáp số : 94.2 c m Hoạt động 3:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Vận dụng công thức tính diện tích hình tròn và hình chữ nhật để giải các bài toán có liên quan Củng cố kĩ năng nhân, chia các số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài tập, phân tích bài toán HS tự làm bài rồi chữa bài Diện tích hai nữa hình tròn : 7 x 7 x 3.14 = 153.86 (cm2 ) Diện tích hình chữ nhật : 7 x 2 x 10 = 140 ( cm 2 ) Diện tích hình đó: 153.86 + 140 = 293.86 ( cm 2 ) Đáp số : 293.86 cm2 Hoạt động 4:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tròn và diện tích hình vuông Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài tập, phân tích bài toán HS tự làm bài rồi chữa bài Đáp án đúng : A 3 củng cố dăn dò : 3’ Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung Kĩ thuật: CHĂM SÓC GÀ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ + Nhà các em thường cho gà ăn vào thời gian nào? + Lượng thức ăn cho gà ăn hằng ngày ra sao? Cho gà uống nước vào lúc nào? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:15’ Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được mục đích và tác dụng của việc chăm sóc gà. Phương pháp : Thảo luận cặp Đồ dùng : SGK Giới thiệu nội dung bài học Tìm hiểu mục đích, tác dụng của chăm sóc gà. Bước 1: - Hai Hs ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là chăm sóc gà? + Người ta chăm sóc gà để là gì? + Chăm sóc gà có tác dụng gì? Bước 2: - Đại diện cặp lên trình bày kết quả thảo luận. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: - GV nhận xét, kết luận: + Khi nuôi gà ngoài việc cho ăn, uống chúng ta còn phải tiến hành một số việc khác như: sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gióTất cả những công việc đó gọi là chăm sóc gà. + Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khỏe mạnh, chóng lớn có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất nuôi gà. Hoạt động 2:12’ Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách chăm sóc gà. Phương pháp : Thảo luận nhóm 4 Đồ dùng : SGK, bảng nhóm Tìm hiểu cách chăm sóc gà. - Gv chia nhóm và giao việc cho từng nhóm. + Nhóm 1,2: Nêu tác dụng của việc sưởi ấm cho gà. + Nhóm 3,4: Ở gia đình em việc chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà được thực hiện như thế nào? Nhóm 5,6: Quan sát hình 2 trong SGK và cho biết những thức ăn nào dễ gây ngộ độc cho gà? - Các nhóm thảo luận rồi ghi vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm, chống nóng, chống rétkhông cho gà ăn thức ăn ôi thiu. 3. Củng cố dặn dò : 3’ - Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau Vệ sinh phòng bệnh cho gà Thứ năm ngày 5 tháng năm 2009 Toán GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1 Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh 2 Bài mới:32’ Hoạt động 1:15’ Mục tiêu: Giúp học sinh -làm quen với biểu đồ hình quạt -Bước đầu biết cách đọc,phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt Phương pháp: Quan sát, đàm thoại Giới thiệu nội dung bài học Giới thiệu biểu đồ hình quạt a)Ví dụ 1: HS quan sát biểu đồ ở ví dụ 1, thảo luận nhóm theo gợi ý: -Biểu đồ có dạng hình gì? -Biểu đồ được chia thành mấy phần? -Trên mỗi phần ghi số liệu gì? -Biểu đồ nói về điều gì? GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ Nhìn vào biểu đồ ta biết được điều gì ? b)Ví dụ 2: HS quan sát đọc phân tích ví dụ 2 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận Cả lớp nhận xét GV kết luận: Có 25% HS tham gia môn cầu lông Có 12.5% HS tham gia môn cờ vua Có 50% HS tham gia môn nhảy dây Có 12.5% HS tham gia môn bơi Số học sinh tham gia môn bơi là: 32 x 12.5 : 100 = 4 ( học sinh ) Hoạt động 2:17’ Mục tiêu: Giúp học sinh -làm quen với biểu đồ hình quạt -thực hành cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt Phương pháp: Luyện tập, thực hành Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt Bài 1: HS đọc phân tích biểu đồ theo từng bước: -Có 40% HS thích màu xanh -Số HS thích màu xanh là : 120 x 40 : 100 = 48 ( học sinh ) -Có 25% HS thích màu đỏ -Số HS thích màu đỏ là : 120 x 25 : 100 = 30 ( học sinh ) -Có 20% HS thích màu trắng -Số HS thích màu trắng là : 120 x 20 : 100 = 24 ( học sinh ) -Có 15% HS thích màu tím -Số HS thích màu tím là : 120 x 15 : 100 = 18 ( học sinh ) Bài 2 :tiến hành tương tự 3 củng cố dăn dò : 3’ Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung Khoa học: NĂNG LƯỢNG Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ - So sánh sự khác nhau giữa biến đổi lí học và biến đổi hóa học. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1: 12’ Mục tiêu: Giúp HS biết làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ ...nhờ được cung cấp năng lượng. Phương pháp: thảo luận nhóm 6 Đồ dùng: ô tô đồ chơi, thước, nến Giới thiệu nội dung bài học Thí nghiệm Bước 1: Hs làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Nhóm 1: Làm thí nghiệm đưa cây thước lên cao. Nhóm 2: Làm thí nghiệm thắp cây nến. Nhóm 3: Làm thí nghiệm cho chiếc xe ôtô đồ chơi chạy. Hiện tượng quan sát được là gì? Vật bị biến đổi như thế nào? Nhờ đâu có sự biến đổi đó? Bước 2: - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: +Khi dùng tay nhấc cái thước, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cho thước dịch chuyển lên cao. +Khi thắp ngọn nến, nến tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và tỏa nhiệt. ............. Hoạt động 2: 15’ Mục tiêu: Giúp HS + Nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. Phương pháp: Thảo luận nhóm 4, trực quan. Đồ dùng: SGK, bảng nhóm. Quan sát và thảo luận: Bước 1: - Các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ và nêu thêm một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó và ghi vào bảng nhóm. Hoạt động Năng lượng Bước 2: - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Sinh hoạt: - ĐỘI Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Đánh giá hoạt động tuần 20 Ưu điểm: - Ở lớp hầu hết các em tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi. - Đã khắc phục được tình trạng ăn quà vặt trong trường. - Công tác phụ trách lớp nhi đồng 2A đang thực hiện tốt. Tuyên dương các ban: Thu ,Vi đã có thành tích học tập tốt trong tuần qua. Khuyết điểm: - Do thời tiết không thuân lợi nên công tác vệ sinh chưa tốt. - Đồng phục chưa đều. - Tình trạng đi học muộn và nghỉ học còn xảy ra. - Một số bạn về nhà chưa làm và học bài như: Loan, Khắc Hà, Trâm 2. Kế hoạch tuần 21 -Duy trì ổn định nền nếp lớp -Chỉnh đốn sách vở và đồ dùng học tập . - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Khắc phục tình trạng đi học muộn và không có lí do. - Tổ chức tốt phong trào học và làm theo báo đội.

File đính kèm:

  • docTUN20~1.doc
Giáo án liên quan