Giáo án Lớp 5 Tuần 17 - Trường Tiểu học số 2 Nam Phước

TẬP ĐỌC : NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC TIÊU :

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ “Ông cùng . năm trời/ được. đồi/ dẫn nước . bà con tin”. Tranh minh họa

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc17 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 17 - Trường Tiểu học số 2 Nam Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm công nghiệp lớn nhất cả nước :  a. £ Giao thông thuận lợi. b. £ Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm. c. £ Trung tâm văn hoá, khoa học kĩ thuật. d. £ Là một Thành phố hơn 300 năm tuổi. e. £ Được đầu tư nước ngoài. g. £ Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao. 5.2) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Các địa điểm được công nhận là di sản thế giới ở nước ta là : Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam). Câu 6: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền vừa có biển, đảo và quần đảo. Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S. Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng 330 000 km2 và vùng biển có diện tích rộng hơn phần đất liền nhiều lần. Tỉnh Quảng Nam có đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Thành phố Hội An) ; Thành phố Đà Nẵng có quần đảo Hoàng Sa. Câu 7 : Nối ý bên trái với ý bên phải cho phù hợp : Khai thác khoáng sản. 1. Dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình. Chế biến lương thực, thực phẩm. 2. Than, dầu mỏ quạng sắt. Sản xuất hàng tiêu dùng 3. Gạo, đường, bánh kẹo,bia. Câu 8 : Nối ý bên trái với ý bên phải cho phù hợp. Sân bay quốc tế Nội Bài. 1. Quảng Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. 2. Hà Nội. Sân bay Chu Lai. 3. TP Hồ Chí Minh. Câu 9 : Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta. Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu ? Trả lời : Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. Nước ta có nhiều loại khoáng sản như : than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô-xit ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển Đông. Câu 10 : Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào ? Trả lời : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Khí hậu ở nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Câu 11 : Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? Sông ngòi có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ? Trả lời : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. Sông ngòi có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ta là : sông ngòi bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, nguồn thuỷ điện lớn và cho ta nhiều thuỷ sản. Câu 12 : Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta. Trả lời : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. Ở vùng biển nước ta, nước không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. Tuy nhiên miền bắc và miền Trung hay có bão, gây nhiều thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển. Ở Biển Đông, hằng ngày nước có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống, đó là thuỷ triều. Nhân dân vùng ven biển thường lợi dụng thuỷ triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản,... Câu 13 : Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ta ? Trả lời : Biển có vai trò đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ta là : nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hoà hơn. Biển là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm, ... Biển là đường giao thông quan trọng. Ven biển nước ta có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp, là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn. Câu 14 : Trình bày đặc điểm, sự phân bố của các loại đất chính ở nước ta. Trả lời : Nước ta có nhiều loại đất, chiếm diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn ; nếu được hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu. Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ. Câu 15 : Thương mại gồm các hoạt động nào. Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng gì là chủ yếu ? Trả lời : Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hóa ở trong nước và với nước ngoài. Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản (dầu mỏ, than,...), hàng tiêu dùng, nông sản và thủy sản ; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý đúng b c c 1a,c d c a-2; b-3; c-1 a-2; b -3; c -1 Ngày soạn : /12/2012 Thứ sáu ngày tháng 12 năm 2012 SINH HOẠT LỚP - Sơ kết thi đua chặng 2 : Nội dung trong sổ kế hoạch chi đội Luyện từ và câu : ÔN TẬP VỀ CẤU I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : - Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1). - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gi ? Ai là gì ? Ai thế nào ?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Bảng phụ viết sẵn bài tập 1/ 123 VBT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2) Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng các câu thành ngữ bài 4. 3) Bài mới : HĐ1 : GTB, ghi bảng HĐ2 Luyện tập : *Bài 1 Nhóm 2 - Gọi 1 em nêu yêu cầu - Gọi 1 em đọc mẩu chuyện trang 171/ SGK. - Yêu cầu TL nhóm 2 - Chú ý HS : Dựa vào dấu câu để xác định dấu hiệu. - 1 em - Nghe - 1 em nêu - 1 em đọc - Thảo luận nhóm 2, nêu miệng : Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu Câu hỏi - Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ ? - Dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu có dấu chấm hỏi. Câu kể - Em cũng không biết. - Bà mẹ thắc mắc : - Dùng để kể sự việc. - Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu : Câu cảm - Thế thì đáng buồn quá ! - Không đâu ! - Câu bộc lộ cảm xúc. - Trong câu có từ quá, đâu. - Cuối câu có dấu chấm than. Câu khiến - Em hãy cho biết đại từ là gì. - Câu nêu yêu cầu, đề nghị. - Trong câu có từ hãy. Bài 2( Nhóm 5) - Gọi 1 em nêu yêu cầu, 1 em đọc bài Quyết định độc đáo - Chú ý : Đặt câu hỏi để xác định CN, VN. 4) Củng cố : Câu :Em học lớp 5C. Thuộc kiểu câu nào ? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu cầu khiến 5) Dặn dò : BTVN : Hoàn thành BT1 - 2 em lần lượt đọc Thảo luận, ghi vào VBT : - Tách trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ cho đúng. - VD : Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh/ đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. A TOÁN : HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU : Biết : - Đặc điểm của hình tam giác có : 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. - Làm được BT1,2 II. ĐỒ DÙNG : - Các dạng hình tam giác; ê-ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Bài cũ : - Bài 1 - Nhận xét, ghi điểm 2) Bài mới : HĐ1 : GTB, ghi bảng HĐ2 : *Giới thỉệu đặc điểm của hình tam giác : - Đính lên bảng các dạng hình tam giác. - Yêu cầu TL nhóm 2 : + Nêu đặc điểm của HTG * Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc) - Yêu cầu TL nhóm 2 nêu các dạng HTG - KL - Vẽ lên bảng một số hình tam giác theo ba dạng trên để HS nhận dạng. * Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng) - Vẽ hình tam giác ABC như SGK - Yêu cầu TL nhóm 2 và nêu đường cao, đáy của tam giác ABC - KL HĐ3 Thực hành : Bài 1 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu - Yêu cầu viết bảng con * Giao bài 3 cho HSG Bài 2 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu - Cho HS quan sát từng hình, yêu cầu nêu miệng 3) Củng cố : Hình tam giác có số góc là : A. 3 B. 4 C. 5 4) Dặn dò : Nắm lại các nội dung đã học. - 1 em - Nghe - Nhóm 2 quan sát các hình tam giác ở SGK, chỉ ra 3 cạnh, 3 góc và 3 đỉnh của mỗi hình tam giác - Một số em lên bảng chỉ ra 3 cạnh, 3 góc và 3 đỉnh của mỗi hình tam giác. - Viết tên 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh của mỗi hình tam giác. * HTG có 3 cạnh, 3 góc và 3 đỉnh - TL nhóm 2, một số nhóm nêu - Một số em nêu - Quan sát - TL và nêu - Dùng ê-ke để xác định đường cao của các hình tam giác sau : - Hình 1 : + Ba góc : góc A, góc B, góc C + Ba cạnh : AB, BC, AC. - 1 em nêu yêu cầu - Hình 1 : Đáy AB; Hình 2 : Đáy : KE; Hình 3 : Đáy PQ. Khoa học : KIỂM TRA HỌC KÌ I Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. I/ MỤC TIÊU : - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý ; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Kiểm tra bài cũ : Kể lại một buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình - Nhận xét, ghi điểm 2) Bài mới : HĐ1 : GTB, ghi bảng HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu đề : - Gọi 2 em đọc đề bài. - Đề bài yêu cầu gì ? - Gạch dưới những từ : nghe, đọc, về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Kiểm tra mạng từ chốt của HS. HĐ3. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện : - Gọi 1em đọc gợi ý ở SGK. - Em kể câu chuyện gì ? a) Kể trong nhóm : - Gợi ý để HS hỏi bạn : Con người cần làm gì mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác ? b) Kể trước lớp : - Tổ chức cho HS kể cả lớp. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp - Hỏi : + Nhân vật trong truyện ? + Ý nghĩa câu chuyện ? - Nhận xét tuyên dương. - Bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Lập mạng từ chốt cho câu chuyện chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 16. - - Nghe - 2 em đọc đề bài. - Kể chuyện đã nghe, đã đọc, những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác - Theo dõi. -Để vở có mạng từ chốt đã chuẩn bị. - Đọc phần gợi ý. - Nối tiếp giới thiệu câu chuyện em kể. - 2 em ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - 5 em cùng kể - 4 em thi kể trước lớp. - Trả lời theo câu hỏi. - Tham gia bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - Nghe

File đính kèm:

  • docGiao an tong hop lop 5 tuan 17.doc