Giáo án Lớp 5 Tuần 19 Trường Tiểu học Gio An

A. MỤC TIÊU:

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch. Cụ thể :

+ Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

+ Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

* HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).

- Hiểu: + Các từ ngữ: anh Thành, Phắc – tuya, đốc học.

 + Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch : Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

- GDHS kính yêu Bác Hồ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa, bảng phụ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 19 Trường Tiểu học Gio An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - Gọi một HS nhắc lại 2 nội dung ghi nhớ ở bài trước. II. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu CT tính chu vi hình tròn. - GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn (như SGK). Chu vi hình tròn là tính xung quanh hình tròn. Nếu biết đường kính: + C = d ´ 3,14 Nếu biết bán kính: + C = r ´ 2 ´ 3,14 - Yêu cầu học sinh vận dụng và tính chu vi hình tròn có d = 6 cm và r = 5 cm. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Thực hành. Bài 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d. a. d = 0,6 cm; b. d = 2,5 dm; c. d = m - GV nhận xét chốt lại. Bài 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính r : (Thực hiện tương tự bài tập 1). GV nhận xét ghi điểm Bài 3: - Gọi 1HS đọc đề toán. - GV phân tích và yêu cầu HS làm vào vở. - GV chấm chữa. 4.Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu 1HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. - Về xem bài: Luyện tập. - Một HS nêu - HS lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại. - HS tính và nêu: C = 6 x 3,14 = 18,84cm C = 5 x 2 x 3,14 = 31,4cm - HS đọc đề bài. - HS tự tính và nêu kết quả: a. C = 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm) b. C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (cm) c. x 3,14 =2,512 (cm) - Cả lớp nhận xét. - HS đọc đề. - Cả lớp giải vào vở, 1HS làm bảng lớp. - Cả lớp nhận xét. Bài giải Chu vi của bánh xe đó là: 0,75 x 3,14 = 2,355 (m) Đáp số: 2,355m - HS nhắc lại. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI. (Dựng đoạn kết bài.) A. MỤC TIÊU: - Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài. - Nhận biết được hai kiểu kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1). + Viết được hai kiểu mở bài theo yêu cầu của BT2. - Giáo dục HS luôn yêu quý mọi người xung quanh. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết kiến thức về hai kiểu kết bài. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: - Yêu cầu 2JS đọc đoạn mở bài đã viết ở bài tập 2 tiết trước. - GV nhận xét,ghi điểm. II. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Đọc 2 đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở 2đoạn này có gì khác nhau: - GV hướng dẫn HS nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài trong SGK. + Trong 2 đoạn kết bài thì kết bài nào là kết bài không mở rộng ? + Kết bài nào là kết bài mở rộng. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng: + Đoạn a: Kết bài theo kiểu không mở rộng, ngắn gọn, tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. + Đoạn b: Kết bài theo kiểu mở rộng, sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, rồi bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội. Bài 2: Viết hai đoạn kết bài theo hai cách cho một trong 4 đề văn ở tiết trước. -Yêu cầu HS đọc lại 4 đề bài tập làm văn ở bài tập 2 tiết “luyện tập dựng đoạn mở bài trong bài văn tả người”. - GV giúp HS hiều đúng yêu cầu đề bài. - Mỗi em hãy chọn cho mình đề bài tả người trong 4 đề bài đã cho? - Yêu cầu các em chọn đề tài, rồi viết kết bài, rồi viết kết bài không mở rộng và kết bài theo kiểu mở rộng. - GV nhận xét, sửa chữa, ghi điểm một số em. 3.Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại bài và nhắc HS nên viết kết bài theo kiểu mở rộng. - Nhắc những em viết chưa đạt về viết lại bài. - 2 HS đọc. - 2HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - 4 HS lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài. - HS tiếp nối nhau đọc đề bài mình chọn tả. - Cả lớp làm bài. - Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài. - Cả lớp nhận xét, bình chọn người viết kết bài hay nhất. - HS lắng nghe. HĐTT: SINH HOẠT LỚP 1. Lớp trưởng đọc bản nhận xét, đánh giá hoạt động của tập thể lớp trong tuần qua. 2. Ý kiến của các thành viên. 3. Ý kiến của GV chủ nhiệm. 4. Kế hoạch tuần 20. - Thi đua học tốt mừng Đảng, mừng Xân. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Duy trì tốt các nề nếp đã có. Không chơi các trò chơi nguy hiểm như đốt pháo, bắn súng,... - Học bài trước khi đến lớp. - Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập. - Duy trì nhóm học tốt, đôi bạn cùng tiến. - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường,lớp. - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. - Tham gia hoạt động giữa giờ nhanh, đều, đẹp, tích cực. a & b KĨ THUẬT: NUÔI DƯỠNG GÀ. A. MỤC TIÊU: - HS nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. - Biết cách cho gà ăn, uống. - Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà. B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu đánh giá kết quả học tập. C.CÁC HĐ DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: ? Nêu tên một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà? ? Nêu tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm? II.BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Giảng bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. - GV nêu: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng. - GV nêu câu hỏi, HS thảo luận nhóm. ? Ở gia đình em cho gà ăn những thức ăn gì? ? Ăn vào lúc nào? ? Lượng thức ăn cho gà ăn hằng ngày ra sao? Cho gà uống nước vào lúc nào? - GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 SGK. ? Em hãy nêu mục đích và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà? - GV nhận xét, tóm tắt hoạt động 1. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống. a.Cách cho gà ăn: - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK. ? Em hãy nêu cách cho gà ăn qua từng thời kì sinh trưởng. + GV tóm tắt. b. Cách cho gà uống: ? Nêu vai trò của nước đối với động vật? GV nhận xét và giải thích thêm: Nước là một trong những thành - 2 HS nêu. - HS thảo luận và trả lời. - HS đọc. + Giúp gà chống lớn và phát triển nhanh, chóng được các bệnh,... - 2HS đọc mục 2. - HS trả lời. + Giúp cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống. - GV yêu cầu HS đọc mục 2 b và trả lời: ? Em hãy nêu cách cho gà uống? - GV nhận xét và nêu tóm tắt cách cho gà uống. - GV kết luận hoạt động 2. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - GV phát phiếu bài tập cho HS. - GV nêu đáp án của bài tập. - GV nhận xét kết quả học tập của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. - Chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. - HS làm bài. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. - HS lắng nghe. Khoa học: DUNG DỊCH. A.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Kể tên một số dung dịch. - Tạo ra một một dung dịch. - Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch. - Hứng thú với môn học. B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li thuỷ tinh,thìa nhỏ có cán. C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I.KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Hỗn hợp là gì? Kể tên một số hỗn hợp mà em biết? II.BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Giảng bài: Hoạt động 1: Thực hành: Tạo ra một dung dịch. *Mục tiêu: - Giúp HS biết cách tạo ra một dung dịch. - Kể được tên một số dung dịch. *Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm làm viẹc theo hướng dẫn ở SGK. + Tạo ra được một dung dịch đường và TL: ? Để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện gì? ? Dung dịch là gì? ? Kể tên một số dung dịch mà bạn biết? - GV nhận xét, chốt lại. + Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng chất kia hoà tan trong chất lỏng. + Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó. VD:Nước chấm, rượu hoa quả. Hoạt động 2: Thực hành: *Mục tiêu: HS nêu được các cách tách các chất trong dung dịch. *Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành, thảo luận và đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm. - Kết luận: +Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. +Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác. 3.Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn. - Về học bài, tập pha dung dịch. - 1Hs trả lời. - Các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét. -Nhóm trưởng điều khiển thực hành như ở SGK. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả- Lớp nhận xét. - HS chơi. ĐẠO ĐỨC: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1). A. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: - Mọi người cần phải yêu quê hương. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng của mình để góp phần xây dựng quê hương. * HS khá, giỏi: biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia xây dựng quê hương. + Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương). + KN tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương). - Yêu quý, tôn trọng những truyền trống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm phù hợp góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Phiếu học tập. C. CÁC HĐ DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: - GV đánh giá kết quả học tập ở HKI. II. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Giảng bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện:Cây đa làng em. *Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương. *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc truyện Cây đa làng em và thảo luận các câu hỏi ở SGK. - GV nhận xét, kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh.Viẹc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà. Hoạt động 2: Làm bài tập 1/SGK. *Mục tiêu: HS nêu dược những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương. *Cách tiến hành: - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - GV nhận xét, chốt lại: + Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương. - Gọi 2HS đọc ghi nhớ ở SGK. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. *Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương. *Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý: + Quê bạn ở đâu? + Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương? + Để thể hiện tình yêu quê hương chúng ta cần làm gì nữa? - Cả lớp cùng GV nhận xét, khen ngợi. *Hoạt động tiếp nối: - GV nhắc nhở HS thực hiện theo bài học. - Chuẩn bị cá bài thơ, bài hát nói về chủ đề trên . - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm theo KT “Khăn trải bàn”. - Đại diện các nhóm báo cáo nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài tập. - Một số HS trình bày. - 2HS đọc. - HS thực hiện kĩ thuật “các mảnh ghép”. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn cho quê hương ngày càng sạch đẹp. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • doctuan 19.doc
Giáo án liên quan