1. Kiến thức: Hiểu nội dung trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.
2. Kỹ năng: Đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.
3. Thái độ: Thể hiện thái độ kính yêu Bác.
34 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 19 - Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tô có đường kính là: 0,75m. Tính chu vi của bánh xe đó?
- Bánh xe ô tô có hình tròn.
- Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là: 0,75m
- HS làm bài theo yêu cầu của GV
Bài giải:
Chu vi của bánh xe là:
0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
Đáp số: 2,355 m
4. Củng cố
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
5, Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tập làm văn:
Luyện tập tả người
( Dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK.
- Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo các kiểu đã học.
3. Thái độ:
- Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc đoạn mở bài của BT2 (tiết TLV trước)
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hỏi:
+ Kết bài a và b nói lên điều gì?
+ Kết bài nào có thêm lời bình luận?
+ Mỗi bài tương ứng với kiểu kết luận nào?
+ Hai cách kết bài này có gì khác nhau?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Thế nào là kết bài không mở rộng?
+ Thế nào là kết bài mở rộng?
- Nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hỏi:
+ Em chọn đề bài nào?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về người đó?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS: Em đọc lại phần mở bài đã viết ở tiết trước để tránh lặp từ, lặp ý. Khi viết cố gắng thể hiện rõ tình cảm của mình, sự trân trọng của mình với người đó.
- Gọi 2 HS làm bài vào bảng phụ gắn lên bảng, đọc các đoạn kết bài. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
Bài 1(14):
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Kiểu kết bài a: nói lên tình cảm của bạn nhỏ với bà.
+ Kiểu kết bài b: nói lên tình cảm của bác nông dân và công sức lao đọng của bác
+ Kiểu kết bài b: bình luận thêm về vai trò của người nông dân với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người.
+ Đoạn a là kết bài tự nhiên; đoạn b b là kết bài mở rộng.
+ Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vài trò của người nông dân.
+ Kết bài không mở rộng là nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng là từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
- Lắng nghe.
Bài 2(14):
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ:
+ Đề 1 / b / c /…
+ Yêu quý / kính trọng / thân thiết /…
+ Phát biểu suy nghĩ của mình.
- 2 HS viết vào bảng nhóm. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đọc bài và nhận xét bài của bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn kết bài của mình.
Ví dụ:
Đề a: Những năm tháng vất vả còn hằn sâu trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của ông. Tuổi trẻ ông tham gia chiến đấu vì dân, tuổi già ông lao động vì niềm vui với con cháu. Mỗi lần ăn quả ổi ngọt lịm, ngắm bông hoa ngọc lan bán ở ven đường tôi lại nhớ ông.
Đề b: Tôi và Hoàng rất thân nhau. Có bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng chia sẻ cùng nhau. Nhiều lúc, tôi thầm nghĩ: "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn". Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn tốt như tôi có Hoàng.
3. Củng cố
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học.
4, Dặn dò:
- Dặn học sinh hoàn chỉnh BT2
Luyện từ và câu:
Cách nối các vế câu ghép
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép: Nối bằng quan hệ từ và nối trực tiếp.
2. Kỹ năng:
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép, biết đặt câu ghép.
- Viết được đoạn văn có sử dụng câu ghép.
3. Thái độ:
- Tích cực học tập
II. Chuẩn bị:
1. Học sinh: Vở bài tập.
2. Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu 1 của phần: Nhận xét.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu mục: Ghi nhớ của bài: Câu ghép.
- Lấy ví dụ về câu ghép.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Nhận xét:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gợi ý HS dùng gạch chéo (/) xác định từng vế câu, khoanh tròn vào từ ngữ hoặc dấu câu là ranh giới giữa các vế câu.
- Hỏi:
+ Mỗi câu ghép trên có mấy vế câu? Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc dấu câu nào?
- 2HS lên bảng.
I. Nhận xét:
Bài 1, 2(12):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Câu a gồm 2 câu ghép. Mỗi câu ghép có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu của câu 1 được đánh dấu bằng từ thì, câu 2 được đánh dấu bằng dấu phẩy.
+ Câu b: có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu được đánh dấu bằng dấu hai chấm.
+ Câu c: có 3 vế câu. Ranh giới giữa 3 vế câu được đánh dấu bằng các dấu chấm phẩy.
Đáp án:
a) Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, / trong khi đó đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.
b) cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: / hôm nay tôi đi học.
c) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre; / đây là mái đình cong cong; / kia nữa là sân phơi.
+ Theo em có những cách nào để ghép các vế trong câu ghép?
+ Các vế câu ghép được nối với nhau bằng từ nối hoặc các dấu câu.
- Kết luận: Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép. Nối bằng từ có tác dụng nối như: thì, là, và, hay, hoặc…; nối trực tiếp là nối các vế câu trong câu ghép bằng các dấu câu: dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu hai chấm.
c. Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về câu ghép có sử dụng cách nối giữa các vế câu.
d. Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gợi ý HS: Tìm CN, VN để xác định từng vế trong từng câu. Căn cứ vào số lượng các vế câu để xác định câu ghép và tìm xem các vế câu được nối với nhau bằng cách nào.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
II. Ghi nhớ:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- 3 HS đọc câu mình đặt. Ví dụ:
+ Em đi học còn mẹ em đi làm.
+ Trời nổi gió, lá vàng bay xào xạc
+ Tôi nhìn thấy 1 con sâu to, tôi rùng mình sợ hãi…
III. Luyện tâp:
Bài 1(13):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét.
- Chữa bài (nếu sai).
Các câu ghép và vế câu
Cách nối các vế câu
+ Đoạn a có 1 câu ghép, với 4 vế câu:
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng (2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thành…to lớn, / nó lướt qua…khó khăn, / nó nhấn chìm…lũ cướp nước
+ 4 vế câu nối trực tiếp với nhau, giữa các vế câu có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu)
+ Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu:
Nó nghiến răng ken két, / nó cưỡng lại anh, / nó không chịu khuất phục.
+ 3 vế câu nối trực tiếp với nhau, giữa các vế câu có dấu phẩy.
+ Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu:
Chiếc lá thoáng tròng trành, / chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng / rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
+ Vế 1 và 2 nối trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Người em tả là ai?
+ Em tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS: Đoạn văn chỉ có 3 đến 5 câu nên em chỉ chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu nhất. Dùng bút chì gạch chân dưới câu ghép có trong đoạn văn của mình.
- Gọi 2 HS gắn bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa về cách dùng từ, đặt câu cho từng HS.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình và chỉ ra đâu là câu ghép.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
Bài 2(13):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ: Bạn Loan / Nam / Hoàng…
+ Tả: vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, cách ăn mặc…
- 2 HS viết vào bảng nhóm. HS cả lớp viết vào vở bài tập.
- Gắn bài, đọc đoạn văn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
Ví dụ:
+ Lê Hoàng là bạn thân nhất của em. Hoàng bằng tuổi em nhưng cậu ta lớn hơn chúng bạn cùng lứa. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng to mập của cậu khoẻ khoắn như vận động viên thể thao. Mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô tuấn tú. Đôi mắt Hoàng to, sáng ngời.
+ Bạn Hương lớp em rất xinh xắn. Dáng người bạn mảnh mai. Hương ăn mặc rất giản dị, quần áo của bạn bao giờ cũng gọn gàng. Nước da bạn trắng hồng tự nhiên. Khuôn mặt tròn, nổi bật lên là đôi mắt to, đen láy.
4. Củng cố
- Học sinh nêu lại mục : ghi nhớ.
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học.
5, Dặn dò:
- Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài.
Sinh ho¹t:
KiÓm ®iÓm nÒn nÕp trong tuÇn
I. Môc tiªu
- Gióp HS thÊy ®îc nh÷ng u, khuyÕt ®iÓm trong tuÇn
- Ph¸t huy u ®iÓm ®· ®¹t ®îc, kh¾c phôc nh÷ng tån t¹i.
- PhÊn ®Êu ®¹t nhiÒu thµnh tÝch trong mäi ho¹t ®éng.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. NhËn xÐt chung:
* H¹nh kiÓm:
- C¸c em ngoan ngo·n, lÔ phÐp; biÕt ®oµn kÕt gióp ®ì nhau cïng tiÕn bé.
- Nghiªm chØnh thùc hiÖn tèt c¸c chØ thÞ nghÞ ®Þnh.
- Duy tr× tèt nÒn nÕp ®i häc ®óng giê.
- Ra thÓ dôc nhanh, tËp ®óng, ®Òu c¸c ®éng t¸c
- Ch¨m sãc bån hoa, c©y c¶nh tèt.
* Häc tËp:
- C¸c em ®i häc ®Òu, ®óng giê.
- Häc bµi vµ lµm bµi tËp ®Çy ®ñ.
- Trong líp chó ý nghe gi¶ng, h¨ng h¸i ph¸t biÓu ý kiÕn x©y dùng bµi.
- Tuy nhiên còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập như: Dũng, Tiến , Đức, Kiên
* Hoạt động khác:
- Thực hiện tốt mọi hoạt động do trường, Đội và lớp tổ chức.
2. Ph¬ng híng
- Ph¸t huy u ®iÓm ®· ®¹t ®îc, häc tËp vµ rÌn luyÖn tèt.
- Tham gia nhiÖt t×nh c¸c phong trµo thi ®ua.
- Kh¾c phôc nh÷ng nhîc ®iÓm cßn tån t¹i.
-Båi dìng HS giái N Hà, C Hà, Tá, Cói, Lan ,…
gióp ®ì HS yÕu Thanh, Ton, Dũng, Tiến , Đức, Kiên
File đính kèm:
- TUẦN 19 huệ.doc