Giáo án Lớp 5 Tuần 2 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Tiết 1: Toán

ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ

 I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố các kĩ năng cộng trừ hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm toán.

 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 1. Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số

- GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số có mẫu số khác nhau.

- Chẳng hạn, GV nêu các ví dụ: rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.

Chú ý: GV nên giúp HS tự nêu nhận xét chung về cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số. Chẳng hạn, có thể nêu ở trên bảng như sau:

 

doc20 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 2 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Học sinh báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh, đúng thành thạo đẹp các động tác quay. - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức ” đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, an toàn. - 1 chiếc còi; 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Học sinh tập hợp lớp, điểm số báo cáo. - Giáo viên phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục. - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát bài hát “.....................................”. Hoạt động 2:. Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Giáo viên điều khiển lớp tập có sửa chữa những sai sót của học sinh(1-2 lần). - Tổ trưởng điều khiển tổ tập 3-4 lần. Giáo viên quan sát nhận xét sửa chữa. - Các tổ thi đua trình di ễn: Giáo viên cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương thi đua, giữa các tổ 2 lần. - Cả lớp cùng tập do cán sự lớp điều khiển: 2 lần. Hoạt động 3 : Trò chơi vận động: “ Chạy tiếp sức ”.8-10 phút - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình hàng dọc. - Giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cả lớp chơi thử 2 lần. - Cả lớp thi đua chơi 2,3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút. - Các tổ học sinh đi nối nhau thành 1 vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ đứng quay mặt vào tâm vòng tròn. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. *************************** Tiết 2:Toán HỖN SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết về hỗn số. - Biết đọc, viết hỗn số. Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số. - Giáo dục học sinh chăm học toán. II. Đồ dùng dạy học - Các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về hỗn số. - GV vẽ lại hình vẽ của SGK lên bảng (hoặc gắn 2 hình tròn và hình tròn lên bảng, ghi các số, phân số như SGK) rồi cho HS tự nêu, chẳng hạn, ở trên bảng có bao nhiêu cái bánh (hoặc có bao nhiêu hình tròn) (?). Sau khi HS đã nêu các câu trả lời, GV giúp HS tự nêu được, chẳng hạn: Có 2 cái bánh và cái bánh, ta viết gọn lại thành 2; có 2 và hay 2 + ta viết thành 2; 2 gọi là hỗn số (cho vài HS nêu lại). - GV chỉ vào 2 giới thiệu, chẳng hạn: 2 đọc là hai và ba phần tư (cho vài HS nhắc lại). - GV chỉ vào từng phần của hỗn số để giới thiệu tiếp: hỗn số 2 có phần nguyên là 2, phần phân số là , phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị (cho vài HS nhắc lại). - GV hướng dẫn HS cách đọc và viết hỗn số: đọc hoặc viết phần nguyên đọc hoặc viết phần phân số. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: HS nhìn hình vẽ, tự nêu các hỗn số và cách đọc (theo mẫu). Khi chữa bài nên cho HS nhìn vào hỗn số, đọc nhiều lần cho quen. Bài 2: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Nên vẽ lại hình trong Vở bài tập lên bảng để cả lớp cùng chữa bài (gọi HS lên điền hỗn số thích hợp vào ô trống). - Cho HS đọc các phân số, các hỗn số trên trục số. Nếu còn thời gian và nếu thấy cần thiết, GV nên xoá một hoặc một vài phân số, hỗn số ở các vạch trên trục số, gọi HS lên bảng viết lại rồi đọc. IV.Nhận xét, dặn dò. - Nhận xét chung giờ học. - Về làm bài tập trong VBT ***************************** Tiết 3 Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I - Mục tiêu 1. Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (rừng trưa, Chiều tối). 2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. II- Đồ dùng dạy - học - VBT Tiếng Việt 5, tập một .Tranh, ảnh rừng tràm (nếu có) - Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát một buổi trong ngày. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - HS trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày đã cho về nhà ở tiết TLV trước. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập ( 30 phút ) Bài tập 1: - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT 1 (mỗi em đọc một bài văn) - GV giới thiệu tranh, ảnh rừng tràm (nếu có) - HS cả lớp đọc thầm 2 bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Các em có thể thích những hình ảnh khác nhau. GV tôn trọng ý kiến của HS; đặc biệt khen ngợi những HS tìm được những hình ảnh đẹp và giải thích lí do vì sao mình thích hình ảnh đó (yêu cầu không bắt buộc). Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT. - GV nhắc HS: mở bài, hoặc Kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài. - Một, hai HS làm mẫu: đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn. - HS cả lớp viết bài vào VBT. - Nhiều HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm một số bài, đánh giá cao những bài viết sáng tạo, có ý riêng, không sáo rỗng. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 5 phút ) - GV nhận xét tiết học, Cả lớp bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học. - Yêu cầu HS về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị làm BT 2 trong tiết TLV tuần 3 - lập và trình bày dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. Lưu ý HS: Các em đã nhiều lần gặp cơn mưa (mưa rào, mưa phùn, mưa ngâu, mưa gió dữ dội những ngày có bão) Vì đã có nhiều ấn tượng về mưa nên những ngày tới nếu không có mưa, các em có thể nhớ lại và ghi chép những gì đã thấy về một cơn mưa. **************************** Tiết 4: Hát HỌC HÁT: REO VANG BÌNH MINH I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. Ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.Tìm hiểu qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diển đạt của bài hát. - Giáo dục hs yêu âm nhạc. II. Chuẩn bị: - Băng nhạc, tranh ảnh minh hoạ cảnh buổi sáng. - Tư liệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. III. Lên lớp: 1. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động: Hoạt động1: Giới thiệu về tác giả Lưu Hữu Phước (sgv) Hoạt động 2:Học hát bài: Reo vang bình minh. - Giáo viên hát mẫu sau đó cho hs nghe băng đĩa. - Đọc lời ca. - Dạy hát từng câu. Phân chia câu hát để lấy hơi đúng chỗ. Hoạt động 3: - Cho h.s hát kết hợp vỗ tay theo nhịp1 lần. - Vận động theo nhạc: + Lần 1 giáo viên làm mẫu: Tư thế đứng, hai tay chống ngang hông, nghiêng đầu sang trái rồi sang phải, có lúc cầm tay nhau vung nhẹ ra phía trước và phía sau, nhún chân.... + Học sinh vận đông theo các động tác của giáo viên vừ hướng dẫn. 3. Phần kết thúc: - Hs hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát. - Cho hs nêu nội dung bài hát: Vẻ đẹp của thiên nhiên vào buổi sáng. - Giáo viên hỏi: Em biết những bài hát nào về phong cảnh buổi sáng hoặc về thiên nhiên nói chung? - Minh hoạ một vài câu trong các bài đó. - Nhận xét giờ học , - Dặn dò hs về nhà ôn lại bài hát. ***************************** Tiết 5:Khoa học CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận biết: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. - Giáo dục học sinh thích tìm hiểu khoa học II- Đồ dùng dạy – học -Hình trang 10, SGK. III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi hs lên bảng trả lời: 1. Bạn là con trai hay con gái? 2. Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? 3. Nêu những đặc điểm hoạc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ? - Nhận xét ghi điểm. Hoạt động 2: Sự sống của con người được hình thành từ đâu? Bước 1: - GV đặt câu hỏi cả lớp nhớ lại bài học trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ: 1. Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính mỗi người? a) Cơ quan tiêu hoá b) Cơ quan hô hấp c) Cơ quan tuần hoàn d) Cơ quan sinh dục 2. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? a) Tạo ra trứng b) Tạo ra tinh trùng. 3. Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? a) Tạo ra trứng b) Tạo ra tinh trùng. Bước 2: GV giảng: - Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh. - Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. - Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào. - GV gọi một số HS trình bày. Dưới đây là đáp án: Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Bước 2: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.(Hoạt động theo nhóm đôi) - GV gọi một số HS lên trình bày. Dưới đây là đáp án: Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chình Hình 3: Thai được 8 tuàn, đã có hình dạng của đầu, mình, tay chân nhưng chưa hoàn thiện. Hình 4: Thai được 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, minh, tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể. Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng. Giáo viên kết luận. Hoạt động 3: Củng cố - Học sinh 3 tổ thi đua trả lời các câu mhỏi củng cố nội dung bài. 1. Sự thụ tin là gì? 2. Sự sống bắt đầu từ đâu? 3. Giai đoạn nào nhìn thấy mắt, mũi, miệng, tay, chân? 4. Giai đoạn nào nhìn thấy đầy đủ các bộ phận? - Giáo viên nhận xét kết quả nắm nội dung bài của cả lớp. IV. Nhận xét, dặn dò - Nhận xét chung giờ học - Dặn dò hs về nhà ôn lại nội dung bài, chuẩn bị bài sau: Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ? *****************************

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 2(4).doc
Giáo án liên quan