Tiết 2 Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời các nhân vật(anh Lê, anh Thành), lời tác giả.
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.Trả lời được câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3(không cần giải thích lí do).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. ảnh chụp Bến Nhà Rồng.
- Bản phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mở đầu: (5 phút)
2. Bài mới: (30 phút)
a) GV giới thiệu bài:
Vở kịch viết về Chủ tich Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân. Đoạn trích trên nói về những năm tháng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương.
- Nêu được vị trí, giới hạn của châu á:
+ ở bán cầu bắc, trải dài từ cực bắc tới quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương.
+ Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu á:
+ diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới.
+ Châu á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu á.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu á trên bản đồ (lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Quả địa cầu.
- Bản đồ tự nhiên châu á.
- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu á.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
2. Tìm hiểu nội dung: (28 phút)
a) Vị trí và giới hạn:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK về tên các châu lục, đại dương trên Trái Đất; về vị trí địa lí và giới hạn châu á.
- GVHDHS đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương.
- Cách mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu á. Nhận biết chung về châu á. (gồm phần lục địa và các đảo xung quanh); nhận xét giới hạn các phía của châu á: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, Phía Nam giáp ấn Độ Dương, phía Tây và Tây Nam giáp châu Âu và châu Phi.
- Nhận xét về vị trí địa lí của châu á: Trải dài từ vùng gần cực Bắc đến quá Xích đạo giới thiệu sơ lược các đới khí hậu khác nhau của trái đất để nhận biết châu á có đủ các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, kết hợp chỉ vị trí địa lí và giới hạn của châu á trên bản đồ.
Kết luận: châu á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu và câu hỏi HD trong SGK để nhận biết châu á có diện tích lớn nhất thế giới. Lớn gấp gần 5 lần châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
Kết luận: châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
b) Đặc điểm tự nhiên.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình 3. Đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ, cho HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của hình 2, rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên hình 3, cụ thể là:
a)Vịnh biển (Nhật Bản) ở khu vực Đông á.
b) Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở khu ực Trung á.
c) Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở khu vực Đông Nam á.
d) Rừng Tai-ga (LB. Nga) ở khu vực Bắc á.
đ) Dãy núi Hi-ma-lay-a (Nê-pan) ở Nam á.
- Sau khhi HS đã tìm đủ 5 chữ GV có thể nói thêm khu vự Tây Nam á chủ yếu có núi và sa mạc.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Khu vực Bắc á có rừng Tai-ga, cây mọc thẳng, tuyết phủ, …do khu vực Bắc á có khí hậu khắc nghiệt, có mùa đông lạnh dưới 00C nên có tuyết rơi.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- HS hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3 Toán
chu vi hình tròn.
I. Mục tiêu:
- Biết được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
-Nêu các bước khi vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn?
-HS vẽ hình tròn theo các bước đã nêu.
-Gọi 1 HS vẽ một bán kính và một đường kính trong hình tròn đó.
2. Bài mới: (30 phút)
a) Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
- GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn như trong SGK.
- C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14.
- HS vận dụng công thức qua các ví dụ 1 và 2.
b) Thực hành
Bài 1 và 2: Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và cũng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân.
- HS làm và nêu kết quả.
Bài 3: HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn trong việc giải các bài toán thực tế về bánh xe.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn.
- Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4 Kĩ thuật
nuôi dưỡng gà.
I. Mục tiêu:
- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ cho bài học.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.: (3 phút)
- GV giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Các hoạt động dạy học: (27 phút)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- GV nêu khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
(Cho gà ăn những thức ăn gì? Ăn vào lúc nào? Lượng thức ăn cho gà ăn hàng ngày ra sao? Cho gà uống nước vào lúc nào? Cho ăn, uống như thế nào?)
- HDHS đọc nội dung mục 1 trong SGK.
- HS nêu mục đích và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà? (Nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng hợp lí sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Cần cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh).
- GV bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
- HDHS đọc nội dung mục 2a SGK.
- HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và nêu tác dụng của việc sử dụng những dụng cụ đó?
- Nêu đặc điểm và cách sử dụng các dụng cụ đó.
- GV nhận xét và bổ sung:
+ Dùng máng để tránh giun sán, các bệnh về đường ruột.
+ Hình thù và cách sử dụng.
- GV kết luận:
Khi nuôi gà cần phải có các dụng cụ cho gà ăn, uống và dụng cụ để làm vệ sinh chuồng nuôi nhằm giữ vệ sinh thức ăn, nước uống và nơi sinh sống của gà, giúp gà tránh được bệnh đường ruột, giun sán, hô hấp và các bệnh khác.
Có nhiều loại dụng cụ cho gà ăn, uống. Khi nuôi gà cần lựa chọn dụng cụ cho ăn, uống phù hợp với tầm vóc của gà và điều kiện chăn nuôi.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- HS làm bài tập, nêu kết quả. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
3. Nhận xét dặn dò: (5 phút)
- Dặn chuẩn bị trước bài sau: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 5 Hoạt động tập thể.
Sơ kết tuần 19
I. Mục tiêu
- Sơ kết các hoạt động trong tuần 19
- Phổ biến kế hoach tuần 20
II. Tổ chức sinh hoạt
1. Lớp trưởng đánh giá các hoạt động trong tuần
+ Vệ sinh trực nhật
+ Nề nếp ra vào lớp
+ Sinh hoạt 15 phút đầu buổi
+ Học tập
- Gv nhận xét chung, đi sâu nhận xét về bài kiểm tra định kì, điểm tổng kết học kì I; tuyên dương những HS có tiến bộ trong học tập: Hiếu, Hoàng, Khởi, Thịnh, ….; nhắc nhở những em ý thức học chưa cao: Nhi, Tuấn, Thắng, Tài, ….
2. Phổ biến kế hoạch của tuần tới
- GV phổ biến.
3. Nhận xét tiết học
–––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện Toán
Luyện tập: Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu:
- Biết được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (33 phút)
Bài 1 . Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
Hình tròn
(1)
(2)
(3)
Đường kính
1,2 cm
1,6 dm
0,45 m
Chu vi
3.768 cm
5,024 dm
1,413 m
- HS áp dung công thức tính chu vi hình tròn để tính.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
Bài 2. HS đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở, chữa bài.
Hình tròn
(1)
(2)
(3)
Bán kính
5 m
2,7 dm
0,45 cm
Chu vi
31,4 m
16,956 dm
2,826 cm
Bài 3. HS đọc bài toán, nêu cách làm, tự làm bài vàơ vở
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Giải
Chu vi của đầu máy xe lửa là:
1,2 3,14 = 3,768 m
Đáp số: 3,768 m
* GV chấm một số bài cho HS
* Bài tập luyện thêm: (Dành cho HS khá)
Tính bán kính, đường kính của một hình tròn có chu vi là 7,27 cm.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- HS nhắc lại quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
- Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2 Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu
- Viết được hai đoạn mở bài(mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp), hai đoạn kết bài (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng).
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập sau: (33 phút)
Bài 1. Viết đoạn mở bài theo cách trực tiếp tả người bạn thân của em.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2. Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp tả cô giáo em:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 3. Viết đoạn kết bài theo cách không mở rộng cho bài văn tả người bạn thân của em:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4. Viết đoạn kết bài theo cách mở rộng cho bài văn tả cô giáo em:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- HS làm bài, một số HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
* GV chấm bài, nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Những HS viết chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại.
- Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3 Luyện viết
Ca dao về lao động sản xuất
I. Mục tiêu:
- Nghe - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ của bài ca dao.
- Có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Hoạt động dạy học
1. GV giới thiệu bài: (2 phút)
- GV giới thiệu nội dung bài viết.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết: (30 phút)
- GV đọc toàn bài chính tả, HS theo dõi SGK.
- Tìm hiểu nội dung bài viết:
+ Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- 2 HS lên bảng viết các từ khó, cả lớp viết ở giấy nháp : ruộng hoang, bừa cạn, công lênh, dẻo thơm,……..
- HS tự chọn cách trình bày đẹp.
- GV nhắc HS viết đúng độ cao các con chữ.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở ( lưu ý những em viết yếu)
- GV đọc và yêu cầu HS soát lại bài, HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi.
- GV chấm, chữa 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung bổ sung ngay cho những học sinh viết chưa đẹp, sai lỗi chính tả .
3. Củng cố - nhận xét: (3 phút)
- Bình chọn bài viết đẹp, tuyên dương
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 20
File đính kèm:
- GA lop 5 tuan 18.doc