Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1 bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của HS
Nhận xét ghi điểm
2 Bài mới:32’
Hoạt động 1:8’
Mục tiêu: Giúp học sinh
-Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- Đọc số thập phân
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
¬-Giới thiệu nội dung ôn tập.
hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài
-Bài 1:HS tự làm bài rồi chữa bài
GV theo dõi giúp đở HS yếu
10 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 10 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ :5’
- Thắng lợi của cuộc Cách mạng mùa thu có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta.
2. Bài mới:27’
Hoạt động 1:7’
Mục tiêu: Giúp HS
Tả lại được quang cảnh của Hà Nội trong ngày 2-9-1945.
Phương pháp:
Thảo luận nhóm đôi.
Giới thiệu nội dung bài học
Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945
- Hai học sinh ngồi cùng bàn thảo luận và tả lại quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945.
- GV tổ chức thi tả giữa các cặp.
- Lớp nhận xét, bình chọn cặp tả hay nhất.
- GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.
+ Hà Nội tưng bừng cờ hoa.
+ Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, trai, gái mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ.
Hoạt động 2: 10’
Mục tiêu: Giúp HS
Nắm được diễn biến của buổi lễ.
Phương pháp:
Thảo luận nhóm 4
Đồ dùng:
Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập
HS đọc thông tin SGK. thảo luận nhóm 4 trình bày tóm tắt diễn biến buổi lễ
Các nhóm trình bày cả lớp nhận xét
-GV nhận xét kết luận:
-Thời gian: 14 giờ ngày 2-9 1945
Địa điểm:Quảng trường Ba Đình
Hoạt động 3: 5’
Mục tiêu: Giúp HS
Hiểu được nội dung của Bản tuyên ngôn Độc lập.
Phương pháp:
Hoạt động cá nhân.
Đồ dùng:
Một số nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- HS đọc thông tin SGK nêu nội dung chính hai đoạn trích của Bản tuyên ngôn Độc lập.
- HS trình bày trình bày. Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét kết luận: Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Hoạt động 4: 5’
Mục tiêu: Giúp HS
Nêu được ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945.
Phương pháp:
làm việc cả lớp
Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
-HS trao đổi để tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945.
-HS trình bày kết quả thảo luận.
-GV kết luận: Bản tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập của dân tộc ta.
3. Củng cố - dặn dò:3’
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
Dạy bài thứ năm
Toán
LUYỆN TẬP
L
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1- Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2 Bài mới:32’
Hoạt động 1:8’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Biết phép cộng hai số thập phân có tímh chất giao hoán
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Giới thiệu nội dung ôn tập
Bài 1
GV kẻ sẵn bảng so sánh
A
5,7
14,9
0,53
B
6,24
4,36
3,09
A+B
5,7+6,24=11,94
B+A
6,24+5,7=11,94
HS làm bài rồi nêu nhận xét: a+b = b+a
Hoạt động 2:8’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Củng cố cộng hai số thập phân
+
Thử lại bằng tính chất giao hoán
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 2 :
HS tự làm bài rồi chữa bài
HS áp dụng tính chất giao hoán để thử lại
+
9,46 3,8
3,8 9,46
13,26 13,26
Hoạt động 3:8’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học liên quan đến cộng các số thập phân
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 3:
HS đọc đề bài
Phân tích ,tóm tắt bài toán
HS tự làm bài rồi chữa bài
Chiều dài hình chữ nhật
16,34 + 8,32 = 24,66 ( m )
Chu vi hình chữ nhật
( 24,66 + 16,34 ) x 2 = 82 ( m )
Đáp số : 82 m
Hoạt động 4:8’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Rèn kĩ năng giải toán trung bình cộng có liên quan đến cộng các số thập phân
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 4:
HS đọc đề bài
Phân tích ,tóm tắt bài
HS tự làm bài rồi chữa bài
Số m vải cửa hàng bán được trong hai tuần lễ 314,78 + 525,22 = 840 ( m )
Tổng số ngày trong hai tuần lể là :
7 x 2 = 14 ( ngày )
Trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được là
840 : 14 = 60 ( m)
Đáp số : 60 m
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: luyện tập chung
Kĩ thuật
BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1 Bài cũ:5’
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2 Bài mới : 25’
Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Giúp học sinh
Biết cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
Có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ giúp đở gia đình bày dọn bữa ăn
Phương pháp:
Hoạt động cá nhân
Đồ dùng:
Tranh ảnh bày các món ăn
Giới thiệu nội dung bài học
Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
HS quan sát hình 1 SGK kết hợp đọc thông tin trả lời câu hỏi:
-Nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
-Nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình em
GV tổng kết các ý kiến của HS
Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh.
Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình. Dụng cụ ăn uống phải khô ráo sạch sẽ
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Giúp học sinh
Biết cách thu dọn sau bữa ăn
Có ý thức giúp đở gia đình bày dọn sau bữa ăn
Phương pháp:
Hoạt động cá nhân
Đồ dùng:
Tranh ảnh bày các món ăn
Cách thu dọn sau bữa ăn
HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình mình rồi so sánh với cách thu dọn bữa ăn trình bày ở SGK
GV tóm tắt các ý HS vừa nêu:
-Dồn thức ăn không dùng được nữađể đổ bỏ và cất những thức ăn còn có thể dùng tiếp vào chạn hoặc tủ lạnh
-xếp các dụng cụ ăn uống theo từng loại, đặt vào mâm để mang đi rữa
-Lau bàn ăn bằng khăn sạch và ẩm
Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong.
Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn
GV hướng dẫn HS cách cất các thức ănvào tủ lạnh:
Thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy
3 củng cố ,dặn dò : 3’
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau:
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008
Dạy bài thứ sáu
Toán TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1- Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2 Bài mới:32’
Hoạt động 1:12’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Biết tính tổng nhiều số thập phân ( tương tự tính tổng hai số thập phân )
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Giới thiệu bài nêu nội dung bài học
Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân
a)GV nêu ví dụ
HS phân tích ví dụ dẫn đến phép tính
27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l )
HS tự đặt tính rồi thực hiện phép tính
HS nêu cách cộng nhiều số thập phân
-Đặt tính
-Cộng như cộng hai số thập phân
b) GV nêu bài toán
HS tự giải rồi chữa bài
HS nêu lại cách tính tổng nhiều số thập phân
Hoạt động 2:20’
Mục tiêu: Giúp học sinh
-Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng nhiều số thập phân
-Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng nhiều số thập phân
-Biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Thực hành
GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 2:
GV kẻ sẵn bảng
a
b
c
(a + b )+ c
a + ( b + c )
2,5
6,8
1,2
1,34
0,52
4
HS làm bài, so sánh kết quả rồi rút ra nhận xét
(a + b )+ c = a + ( b + c )
Bài 3:
HS vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính nhanh
12,7 +5,89 +1,3 38,6+2,09+7,91
= (12,7+1,3 ) +5,89 = 38,6+(2,09+7,91)
=14 +5,89 = 38,6 + 10
= 19,89 = 48,6
5,75+7,8+4,25+1,2
= (5,75 +4,25) +(7,8+1,2
= 10 + 9
= 19
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: luyện tập
Khoa học
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ : 5’
- Em muốn sang bên kia đường mà đường không có phần dành cho người đi bộ. Em sẽ làm như thế nào? Hãy thực hành theo cách em cho là đúng.
2. Bài mới:25’
Hoạt động 1:15’
Mục tiêu: Giúp học sinh
Ôn lại các kiến thức trong bài: Nam hay nữ; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Phương pháp:
làm việc cá nhân, Đàm thoại
Giới thiệu nội dung ôn tập
Làm việc với SGK
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2, 3 SGK/ 42
- GV gọi một số HS lên trả lời. - HS nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 1:
+ Tuổi dậy thì: Nữ: 10 – 15 tuổi
Nam: 13- 17 tuổi
+ Tuổi vị thành niên: 10 – 19 tuổi.
Câu 2: Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu 3: Mang thai và cho con bú.
Hoạt động 2: 10’
Mục tiêu: Giúp HS
Biết vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một số bệnh đã học.
Phương pháp:
Trò chơi.
: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43/SGK.
- Sau đó, GV yêu cầu các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ.
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét.
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Nhóm 3 Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não.
Nhóm 4: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
- GV yêu cầu các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc có thể nêu ra ý tưởng mới.
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố - dặn dò:3’
- Nhận xét giờ học
- vẽ tranh vận động . Tuyên truyền với mọi người xung quanh mình về những điều đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Tre, mây, song
Sinh hoạt:
ĐỘI
Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động cụ thể
1. Đánh giá hoạt động tuần 10.
Ưu điểm:
- Ở lớp hầu hết các em tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
- Đã khắc phục được tình trạng ăn quà vặt trong trường.
Tuyên dương các ban: Thu, Đức đã có thành tích học tập tốt trong tuần qua.
Khuyết điểm:
- Do thời tiết không thuân lợi nên công tác vệ sinh chưa tốt.
- Đồng phục chưa đều.
- Tình trạng đi học muộn và nghỉ học còn xảy ra.
- Một số bạn về nhà chưa làm và học bài như: Khắc Hà , Loan, Trâm
2. Kế hoạch tuần 11.
- Thi đua học tập tốt Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Tập văn nghệ dự thi tiếng hát hay trong nhà trường.
- Tích cực học tập dành nhiều điểm 10 tặng thầy cô.
- Chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp tháng 11.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Khắc phục tình trạng đi học muộn và không có lí do.
- Tổ chức tốt phong trào học và làm theo báo đội.
File đính kèm:
- TUN10~1.doc