Giáo án Lớp 5 Tuần 12 - Trường tiểu học Mậu Long

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2: Toán

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,.

I. Mục tiêu:

 Biết nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,.

 Biêt chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

 Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng nhóm HS 6 cái

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc26 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 12 - Trường tiểu học Mậu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học b. Phần nhận xét: - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng. - Mời một HS đọc bài văn. - Mời một HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn. - GV cho HS trao đổi nhóm 2 theo ND : - Xác định phần mở bài? Phần mở bài: Từ đầu đến Đẹp quá! - Ngoại hình của A cháng có những điểm gì nổi bật? Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp chân bắp tay rắn như trắc gụ; vóc cao , vai rộng; người đứng như cái cột đá trời trồng; khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ deo cung ra trận. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào? Người lao động rất khoẻ, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc. - Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó? Phần kết bài: Câu văn cuối. ý chính: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng. - Từ bài văn, em hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người? Nội dung phần ghi nhớ - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, bổ sung. c. Phần ghi nhớ: - Cho HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ. d. Phần luyện tập: - Mời một HS đọc yêu cầu. - GV nhắc HS chú ý: - Khi lập dàn ý, em cần bám sát 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn MT người. - Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc-những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó. - Mời một vài HS nói đối tượng định tả. - Cho HS lập dàn ý vào nháp, 2-3 HS làm vào giấy khổ to. - Mời một số HS trình bày. - GV nhận xét cùng lớp nhận xét kĩ cá bài làm bằng giấy khổ to dán trên bảng e.Củng cố - dặn dò: - GV tóm tắt nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về hoàn chỉnh dàn ý của bài văn. -1 - 2 HS nêu - Lắng nghe - Quan sát tranh minh hoạ - 1 HS đọc bài văn - 1 HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn. - HS trao đổi nhóm - Đại diện một số nhóm trả lời - 3 HS đọc nội dung ghi nhớ - 1 HS đọc yêu cầu. - Lắng nghe - HS nêu đối tượng định tả. - HS lập dàn ý vào nháp, 2-3 HS làm vào giấy khổ to. - Một số HS trình bày. - Lớp nhận xét -Lắng nghe, ghi nhớ Tiết 4: Khoa học: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG I. Mục tiêu: Nhận biết 1 số tính chất của đồng. Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của Đồng. Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng Tích cực trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học: - 1 đoạn dây đồng, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới : a. GT bài b. HĐ 1: Tính chất của đồng . MT: hs quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của đồng. - Yc nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát một đoạn dây đồng, mô tả màu sắc, độ sáng tính cứng, dẻo của đoạn dây. - Quan sát giúp đỡ các nhóm . - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ xung. - Nhận xét kết luận . c. HĐ 2: MT: hs biết nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - Phát phiếu yc hs làm việc theo chỉ dẫn trong phiếu. - Gọi một số hs trình bày. - Các nhóm khác bổ xung. - Nhận xét kết luận. d. HĐ 3: MT: hs kể tên một số đồ dụng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng... - Y/c HS: - Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong các hình sgk. - Kể tên các đồ dùng khác được làm từ đồngvà hợp kim của đồng. - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng. - Nhận xét nêu kết luận. - Yc hs trả lời nhanh các câu hỏi: - Đồng và hợp kim của đồng có các tính chất gì? - Đồng và hợp kim của đồng có ứng dụng gì trong cuộc sống ? - Nhận xét câu trả lời của hs . e. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn hs học thuộc mục bạn cần biết . - Hs hoạt động nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng. - Đại diện nhóm trình bày - Lắng nghe. - Hs làm bài vào phiếu - 1 số hs trình bày. - Lắng nghe. - Một số hs nêu ý kiến - Hs khác nhận xét bổ xung ý kiến . - Hs nghe. - Hs trả lời nhanh các câu hỏi. - Lắng nghe. Ngày soạn: 02/11/2012 Ngày giảng:T6 - 04/11/2012 Tiết 1 : Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân. Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. Giáo dục HS tính chính xác khoa học II. Đồ dùng dạy học: Phiếu HT III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào? - NX ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Luyện tập: Bài tập 1: a. Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và a x (b x c). - Cho HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào phiếu BT. - Chữa bài. Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép cộng các số thập phân. - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét. (a x b) x c = a x (b x c) VD về lời giải: 9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5) = 9,65 x 1 = 9,65 b. Tính bằng cách thuận tiện nhất: - Cho HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào phiếu, sau đó đổi phiếu kiểm tra chữa chéo cho nhau. - Nhóm báo cáo kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. ( Kq: 98,4 ; 738 ; 68,6 ) Bài tập 2: Tính - Gọi 1 HS nêu y/c BT - Cho HS làm theo nhóm 5. - Các nhóm báo cáo kết quả - Cho nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Kết quả: 151,68 b. 111,5 Bài tập 3: - Cho HS đọc bài toán tìm cách giải. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài giải: Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là: 12,5 x 2,5 = 31,25 (km) Đáp số: 31,25 km c. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số thập phân. - HS nêu - Nghe - Nêu yêu cầu - HS nêu - HS làm bài. - HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân. - HS đọc - Nêu cách làm - Thảo luận nhóm 2 - Báo cáo kết quả - Lớp NX bổ sung - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm 5. - Báo cáo kết quả - 1 HS đọc bài toán. - HS làm bài vào vở. - 1 HS làm bảng lớp - Lớp NX bổ sung - Nghe, ghi nhớ __________________________________ Tiết 2: Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát và chọn chi tiết ) I. Mục tiêu: Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc vè ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi; Người thợ rèn,) Hiểu: khi quan sát, viết một bài văn tả người,phải chọn lọc để đưa vào bài văn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng . từ đó biết vận dụng đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoai hình của một người thường gặp. Giáo dục HS tự giác làm bài. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người Bà (BT 1), những chi tiết tả người thợ rèn dang làm việc (BT2) III.Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV KT một vài HS về việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết của bài văn tả một người trong gia đình. - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước ( về cấu tạo 3 phần của bài văn tả người). 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: - Các em đã nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả người và luyện tập dàn ý cho bài văn tả người người trong gia đình. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu :phải biết chon lọc chi tiết khi quan sát, khi viết một bài văn tả người. b. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - Mời 1 HS đọc bài Bà tôi, cả lớp đọc thầm. - Cho HS trao đổi nhóm 2: Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn. - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. - GV treo bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm của bà. Một HS đọc. - GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ đối với bà qua từng lời tả. Bài tập 2: - Mời 1 HS đọc bài Người thợ rèn cả lớp đọc thầm. - Cho HS trao đổi nhóm 5 - Mời các nhóm báo cáo - GV kết luận - Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả? - GV: Chọn lọc chi tiết khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác ; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng. c. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp. - 1 HS đọc - 1 HS nêu - Nghe - HS đọc. - HS trao đổi nhóm hai. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác NX bổ sung. - 1 HS đọc lại bài - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - HS trao đổi nhóm 5 - Nhóm báo cáo - Lớp NX bổ sung thêm - HS trả lời - Nghe, ghi nhớ ___________________________________ Tiết 4: Địa lí : CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói. Nêu tên 1 số sản phẩm của các nghành công nghiệp và thủ công nghiệp. Tích cực trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam tranh minh hoạ, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước . - Nhận xét cho điểm 2. Bài mới : a. GT bài b. HĐ 1: Làm việc theo cặp trong nhóm nhỏ. - Yc hs làm các bài tập ở mục I sgk - Giọ hs trình bày kết quả, giúp hs hoàn thiện câu trả lời. - Nhận xét nêu kết luận. - Yc hs trả lời câu hỏi ở mục II sgk - Nhận xét và kết luận : Nước ta có nhiều nghề thủ công ... - Yc hs dựa vào sgk TLCH - Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì ? - Gọi hs trả lời , giúp hs hoàn thiện câu trả lời. c. HĐ2: Làm việc cả lớp. - Cho hs chỉ trên bản đồ những địa phương có những sản phẩm thủ công nổi tiếng . - Nhận xét kết luận. d. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn hs về học bài chuẩn bị bài sau. - 2 hs lên bảng trả lời - Hs làm bài tập 1 sgk - Một số hs trình bày kết quả trước lớp . - Hs trả lời. - Hs dựa vào sgk trả lời. - 1 số hs trả lời trước lớp - Vài hs lên chỉ trên bản đồ . - Lắng nghe. - Nghe. ______________________________

File đính kèm:

  • docT12.doc
Giáo án liên quan