Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 1
I. Mục đích - Yêu cầu :
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu (phát âm rõ tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút ; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễm cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam-Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc cho HS bốc thăm. Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai, Một chuyên gia máy xúc, những người bạn tốt, Kì diệu rừng xanh, Cái gì quý nhất.
- Bút dạ và bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT 2.
26 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 10 - Trường TH Tân Thượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nêu được vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính nước ta trên lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Nêu được vai trò của ngành trồng trọt sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.
- Nêu đặc điểm của cây trồng nước ta. Phong phú trong đó lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
II. Đồ dùng dạy – học.
- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ :
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống ở đâu ?
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài
HĐ1 : Vai trò của ngành trồng trọt.
MT : Nêu được vai trò của ngành trồng trọt.
-GV treo lược đồ nông nghiệp VN và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ.
-GV hỏi.
+Nhìn trên lươc đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
+Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của nghành trồng trót trong sản xuất nông ngiêp?
KL: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta.
HĐ2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.
MT : Nắm được nước ta trồng được nhiều loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập dưới đây.
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-GV mời đại diện HS báo cáo kết quả.
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
KL: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta trồng được nhiều loại cây ...
HĐ3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
MT : Giúp HS hiểu được giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
-GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi về các vấn đề sau:
+Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
+Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
+GV nêu: nước ta được xếp vào các nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới.
H: Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới?
+Khi HS trả lời. GV có thể vẽ lên bảng thành sơ đồ các điều kiện để VN trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.
+Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?
+Em hiểu gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?
+Với những loai cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông ngiệp ở nước ta?
KL : HS hiểu được giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
HĐ4: Sự phân bố cây trồng ở nước ta.
MT : Nêu được vùng phân bố của một số loại cây trồng.
-GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát lược đồ nông nghiệp VN và tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng của VN.
-Gợi ý cách trình bày: Nêu tên cây; nêu và chỉ vùng phân bố của cây đó trên lược đồ.
-GV tổ chức cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta.
-GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS được cả lớp bình chọn, khen ngợi cả 3 HS đã tham gia cuộc thi.
KL:Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam bộ...
HĐ5: Ngành chăn nuôi ở nước ta.
MT : Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi ở nước ta.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cặp để giải quyết các câu hỏi sau:
+Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+Trâu bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
..
-GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
-GV sửa chữa câu trả lời của HS, sau đó giảng lại về ngành chăn nuôi theo sơ đồ.
-Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thi ghép kí hiệu các cây trồng nuôi vào lược đồ.
KL : Chăn nuôi có vai trò hết sức quan trọng ...
3. Củng cố - Dặn dò :
-GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV
-Nghe.
-Nêu: lược đồ nông nghiệp VN giúp ta nhận xét về đặc điểm của nghành nông nghiệp.
-Kí hiệu cây trồng có số lượng nhiều hơn.
-Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
-Mỗi nhóm 4-6 HS cùng đoc SGK, xem lược đồ và hoàn thành phiếu.
-HS nêu câu hỏi nhờ GV giải đáp.
-2 HS đại diện cho 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả 2 bài tập.
-HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Nghe câu hỏi, trao đổi với các bạn và nêu ý kiến.
-Cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng.
-HS nêu theo hiểu biết của mình.
-Nghe.
-Vì: Có đồng bằng lớn.
-Đất phù sa màu mỡ.
-Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
-Có nguồn nước dồi dào.
-Chè, cà phê, cao su.
-Là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao; cà phê, cao su, chè của VN đã nổi tiếng trên thế giới.
-Ngành trồng trọt đóng góp tới ¾ giá trị sản xuất nông nghiệp.
-HS cùng cặp quan sát lược đồ và tập trình bày, khi HS này trình bày thì HS kia theo dõi, bổ sung ý kiến cho bạn.
-3 HS lần lượt trả lời trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến, sau đó bình chọn bạn trình bày đúng và hay nhất.
-HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời câu hoi.
-Nước ta nuôi nhiều trâu, bò, lợn, gà, vịt
- Nuôi nhiều ở đồng bằng.
-Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
-HS theo dõi.
Toán
Tiết 50 : TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh :
- Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự tính tổng hai số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận lợi nhất.
II. Đồ dùng học tập
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng nêu cách cộng hai số thập phân và thực hiện : 316,7 + 23,75
-Gọi HS lên bảng sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng để nêu ngay kết quả.
23,75 + 316,7 = ?
-Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài
HĐ 1 : Hướng dẫn.
MT : Nắm được cách tính tổng của nhiều số thập phân.
-Cho HS nêu ví dụ 1 SGK.
-Để biết cả ba thùng có bao nhiêu l dầu ta làm thế nào?
-GV viết lên bảng.
-Gợi ý: Tưng tự cộng nhiều số tự nhiên, ta đặt tính để cộng nhiều số thập phân như thế nào?
-Muốn thực hiện tính tổng nhiều số thập phân ta thực hiện như thế nào?
-Gọi HS nhắc lại cách làm
-Gọi HS nêu ví dụ 2 SGK.
-Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
-Cho HS thực hiện vào nháp.
-Nhận xét chốt lại các tính tổng của nhiều số thập phân.
HĐ 2 : Luyện tập.
Bài 1 :
MT : Biết tính tổng của nhiều số thập phân.
-Nêu yêu cầu bài tập.
-Nhận xét cho điểm.
Bài 2 :
MT : Nắm được tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân.
-Gọi HS đọc đề bài.
-Phát phiếu học tập cho HS.
-Nhận xét sửa bài.
Bài 3 :
MT : Biết vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để làm tốt các bài tập.
-Gọi HS đọc đề bài.
-HD HS sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố - Dặn dò :
-Gọi HS nhắc lại kiến thức của bài học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập
-HS lên bảng thực hiện
-Nhắc lại tên bài học.
-1HS nêu.
a) HS viết phép tính
27,5 + 36,75 + 14,5 = (l)
-HS thực hiện đặt tính dọc.
-Viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
- HS nêu.
-Một số HS nhắc lại.
-1HS nêu bài toán.
-Tính tổng số đo 3 cạnh của tam giác.
-HS thực hiện cá nhân
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95(dm)
Đáp số: 24,95dm
-HS nhắc lại.
-HS đọc bài, nêu yêu cầu.
-2HS lên bảng làm, lớp làm vàovở.
a) 5,27 +14,35 + 9,25 = 28,87
b) 6,4 + 18,36 + 52 = 76,76
c) 20,08 + 32,91 + 7,15 = 60,14
d) 0,75 + 0,09 + 0,8 = 1,64
-Nhận xét bài làm trên bảng.
-1HS đọc đề bài.
-1HS lên bảng làm vào bảng phụ, Lớp làm bài vào phiếu bài tập.
a
b
c
(a+b)+c
a+(b+c)
2,5
6,8
1,2
10,5
10,5
1,34
0,52
4
5,68
5,68
-Nhận xét bài làm trên bảng, rút nhận xét.
-1HS đọc đề bài.
-2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 b) 38,6 + 2,09 + 7,91
= (12,7 + 1,3) +5,89 =38,6 + (2,09 + 7,91)
= 14 + 5,89 =3,86 + 3
= 19,89 = 6,86
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 d) 7,34+0,45+2,66+0,55
= 5,75 + 4,25 + 7,8 + 1,2 = 7,34+2,66+0,45+0,55
= 10 + 9 = 10 + 1
= 19 = 11
-Nhận xét bài làm của bạn.
-1-2 HS nhắc lại.
Nội dung sinh hoạt :
Đánh giá hoạt động tuần 10 :
Hạnh kiểm : Đi học chuyên cần, lễ phép ; duy trì nề nếp ra vào lớp tốt.
Học lực : Đa số đã có ý thức học bài, chuẩn bị bài.
Hăng hái thi đua học tập, tổng kết bông hoa điểm 10.
Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài chu đáo.
Kế hoạch hoạt động tuần 11 :
Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm 10.
Đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau trong học tập.
Tăng cường công việc truy bài đầu giờ, sửa bài chu đáo, chính xác.
Tiếp tục hoàn thành các khoản tiền đóng góp đầu năm.
Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Hoạt động ngoài giờ :
- Sinh hoạt văn nghệ : hát những bài hát về thầy cô giáo.
File đính kèm:
- Tuan 10.doc