$46: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân, chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước.
- So sánh số thập phân.
- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
28 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 10 - Trường Tiểu học Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Bài tập 1 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV phát phiếu thảo luận.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 làm bài.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS bài cá nhân.
- Mời HS trình bày bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
*Bài tập 3 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm vào vở.
- Mời một số HS đọc câu vừa đặt.
- Cả lớp và GV nhận xét,
*Bài tập 4 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin” để tìm các từ ngữ miêu tả
+GV chỉ định 1 HS tìm từ, đọc to nếu đúng thì HS đó được quyền chỉ định HS khác.
+HS lần lượt chơi cho đến hết.
- Cho HS đặt câu vào vở.
- Mời HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
3- Củng cố dặn dò (5’):
- GV nhận xét tiết học:
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút cho tiết kiểm tra viết giữa học kì I.
*Lời giải:
Câu
Từ dùng không CX
Thay bằng từ
Hoàng bê chén nước bảo ông uống
bê,
bảo
bưng
mời
Ông vò đầu Hoàng
vò
xoa
Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!
thực hành
làm
*Lời giải:
No, chết; bại; đậu; đẹp.
* Lời giải
+ Quyển truyện này giá bao nhiêu tiền.
+ Trên giá sách của bạn lan có rất nhiều truyện hay.
+ Chị hồng hỏi giá tiền chiếc áo treo trên giá.
*Lời giải:
a)Làm đau bằng cách dùng tay hoặc roi gậyđập vào cơ thể:
- Bố Em không bao giờ đánh con.
- Đánh bạn là không tốt.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh:
- Lan đánh đàn rất hay.
- Hùng đánh trống rất cừ.
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng xát, xoa:
- Mẹ đánh xoong, nồi sạch bong.
- Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
Thể dục.
$20: Trò chơi “Chạy nhanh theo số”
I/ Mục tiêu:
- Ôn 4 động tác vươn thở ,tay chân,vặn mình. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
- Trên sân trường , dọn vệ sinh nơi tập.
- Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy một hàng dọc quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Chơi trò chơi ‘Đứng ngồi theo hiệu lệnh”
2. Phần cơ bản.
a) Ôn 4 động tác: vươn thở, tay chân của bài thể dục.
- Lần 1: Tập từng động tác.
- Lần 2-3: Tập liên hoàn 4 động tác.
- Ôn 4 động tác vươn thở, tay và chân. vặn mình.
- Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
b) Trò chơi “Chạy nhanh theo số”
- GVnêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, tổ chức cho HS chơi thử .sau đó chơi thật.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Phần kết thúc.
- GV hướng dẫn học sinh thả lỏng
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá, giao bài tập về nhà.
6-10 phút
1-2 phút
1-2vòng
1- 2 phút
1-2 phút
18-22 phút
12-14 phút
2-3 lần
6-8 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
- ĐHNL.
* * * * * * * *
GV * * * * * * * *
* * * * * * * *
- ĐHNT.
- ĐHTL:
GV
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
- ĐHTC:
* * * *
GV * * * *
* * * *
- ĐHKT:
* * * * * * *
* * * * * * *
GV
Ngày soạn: 27/ 10/ 2009
Ngày giảng: T6/ 30/ 10/ 2009
Toán
$50: tổng nhiều Số thập phân
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ (5’):
- Nêu cách cộng hai số thập phân?
- Đặt tính rồi tính:
5,48 + 36,534 0,604 + 237,7
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài (1’):
2.2- Hướng dẫn tính tổng của nhiều số thập phân (12’):
a) Ví dụ :
- GV nêu bài toán ví dụ.
? Làm thế nào để tính được số lít dầu trong cả 3 thùng.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng tương tự như cộng hai số thập phân.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp.
- Nhận xét.
? Muốn tính tổng nhiều STP ta làm như thế nào.
- GV chốt lại, ghi bảng.
- Gọi HS nhắc lại.
b) Bài toán:
- GV nêu bài toán, hướng dẫn HS làm bài.
- Mời một HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS nêu.
- HS nghe và phân tích bài toán.
- Tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5.
- HS trao đổi với nhau và cùng tính.
27,5
+ 36,75
14,5
78,75
- Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)
Đáp số: 24,95 dm
2.2-Luyện tập (17’):
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 2 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài ở bảng phụ .
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò (5’):
- GV chốt lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau.
*Kết quả:
40,14; 46,60; 2,33.
* Kết quả:
13,9; 8,41.
- HS làm bài và tự rút ra nhận xét:
(a + b) + c = a + (b + c)
* Kết quả:
a) 18,75
b) 13,67
c) 5
Tiếng Việt
Bài luyện tập (tiết 7)
I/ Mục đích yêu cầu :
- Kiểm tra đọc - hiểu và kiểm tra kiến thức kĩ năng về từ và câu. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra: - Thời gian kiểm tra: 40 phút
- GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
A-Đọc thầm bài “Mầm non”trong SGK trang 98.
B- Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1-Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hè ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông
2-Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3-Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
a.Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
b.Nhờ sự im ắng của mọi cảnh vật trong mùa xuân.
c.Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoâ lá trong mùaxuân.
4-Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
a. Rừng thưa thớt vì ít cây.
b. Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5-Y chính của đoạn văn là gì?
a. Miêu tả mầm non.
b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6-Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
a. Bé đang học ở trường mầm non.
b.Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c.Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7-Hối hả có nghĩa là gì?
a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
b. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8-Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
a. Danh từ ; b. Tính từ ; c. Động từ
9-Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a.Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt
b.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách
c.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách
10-Từ nào đồng nghĩa với im ắng?
a. Lặng im ; b. Nho nhỏ ; c . Lim dim
3-Củng cố, dặn dò:
- GV thu bài.
- GV nhận xét giờ kiểm tra và nhắc HS chuẩn bị bài sau.
*Phần A: Tối đa 5 điểm.
*Phần B: (5 điểm)
Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
*Kết quả:
1 – d
2 – a
3 – a
4 – b
5 – c
6 – c
7 – a
8 – b
9 – c
10 – a
Tiếng Việt
Bài luyện tập (tiết 8)
I/ Mục đích yêu cầu :
- Kiểm tra viết chính tả và tập làm văn. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Ôn định tổ chức:
2- Kiểm tra:- Thời gian kiểm tra: 40 phút
- GV chép đề lên bảng.
- Cho HS chép đề và làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
A- Chính tả ( nghe – viết):
Bài: Việt Nam thân yêu
B- Tập làm văn:
Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV thu bài.
- GV nhận xét giờ kiểm tra.
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
A. Chính tả: ( 5 điểm )
- Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài.
B. Tập làm văn: ( 5 điểm ) Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Viết được bài văn tả con đường quen thuộc đủ các phần mở bài , thân bài , kết bài đúng yêu cầu đã học. Dài khoảng 10 câu trở lên .
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
Sinh hoạt tuần 10
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình của lớp trong tuần, nhận xét ưu khuyết điểm của lớp. Tuyên dương những học sinh có tiến bộ, nhắc nhở những học sinh còn yếu, nhắc nhở học sinh vệ sinh cá nhân.
II. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức (5’):
- Sinh hoạt văn nghệ.
B. Nhận xét (30’):
- Lớp trưởng điều khiển lớp.
1- Bốn tổ trưởng lên nhận xét u khuyết điểm của tổ mình.
2- Lớp trưởng nhận xét chung ưu khuyết điểm của lớp.
3- Giáo viên nhận xét chung hoạt động trong tuần.
a) ưu điểm:
- Lớp đi học đều, đúng giờ, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc, hát đầu giờ đều, thực hiện truy bài đầu giờ nghiêm túc.
- Không khí học tập sôi nổi, các em đã chuẩn bị bài trớc khi đến lớp.
- Trong lớp hăng hái giơ tay phát biểu như: Trang, Huy, Toàn,
- Các bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ sôi nổi, nghiêm túc khi tập thể dục.
- HS tham gia đóng góp các quỹ.
- Tham gia phòng chống dịch cúm A- H1N1.
b) Nhược điểm:
- Duy trì 15 phút truy bài đầu giờ cha nghiêm túc.
- Một số bạn cha nghiêm túc trong khi hoạt động ngoài giờ.
- Trong lớp vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng.
c) ý kiến phát biểu của học sinh.
4- Xếp loại phương hướng:
Tổ 1: 2
Tổ 2: 1
Tổ 3: 3
- Đi học chuyên cần, chuẩn bị bài trước khi đi học.
- Không được ăn quà vặt vứt rác ra trường lớp.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Phát huy phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Phòng chống dịch cúm A- H1N1.
- Cả lớp hát.
- Lớp lắng nghe để đóng góp ý kiến.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
File đính kèm:
- Giao an(15).doc