Giáo án Lớp 5 Tuần 17 Trường Tiểu học Gio An

A. MỤC TIÊU:

- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn.

- Hiểu: +Từ ngữ : Ngu Công, cao sản, tập quán.

 +Nội dung bài : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục HS tinh thần vượt khó, có ý thức bảovệ rừng, giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh họa trang 146, SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 17 Trường Tiểu học Gio An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS lắng nghe. - 2HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài cá nhân. - 3 HS tiếp nối nhau nhau đọc lá đơn hoàn thành của mình – Lớp nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trước lớp. - HS làm bài vào vở. - 3 HS nối tiếp nhau đọc. - HS lắng nghe. ******************************************** Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2012 TOÁN: HÌNH TAM GIÁC A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác : có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh. + Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). + Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. - Vận dụng làm đúng các bài tập có liên quan. - Cẩn thận, trình bày khoa học. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các hình tam giác như SGK, ê ke. C. CÁC HĐ DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: - Gọi HS làm lại bài tập 2 (T84). - GV nhận xét, ghi điểm. II. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : 2. Giới thiệu đặc điểm của hình TG: - GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS: + Chỉ ra các cạnh và các đỉnh và các góc của hình tam giác ABC. + Viết tên 3 cạnh, 3 góc của mỗi hình tam giác. - GV nhận xét, chốt lại. 3.Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc). - GV giới thiệu đặc điểm của từng hình tam giác ( SGK). - GV vẽ nhiều hình tam giác khác nhau, HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng, góc. 4. Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác : - GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC có đường cao AH như SGK : A B C - GV giới thiệu :Trong hình tam giác ABC có: + BC là đáy. + AH là đường cao tương ứng với đáy. + Độ dài AH là chiêu cao. - GV yêu cầu : Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH. - GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau lên bảng, vẽ đường cao của từng tam giác, sau đó yêu cầu HS dùng êke để kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy. 5.Thực hành: Bài 1: - GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn : Dựa vào số ô vuông có trong mỗi hình, em hãy so sánh diện tích của các hình với nhau. - GV nhận xét và cho điểm HS. 6.Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình tam giác. - Về xem bài: Diện tích của hình tam giác. - 1HS lên bảng làm. - HS lắng nghe. - 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ sung. - HS viết vào vở nháp. - HS quan sát, chỉ ra từng hình tam giác theo từng dạng, góc. - HS quan sát hình tam giác - HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : đường cao AH của hình tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC. - 1 HS làm trên bảng, HS dưới lớp kiểm tra các hình của SGK - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS lên bảng làm bài vừa chỉ hình. - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra. - 1 HS đọc đề. - HS làm bài vào vở,sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến. - 1 HS nhắc lại. TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI A. MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,...); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa lỗi. - Nhận biết được cái hay từ những bài làm của bạn và những lỗi mình mắc phải. - Có ý thức học tập những cái hay từ bài làm của bạn. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi các đề bài đã kiểm tra. C. CÁC HĐ DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ. - Gọi 3HS đọc nội dung đơn xin học môn tin học hoặc ngoại ngữ đã viết ở tiết trước. - GV nhận xét, ghi điểm . II. BÀI MỚI. 1.Giới thiệu bài. 2.Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình. - GV treo bảng phụ ghi sẵn những đề bài hôm trước. - GV nhận xét kết quả bài làm. * Ưu điểm: - Về nội dung: + Nắm được cấu tạo của bài văn tả người. + Nhiều bài viết có ND sinh động, lời văn hay. + Biết dùng các hình ảnh so sánh và nhân hóa để viết bài (Ngữ, Nhi, …). - Về hình thức trình bày: + Trình bày đủ 3 phần. + Nhiều bài viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ. (Ngữ, Nhi, Hồ Oanh, ….) * Hạn chế: - Về nội dung : + Tả còn dạng liệt kê (Sơn, Kiệt, Tuấn A, ….). + Một số bài viết chưa sáng tạo, còn vay mượn bài mẫu nhiều (Nguyên, Tuấn B, …). + Lời văn khô khan, hành văn chưa mạch lạc (Quân, Quyền,...) - Về hình thức trình bày: + Chữ viết còn cẩu thả, sai chính tả nhiều (Đức, Nhân,...) -Thông báo điểm cụ thể của từng HS 3.Trả bài - hướng dẫn HS chữa bài. - GV trả bài cho HS. - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng. - HS trao đổi cùng bạn để chữa lỗi. - GV chữa lỗi trên bảng. 4.Hướng dẫn HS học tập những đoạn bài văn hay. - GV đọc những đoạn bài văn hay . - GV chốt lại những ý hay cần học tập . 5. Củng cố dặn dò: - GV biểu dương những học sinh làm bài tốt hoặc chữa bài tốt. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm đơn. - 3 HS đọc – Lớp nhận xét. - HS đọc thầm lại đề một lần . - HS chú ý lắng nghe. - HS nhận bài - HS làm việc : + Đọc lời phê của GV. + Xem kĩ những chỗ mắc lỗi. + Viết vào phiếu các lỗi. - Một vài HS lên bảng sửa lỗi. Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng -HS lắng nghe, trao đổi , tìm ra cái hay, cái đáng học từ bài văn đoạn văn đó. - HS lắng nghe. HĐTT: SINH HOẠT LỚP 1. Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp trong tuần. 2. Ý kiến của các thành viên trong lớp. 3. GV nhận xét chung. 4. Kế hoạch tuần 18: - Thi đua lập thành tích cao chào mừng ngày giải phóng Gio An 30 * 12. - Duy trì tốt nề nếp và sĩ số. Ôn tập và tham gia kiểm tra cuối kì I đạt kết quả cao. - Tiếp tục trưng bày sản phẩm ở bảng “Lớp học thân thiện”. - Đảm bảo vệ sinh cá nhân. Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Làm cỏ cho bồn hoa của lớp phụ trách và nộp hoa, phân để bón cho hoa. a & b KĨ THUẬT: THỨC ĂN NUÔI GÀ (T1) A. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cần phải: - Nêu được tên và biết tác dụng của chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương(nếu có ). - GDHS yêu quý các loài vật nuôi trong gia đình. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: Tranh ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt, phiếu học tập. phiếu đánh giá kết quả học tập. C. CÁC HĐ DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ: ? Nêu các giống gà được nuôi nhiều ở nước ta? - Gv nhận xét, ghi điểm. II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: Thức ăn nuôi gà. 2. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà. ? Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển? ? các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? ? Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà? - GV giải thích, minh họa tác dụng của thức ăn. - GV kết luận HĐ 1. v Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà. ? Kể tên các loại thức ăn nuôi gà? - GV phát phiếu học tập cho HS. - GV nhận xét kết quả của từng nhóm. v Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - GV phát phiếu đánh giá kết quả. - GV nêu đáp án. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị bài sau : Thức ăn nuôi gà tiết 2. GV nhận xét tiết học. - HS nêu. - Học sinh lắng nghe - HS đọc mục 1 SGK. + nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng. + Từ nhiều loại thức ăn khác nhau. - Học sinh trả lời - HS trả lời. - HS hoàn thành các câu hỏi trong phiếu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm. Lớp quan sát theo dõi, bổ sung. - HS làm bài tập. - HS đối chiếu đáp án và tự đánh giá. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. ĐẠO ĐỨC: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T2) A. MỤC TIÊU: - HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. - Biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người quanh trong công việc hằng ngày. - Có ý thức hợp tác với những người xung quanh, cùng nhau góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. * Kĩ năng sống: (Đã soạn ở tiết 1) B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu bài tập cá nhân cho HĐ3. C. CÁC HĐ DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: + Vì sao phải hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày? - GV nhận xét, ghi điểm. II. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài : (Khám phá) 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài (Kết nối). Hoạt động 1: Làm bài tập 3.SGK. *Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việ hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: - Gọi 1HS đọc bài tập 3. - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận bài tập 3. - GV nhận xét, chốt lại: + Việc làm a, đúng; b, sai. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. *Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: (Tương tự hoạt động 1.) Hoạt động 3: Làm bài tập 5. *Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong công việc hằng ngày. *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó thảo luận với bạn bên cạnh. - Yêu cầu một số HS trình bày. - GV nhận xét, uốn nắn cho HS. - Nhắc nhở HS tiếp tục hợp tác với mọi người xung quanh để cùng nhau bảo vệ môi trường. 3.Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết bài. - Chuẩn bị giờ sau thực hành kĩ năng. - 1HS trả lời. - HS lắng nghe. - 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận. - Một số HS trình bày kết quả, lớp nhận xét. - HS thảo luận với bạn bên cạnh. - Một số HS trình bày, các bạn khác góp ý. - HS lắng nghe. Bài 2: Viết các phân số sau thành PSTP. - GV chấm chữa, nhận xét. Bài 3:Một HS lần lượt ấn các phím sau: 4,5 x 6 – 7 = GV ghi bảng. - GV nhận xét, chốt lại. Học sinh đọc đề. Học sinh thực hiện. Kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi. Học sinh thực hiện theo nhóm. Chuyển các phân số thành phân số thập phân. HS làm vào vở, 2 em lên bảng làm. Lớp nhận xét, chữa bài. ; ; - HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ nêu phép tính. 4,5 x 6 – 7=

File đính kèm:

  • docTUAN 17.DOC