Tiết 2: Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng để giải bài toán có lới văn.
Làm được các bài tập trong SGK.
Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng nhóm HS ; Bảng phụ GV.
III. Các hoạt động dạy học:
27 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 14 - Trường tiểu học Mậu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- KT 1 - 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Phần nhận xét:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Cho HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh theo các câu hỏi:
- Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất
- Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
Cách mở đầu:
- Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
- Khác: Biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần ND.
- Cách kết thúc:
- Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn.
- Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?
Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
c. Phần ghi nhớ:
- Cho HS đọc sau đó nói lại nội dung cần ghi nhớ.
d. Phần luyện tập:
Bài tập 1:
- Mời một HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời HS phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
VD về lời giải:
- Trường hợp cần ghi biên bản: (a, c, e, g)
a. Đại hội chi đội. Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
- Trường hợp không cần ghi biên bản: (b, d).
Bài tập 2:
- Mời một HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở bài tập.
- Mời một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
VD về lời giải:
- Biên bản đại hội chi đội.
- Biên bản bàn giao tài sản.
- Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về GT.
- Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài học, liên hệ thực tế giáo dục HS.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 - 2 HS đọc đoạn văn
- Lớp nhận xét
- Nghe
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2
- HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS trao đổi nhóm 2.
- HS phát biểu ý kiến, trao đôi, tranh luận
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở bài tập.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ
__________________________________
Tiết 3: Khoa học
XI MĂNG
I. Mục tiêu:
Nhận biết 1 số tính chất của xi măng. Nêu được 1 số cách bảo quản xi măng.
Quan sát nhận biết được xi măng.
Tích cực trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
Một ít xi măng.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. GT bài:
- Nêu mục tiêu của bài.
b. HĐ 1: Công dụng của xi măng.
- YC trao đổi TLCH.
- Xi măng được dùng để làm gì? kể tên một nhà máy xi măng của nước ta?
- Cho HS quan sát hình 1 hình 2 SGK.
- Trao đổi các câu hỏi những khu vực gần núi đá với thường được xây dựng nhà máy xi măng.
c. HĐ 2: Tính chất của xi măng công dụng của bê tông.
- YC đọc thông tin trang 59 (SGK)
- Xi măng được làm từ những vật liệu gì?
- Xi măng có tính chất gì?
- Xi măng dùng để làm gì?
- Vữa xi măng do nguyên liệu nào tạo thành?
- Bê tông do vật liệu tạo thành?
- Bê tông cốt thép là gì?
- Cẩn phải bảo quản xi măng như thế nào?
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Y/c hs về học bài chuẩn bị bài sau.
- Nghe
- Trao đổi trả lời
- HS quan sát
- Trả lời.
- HS đọc
- HS trả lời câu hỏi .
- Nghe ghi nhớ .
__________________________________________________________________
Ngày soạn: 14/11/2012
Ngày giảng:T6 - 16/11/2012
Tiết 1: Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ GV, bảng nhóm HS
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 1 HS làm bảng lớp: 864 : 2,4 = ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
b. Bài mới:
Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ:
Ta phải thực hiện: 23,56 : 6,2 = ? (kg).
Hướng dẫn HS:
Đặt tính rồi tính. 23,56 6,2
496 3,8 (kg)
0
- Cho HS nêu lại cách chia.
Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
- Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng.
82,55 1,27
6 35 65
0
- Cho 2 - 3 HS nêu lại cách làm.
Quy tắc:
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
- GV chốt ý, ghi bảng, cho HS đọc.
c. Luyện tập:
Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở, một số HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chốt lại bài làm đúng.
a. 3,4 b. 1,58
c. 51,52 d. 12
Bài tập 2 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Chia nhóm, giao việc, giới hạn thời gian
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, biểu dương nhóm làm đúng nhanh.
Tóm tắt:
4,5l : 3,42 kg
8l : kg?
Bài giải:
Một lít dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
Tám lít dầu hoả cân nặng là:
0,76 x 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08 kg
Bài tập 3 :
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét.
Bài giải:
Ta có phép chia:
429,5 : 2,8 = 153 ( dư 1,1)
Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1 mét vải.
Đáp số: 153 bộ quần áo ; thừa 1,1 m.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài học, liên hệ thực tế, giáo dục HS.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học
- 1 HS làm bài
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- HS theo dõi và thực hiện phép tính ra nháp.
- HS nêu lại cách chia.
- 1 HS thực hiện, Lớp làm ra nháp
- 2 - 3 HS tự nêu.
- Trả lời câu hỏi
- 3 HS đọc quy tắc
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở, một số HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tìm hiểu bài toán.
- HS làm vào nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2: Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, học sinh biết thực hành viết biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đọi đúng thể thức, nội dung theo gợi ý của SGK.
Viết được một biên bản cuộc họp với các nội dung khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT 1 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Gọi một HS đọc đề bài và gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập.
- Mời HS nối tiếp nói trước lớp:
- Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào?
- Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điển nào?
- Cả lớp và GV trao đổi xem cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
- GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản ( Mẫu là biên bản đại hội chi đội)
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung dàn ý ba phần của 1 biên bản cuộc họp, mời một HS đọc lại.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4.
lưu ý: GV nên cho những HS cùng muốn viết biên bản cho một cuộc họp cụ thể nào đó vào một nhóm.
- Đại diện cá nhóm thi đọc biên bản.
- GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( Đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài học, liên hệ thực tế giáo dục HS.
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài và gợi ý 1, 2, 3 trong SGK
- HS nói tên biên bản, nội dung chính.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS viết biên bản theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm đọc biên bản.
- Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 3: Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu:
Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về giao thông vận tải ở nước ta.
Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
Tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
Chỉ 1 số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A. Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
Tích cực trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ giao thông VN, tranh ảnh về các loại hình về phương tiện giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Xem lược đồ các ngành công nghiệp khai thác dầu, a có ở những đâu.
- Nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của bài
b. Hoạt động 1: Các loại hình và phương tiện giao thông vận tải.
- Cho HS quan sát tranh ảnh.
- Nêu tên các loại hình phương tiện hoạt động trên loại hình đó.
- YC quan sát biểu đồ.
- Biểu đồ biểu diễn cái gì ?
c. Hoạt động 2: Tình hình vận chuyển
- Năm 2003 mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hoá?.
- Loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá?.
- Phân bố một số loại hình giao thông của nước ta?
- Đây là lược đồ gì? cho biết tác dụng của nó?.
- YC quan sát và đọc thầm các thông tin SGK.
- Mạng lưới giao htông nước ta có những thuận lợi gì.
- Các tuyến đường chính chạy theo chiều xen kẽ chiều đông tây.
d. Hoạt động 3:
- YC chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt bắc nam quốc lộ 1A và các sân bay cảng biển em biết gì về con đường HCM
- Gọi HS đọc phần bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Y/c hs chuẩn bị bài sau.
- 1hs trả lời.
- Quan sát, TL.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Quan sát.
- Hs trả lời.
- Trả lời các câu hỏi.
- Đọc thông tin sgk.
- Trả lời các câu hỏi.
- HS chỉ
- HS đọc
- Lắng nghe, thực hiện.
__________________________________
Tiết 4 : Sinh hoạt lớp
File đính kèm:
- T14.doc