Giáo án Lớp 5 Tuần 14 Trường Tiểu học Gio An

A. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn. Đọc đúng: chuỗi ngọc lam, Gioan, túi xách. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên, chú Pi-e nhân hậu tế nhị, chị cô bé ngay thẳng thật thà.

 - Hiểu được các từ ngữ: Lễ Nô- en, Giáo đuờng.

 + Hiểu nội dung chính: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

 - Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương quan tâm đến mọi người.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ, bảng phụ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 14 Trường Tiểu học Gio An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu bvà nội dung bài tập 1,2. - Cho HS làm việc theo nhóm. Gợi ý cách làm bài cho HS. - Yêu cầu nhóm làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng, nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi. GV cùng HS cả lớp bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì? b) Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn? c) Nêu tóm những điều cần ghi vào biên bản. - GV chốt ý. - GV hỏi lại: Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào? 3. Ghi nhớ. - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Nhắc HS học thuộc lòng phần Ghi nhớ tại lớp. 4. Luyện tập. Bài 1.Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Tổ chức cho HS làm việc theo cặp. - Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh những lí do của từng trường hợp lên bảng. - Nhận xét,chốt lại: + Trường hợp a,c,e,g cần ghi biên bản. Bài 2.Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 5.Củng cố, dặn dò: - Gọi 2HS nêu lại ghi nhớ. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm biên bản cuộc họp. - 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. - 2 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận nhóm 4. - 1 nhóm HS trình bày ý kiến, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. a) Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất, xem lại khi cần thiết. b) Cách mở đầu: + Giống: có Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản. + Khác: biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung. - Cách kết thúc: + Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm. + Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn. c) Thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí, nội dung họp: diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí. - Lắng nghe. - 2 HS trả lời theo khả năng ghi nhớ của mình. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Các HS khác đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. - 6 HS nối tiếp nhau phát biểu, các bạn khác theo dõi, nhận xét và thống nhất câu trả lời. - 1HS đọc yêu cầu. - 4 HS lên bảng đặt tên cho các BB cần lập. - HS nêu ý kiến. - 2HS nhắc lại ************************************************* Thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2013 TOÁN: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN A. MỤC TIÊU: - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Rèn học sinh thực hiện phép chia nhanh, chính xác vận dụng vào giải các bài toán có liên quan.Làm dược các bài tập1a.b.c,2. * Học sinh khá giỏi làm thêm bài tập 1/d , Bài 3. - Giáo dục học sinh cẩn thận trong tính toán. B.CÁC HĐ DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ. Đặt tính rồi tính: 125 : 50 ; 45,8 : 12. - GV nhận xét, chấm điểm. II. BÀI MỚI. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn chia một số thập phân cho một số thập phân. a) Ví dụ 1: - GV nêu bài toán ở SGK. + Làm thế nào để biết 1dm của thanh sắt nặng bao nhiêu kg? + Khi ta nhân cả số bị chia và số chia cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không? + Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2. + Như vậy 23,56 chia cho 6,2 bằng bao nhiêu? - GV nêu: Để thực hiện 23,56 : 6,2 thông thường chúng ta làm như sau (GV giới thiệu như SGK). - GV nhấn mạnh: Đối với quy tắc này đòi hỏi phải xác định số các chữ số ở phần TP. b) VD 2. ( Các bước thực hiện tương tự ví dụ a.) c) Quy tắc chia một STP cho một số thập phân. + Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể cách chia một số thập phân cho một số thập phân? - GV nhận xét, chốt lại. 3.Thực hành. Bài 1.Đặt tính rồi tính:(HS khá,giỏi làm thêm ý d) - GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3(HS khá, giỏi) - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chấm chữa bài. 4.Củng cố, dặn dò: - 2HS nhắc lại quy tắc vừa học. - Về học thuộc quy tắc và xem các bài tập phần luyện tập. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe và tóm tắt lại bài toán. + Lấy cân nặng của cả thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh sắt 23,56 : 6,2 + Khi ta nhân cả số bị chia và số chia cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi. - HS trao đổi với nhau để tìm kết quả của phép chia. 23,56 : 6,2 = 3,8 - Vài HS nhắc lại. - 2 HS trình bày trước lớp. - Vài HS nhắc lại. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 4 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - 1 HS đọc đề bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải 1l dầu hoả cân nặng là: 3,24 : 4,5 = 0,76 (kg) 8l dầu hoả cân nặng là: 0,76 x 8 = 6,08 (kg) Đáp số: 6,08kg - 1 HS nhận xét bài làm của bạn. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS làm bài vào vở. Bài giải Ta có 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1) Vậy may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải. Đáp số: May 153 bộ Thừa 1,1m TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP A. MỤC TIÊU: - Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK. - Học sinh vận dụng vào viết biên bản thành thạo. Có kĩ năng hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp), tư duy phê phán. - Giáo dục HS tính trung thực, khách quan. B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp viết sẵn đề bài, gọi ý 1, 3phần của một biên bản cuộc họp. C.CÁC HĐ DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ: ? Thế nào là biên bản? Biên bản thường có nội dung nào? - Nhận xét, cho điểm từng HS. II. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập. *Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em. - Gọi HS đọc đề bài. ? Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì? ? Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu? ? Cuộc họp có những ai tham dự? ? Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì? ? Kết luận cuộc họp như thế nào? - Yêu cầu cả lớp nhận xét xem những cuộc họp đó có cần ghi biên bản không. - GV treo bảng phụ ghi nội dung,gợi ý 1, dán ý 3 phần của một cuộc họp. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Gọi từng nhóm đọc biên bản. - GV nhận xét, ghi điểm. 3.Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Nhắc HS xem bài sau. - 1HS trả lời. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1vài HS nêu. - HS tự trả lời. - HS nhận xét. - 1HS đọc lại. - 4 HS tạo thành 1 nhóm, trao đổi và viết biên bản. - 4 nhóm đọc biên bản của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI 1. Chi đội trưởng đọc bản nhận xét, đánh giá mọi hoạt động của Chi đội trong tuần qua về mọi mặt: học tập, nề nếp, vệ sinh, lao động... 2. Ý kiến của tập thể Chi đội. 3. GV nhận xét chung: 4. Kế hoạch tuần 15: - Duy trì tốt nề nếp, sĩ số. - Tiếp tục thi đua học tốt chào mừng ngày 22/12 và ngày giải phóng Gio An 30/12. - Tăng cường thời gian học tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối HKI. - Đội tuyển ôn tập tốt chuẩn bị thi huyện. - Trang phục đúng quy định. Chăm sóc cây cảnh, bồn hoa. - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. a & b ĐẠO ĐỨC: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ.(T1) A. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ. + Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội .Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. + Tôn trọng , quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày . * Học sinh khá giỏi : Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ. Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái , bạn gái và người phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. - Học sinh biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. Có kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ. - Có thái độ tôn trọng phụ nữ. B.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Phiếu học tập ghi bài tập 2. C.CÁC HĐ DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I.BÀI CŨ: + Nêu một số phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam? II.BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2.Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin SGK. *Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam ở trong gia đình và ngoài xã hội. *Cách tiến hành: - GV chia nhóm. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt lại: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, ...đều là những người phụ nữ không chỉ vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, ... + Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, XH mà em biết? + Tại sao những người PN là những người đáng được kính trọng? Hoạt động 2: Làm việc với SGK. *Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa em trai và em gái. *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài tập 1. - GV nhận xét, kếtluận: + Ý a,b đúng ; ý c,d chưa đúng. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2) *Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành. *Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu BT và yêu cầu HS làm vào vở. - GV nhận xét, chốt lại. *Hoạt động tiếp nối: - Về sưu tầm thơ, bài hát ca ngợi về phụ nữ. - 2HS trình bày. - HS lắng nghe. - Các nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh ở SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS lắng nghe. - 1số HS kể. + Họ là những người hi sinh rất nhiều cho gia đình và xã hội. - HS làm viếc cá nhân, một số HS trình bày. - HS làm bài cá nhân – vài HS trình bày. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Giáo án liên quan