Giáo án Lớp 5 Tuần 13 Trường Tiểu học 1 Thới Quản

- Biết đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK).

 * GDMT: HS thấy được hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. GD HS học tập hành động của bạn nhỏ, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

 * KNS: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và đảm nhận trách nhiệm với công đồng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 13 Trường Tiểu học 1 Thới Quản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầm. - HS lập dàn ý theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét. - Hs lắng nghe TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết chia số thập phân cho số tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Chuẩn bị bảng phụ, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: hát 2. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng làm bài nêu quy tắc chia một số thập phân cho 1 số tự nhiên. 34,4 : 4 ; 36,66 : 78 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. HD HS làm bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính. Cho HS làm bài rồi gọi HS chữa bài - GV nhận xét, bổ sung Bài 3: - Gọi 2 HS lên bảng mỗi em làm một phép tính, cả lớp làm bài. H. Khi chia số thập phân cho số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào ? * GV lưu ý cho HS: Khi chia số thập phân cho số tự nhiên mà có dư, ta có thể chia tiếp bằng cách : viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia. Bài 4: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. - GV thu chấm, nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau : Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 … - 4 HS lên bảng thực hiện phép tính chia, trình bày cách thực hiện. - HS dưới lớp làm bài vào vở. - Lớp nhận xét bài trên bảng, sửa sai. - HS nêu yêu cầu, tóm tắt bài. - 1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở. - Nhận xét bài bạn, sửa sai. Bài giải Một bao gạo cân nặng là: 243,2 : 8 = 30,4 (kg) 12 bao gạo cân nặng là: 30,4 x 12 = 364,8 (kg) Đáp số: 364,8kg - Hs lắng nghe. Thứ sáu TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả ngoại hình) I. MỤC TIÊU: Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết yêu cầu của bài tập 1. - Dàn ý bài văn tả 1 người thường gặp: Kết quả quan sát và ghi chép III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: hát 2. Kiểm tra bài cũ: - HS trình bày dàn ý bài văn tả 1 người mà em thường gặp. - GV nhận xét ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có để viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu. - Cho HS đọc đề bài - GV ghi đề bài lên bảng - GV cho HS nhắc lại cấu tạo của 1 đoạn văn - Cho HS kiểm tra lại đoạn văn em vừa đọc đã có câu mở đoạn chưa ? + Câu mở đoạn đã giới thiệu được người em định tả chưa? + Thân đoạn đã xác định được những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó chưa? + Đôi mắt của người đó như thế nào? + Mái tóc của người đó ra sao? + Ngoại hình của người đó như thế nào? + Câu kết đoạn đã nêu được tình cảm của em đối với người định tả chưa? c. Luyện tập. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn văn các em viết. - GV nhận xét, đánh giá những bài văn có ý hay, ý mới (chấm điểm) - GV đọc cho HS nghe những đoạn văn hay 3. Củng cố - dặn dò - Về nhà tập viết lại đoạn văn, chuẩn bị luyện tập làm biên bản. - GV nhận xét tiết học. - 2 HS đọc đề bài, 2 HS đọc gợi ý. - 2 HS giỏi đọc dàn ý được chuyển thành đoạn văn. - HS đọc lại cấu tạo của bài văn tả người. - HS tìm và trả lời. - HS trả lời theo gợi ý. * Gợi ý: + Màu sắc, độ dày, độ dài của mái tóc + Màu sắc, đường nét, cái nhìn … của đôi mắt + Dáng người : thon thả, uyển chuyển … + Giọng nói: ồm ồm, trầm trầm, thanh thoát … - HS đọc đoạn văn viết của mình. - Cả lớp nhận xét bài. - HS nghe đoạn văn hay. TOÁN CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, ... I. MỤC TIÊU: Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,…và vận dụng để giải toán có lời văn. Làm bài tập: 1; 2a,b; 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bút dạ, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS thực hiện pháp chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000 … * Ví dụ 1: GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 213,8 : 10 + Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38 + Em có nhận xét gì về số bị chia 213,8 và thương 21,38. + Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào? * Ví dụ 2: GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13 : 100 + Em có nhận xét gì về số bị chia 98,13 và thương 0,8913? + Như vậy khi cần tìm thương 89,13 : 100 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào? c. Quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... + Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm thế nào? + Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... d. Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm: - Cho HS chơi trò chơi “Thi ai tính nhanh” Bài 2a,b: HS thảo luận theo nhóm. - GV nhận xét, bổ sung - GV cho HS so sánh và nhận xét, bổ sung Kết luận : Khi chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000 … cũng chính là ta đã nhân số đó với 0,1; 0,01; 0,001 … Bài 3: Cho HS đọc đề - GV giúp các em phân tích đề. - Gọi HS lên bảng tóm tắt, GV bổ sung, n/xét. - Cho HS giải vào vở, sau đó GV thu bài chấm 3. Củng cố - Dặn dò: -. Muốn chia 1 số tập phân cho 10, 100, 1000 … ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 213,8 10 13 21,38 38 80 0 * Số bị chia là 213,8 * Số chia là 10 * Thương là 21,38. + Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38. + Chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8: 10 = 21,38. - 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. + Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913. + Chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số thương của 89,13: 100 = 0,8913. - HS đọc kết luận trong SGK. + Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số. + Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số. - 3 đến 4 HS nêu trước lớp. - HS chơi tính nhanh. - HS làm theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 12,9 : 10 12,9 x 0,1 1,29 = 1,29 b) 123,4 : 100 123,4 x 0,01 1,234 = 1,234 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Số tấn gạo đã lấy đi là: 537,25 : 10 = 53,725 (tấn) Số gạo còn lại trong kho là: 537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn) Đáp số: 483,525 tấn - Hs lắng nghe. Chiều thứ sáu Chính tả - Cho học sinh yếu, kém viết đoạn văn ngắn đúng chính tả. - Học sinh khá, giỏi viết đúng chính tả, đúng kích cở quy định. Toán - Sửa bài trong vở bài tập. - Cho học sinh yếu, kém thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. - Học sinh khá giỏi làm toán có lời văn ĐẠO ĐỨC KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết lựa chọn ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. - Củng cố cho HS thực hiện tốt các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn người già, em nhỏ. - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ. KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, với trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội. * ĐĐ HCM: Dù bận trăm công nghìn việc nhưng bao giờ Bác cũng quan tâm đến những người nhà và em nhỏ. Qua bài học, rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Đồ dùng để chơi đóng vai bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài-ghi đề Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 2 - GV phân công mỗi nhóm xử lí đóng vai một tình huống trong bài tập 2. - Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và tập đóng vai. - Cho đại diện các nhóm lên thể hiện. - Gọi đại diện các nhóm nhận xét, GV kết luận. * Tình huống a: Em nên dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà nhờ bố mẹ giúp đỡ. * Tình huống b: Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi. *Tình huống c: Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Hoạt động2: Làm bài tập 3 và 4 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi. - Yêu cầu HS thực hiện sau đó đại diện trình bày. - GV kết luận : + Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm. + Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6. + Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi. + Các tổ chức dành cho trẻ em là : Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng. Hoạt động3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. - Y/cầu các nhóm thảo luận hoàn thành nội dung thảo luận. - Cho đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và kết luận : a) Về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ ở địa phương. b) Về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của dân tộc. - Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ sang trọng. - Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ. - Tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ. - Trẻ em thường được mừng tuổi, được tặng quà mỗi dịp lễ, tết. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau. - HS lắng nghe. - HS hoạt động theo nhóm. - Đại diện từng nhóm thể hiện, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. - HS chú ý lắng nghe. - HS thảo luận nhóm lớn. - Đại diện trình bày, lớp theo dõi nhận xét,nhóm bạn bổ sung. - HS lắng nghe. - Hs lắng nghe. Duyệt của BGH Duyệt của khối trưởng

File đính kèm:

  • docT.13..doc