Giáo án Lớp 5 Tuần 17 Trường Tiểu học 1 Thới Quản

 I. Mục tiêu

 -Biết đọc diễn cảm bài văn.

-Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ trang 146 SGK

- bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 17 Trường Tiểu học 1 Thới Quản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biết sử dụng máy tín bỏ túi để hổ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm. II. Đồ dùng dạy - học Mỗi HS 1 máy tính bỏ túi. ( nếu không đủ thì mỗi nhóm 1 máy tính) III. Các hoạt động dạy - học . Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài : 2.2.Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán về tỉ số phần trăm. a) Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 - GV nêu yêu cầu : Chúng ta cùng tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40. - GV yêu cầu 1 HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40. - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện bước tìm thương 7 : 40 - GV hỏi : Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu phần trăm ? - GV giới thiệu : Chúng ta có thể thực hịên cả hai bước khi tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 bằng máy tính bỏ túi. Ta lần lượt bấm các phím sau : - GV yêu cầu HS đọc kết quả trên màn hình. - GV nêu : Đó chính là 17,5%. b) Tính 34% của 56 - GV nêu vấn đề : Chúng ta cùng tìm 34% của 56. - GV yêu cầu HS nêu cách tìm 34% của 56. - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính 56 34 : 100 - GV nêu : Thay vì bấm 10 phím. 56 3 4 100= khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm 34% của 56 ta chỉ việc bấm các phím : 56 34% - GV yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 54. 2.3.Thựchành Bài 1 - GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì? - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính rồi ghi kết quả vào vở. Bài 2 - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như bài tập 1. 3. Củng cố - dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - HS nghe. - HS nghe và nhớ nhiệm vụ. - 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét : * Tìm thương 7 : 40 * Nhân thương đó với 100 rồi viết ký hiệu % vào bên phải thương. - HS thao tác với máy tính và nêu : 7 : 40 = 0,175 - HS nêu : Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 17,5% - HS lần lượt bấm các phím theo lời đọc GV: 7 40% - Kết quả trên màn hình là 17,5. - 1 HS nêu trước lớp các bước tìm 34% của 56. * Tìm thương 56 : 100. * Lấy thương vừa tìm được nhân với 34 . - HS tính và nêu : 56 34 : 100 = 19,4 - HS thao tác với máy tính. - HS : Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS của một số trường. - HS làm bài vào vở bài tập, dùng máy tính bỏ túi để tính, sau đó 1 HS đọc kết quả bài làm của mình cho HS cả lớp kiểm tra. Thứ sáu Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu -Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lộc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). -Nhân biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn một số lõi về chính tả cách dùng từ, cách diễn đạt , ngữ pháp...cần chữa chung cho cả lớp III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung * Nhận xét chung bài làm của HS - Gọi HS đọc lại đề TLV Nhận xét chung + ưu điểm: - Hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề - Bố cục của bài văn - Diễn đạt câu, ý - Dùng từ nổi bật lên hình dáng , HĐ tính tình của người được tả - Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng tính tình HĐ của người được tả - chính tả hình thức trình bày.. - GV nêu tên từng HS viết bài đúng yêu cầu... + Nhược điểm - Lỗi chính - lỗi dùng từ, diễn đạt ý, đặt câu, cách trình bày... - Viết bảng phị các lỗi phổ biến- yêu cầu HS thảo luận , phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi - trả bài cho HS * Cho HS tự chữa bài của mình và trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của cô * Đọc những bài văn hay bài điểm cao cho HS nghe. * HD viết lại một đoạn văn - Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi : + đoạn văn có nhiều lỗi chính tả + Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa hay + Mở bài kết bài còn đơn giản - Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại - Nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị bài sau - HS đọc - HS xem lại bài của mình. - 2 HS trao đổi về của mình. - 3 HS đọc lại bài của mình Toán HÌNH TAM GIÁC I.Mục tiêu - Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. II. Đồ dùng dạy - học Các hình tam giác như SGK. Êke. III. Các hoạt động dạy – học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2.Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài - GV vẽ lên bảng 1 hình tam giác và hỏi : Đó là hình gì ? - GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của hình tam giác. 2.2.Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ : + Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC. + Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác. + Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC. - GV nêu : Như vậy hình tam giác ABC là hình có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh. 2.3.Giới thiệu ba dạng hình tam giác. - GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên các góc, dạng góc của từng hình tam giác. + Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn. A B C Hình tam giác có 3 góc nhọn + Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn. K E G Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. + Hình tam giác MNP có 1 góc vuông. N M P Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn (tam giác vuông) - GV giới thiệu : Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là : * Hình tam giác có 3 góc nhọn. * Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. * Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. - GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình. 2.4.Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác. A B C H - GV giới thiệu : Trong hình tam giác ABC có : + BC là đáy. + AH là đường cao tương ứng với đáy BC. + Độ dài AH là chiều cao. - GV yêu cầu : Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH. 2.5 Thực hành Bài 1 - GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn : Dựa vào số ô vuông có trong mỗi hình, em hãy so sánh diện tích của các hình với nhau. - GV nhận xột và cho điểm HS. 3.Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. - HS nghe. - 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. + Hình tam giác ABC có cạnh là : cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC. + Hình tam giác ABC có ba đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C. + Hình tam giác ABC có ba góc là : * Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A) * Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( góc B) * Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C) - HS quan sát các hình tam giác và nêu : + Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C đều là góc nhọn. + Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn. + Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn. - HS nghe. - HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác. - HS quan sát hình. - HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : đường cao AH của tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS lên bảng làm bài. - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét : - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, sau đó HS cả lớp theo dõi, bổ xung ý kiến. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. Chiều thứ sáu Chính tả - Cho học sinh yếu, kém viết đoạn văn ngắn đúng chính tả. - Học sinh khá, giỏi viết đúng chính tả, đúng kích cở quy định. Toán - Sửa bài trong vở bài tập. - Cho học sinh yếu, kém thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân - Học sinh khá giỏi làm toán có lời văn Đạo đức HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH I. Mục tiêu - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. - Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. - Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường. *GD kĩ năng sống: -Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung. -Kĩ năng đãm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác. -Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác). -Kĩ năng ra quyết dịnh ( biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống). II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập cá nhân cho HĐ 3 tiết 2 III. Các hoạt động dạy- học Tiết 2 Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Làm bài tập 3 SGK a) Mục tiêu: GV nêu b) cách tiến hành: - Yêu cầu thảo luận theo cặp - Gọi HS trình bày - KL: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan,trong tình huống a là đúng - việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng * Hoạt động 2: xử lí tình huống bài tập 4 trong SGK a) Mục tiêu: GV nêu b) Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét bổ xung GV KL: * Hoạt động 3: Làm bài tập 5 a) Mục tiêu: GV nêu b) Cách tiến hành: - HS tự làm bài tập - Gọi HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong 1 số công việc GV nhận xét đánh giá 2. Củng cố- dặn dò - Chuẩn bị bài sau - HS thảo luận - HS trả lời -HS khác nhận xét - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS làm bài rồi trao đổi với bạn bên - HS trình bày Duyệt của BGH Duyệt của khối trưởng

File đính kèm:

  • docT.17.doc
Giáo án liên quan