Giáo án Lớp 5 Tuần 10 - GV: Hồ Minh Tâm

Tiếng việt

ÔN TẬP - KIỂM TRA

GIỮA HỌC KÌ I

(Tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập được các bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

 - HS khá giỏi biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục

- Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).

- Hợp tác (kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin).

III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Trao đổi nhóm.

- Trình bày một phút.

 

doc28 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 10 - GV: Hồ Minh Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày: - Nhận xét, bổ sung. - Chú ý. - Đại diện nhóm bốc thăm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Học sinh nêu và chú ý lắng nghe. ************************************************************ Đại lí Nông nghiệp ***** I. Mục đích, yêu cầu - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta: + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp. + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. + Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn). - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. - HS khá giỏi giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn; vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ kinh tế Việt Nam, lược đồ nông nghiệp Việt Nam. - Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Phân bố chủ yếu ở đâu ? Dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ? + Sự phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì ? - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Mặc dù chỉ có 1/4 diện tích đất liền là đồng bằng nhưng nước ta lại là nước nông nghiệp. Vậy ngành nông nghiệp nước ta có đặc điểm gì ? Bài Nông nghiệp sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc trên. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 : Ngành trồng trọt - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ? - Nhận xét, chốt lại ý đúng: Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. Do vậy, trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp nước ta - Yêu cầu quan sát lược đồ và thảo luận các câu hỏi sau theo nhóm đôi: + Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta. + Lúa, mía, khoai, đậu, + Loại cây nào được trồng nhiều hơn cả ? + Lúa, cao su, cà phê, chè, cây ăn quả. + Cây lúa gạo và cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở đâu ? + Lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ? Nhận xét, kết luận và cho xem tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả , đồng thời xác định trên bản đồ vị trí tương đối của các địa điểm đó. * Hoạt động 2: Chăn nuôi - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta. + Trâu, bò, vịt, lợn, gà, + Dựa vào lược đồ, hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đâu ? + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên - Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng ? - Nhận xét, kết luận. Do đảm bảo nguồn thức ăn. - Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại 4/ Củng cố Gọi học sinh trả lời lại các câu hỏi trong sách giáo khoa. Nhận xét chốt lại. - Trồng trọt có vai trò chính trong ngành nông nghiệp nước ta, trong đó lúa là cây nông nghiệp chủ yếu. Với những thành tựu đã đạt được trong việc trồng lúa, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (sau Thái Lan). 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài đã học và ghi vào vở nội dung. - Chuẩn bị bài Lâm nghiệp và thủy sản. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Tham khảo mục 1 SGK, thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu: - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát, thảo luận với bạn ngồi cạnh: - Nối tiếp nhau trình bày. - Nhận xét bổ sung. - HS khá giỏi trả lời - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát tranh, ảnh và bản đồ. - Thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận xét bổ sung. - HS khá giỏi nối tiếp nhau phát biểu - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Học sinh trả lời. Chú ý. Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 25-10-2013 Tiếng việt KIỂM TRAGIỮA HỌC KÌ I (Tiết 8) ********************************************************** Toán Tổng nhiều số thập phân I. Mục tiêu Biết: - Tính tổng nhiều số thập phân (BT1a, b). - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân (BT 2). - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất (BT3a, c) - HS giỏi thực hiện cả 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ kẻ theo mẫu của bài tập 2 và ghi nhận xét. - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS: + Nêu tính chất của phép cộng các số thập phân. + Tùy theo đối tượng, làm các bài tập trong SGK. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới - Giới thiệu: Các em đã biết cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. Muốn cộng nhiều số thập phân, ta phải làm như thế nào ? Bài Tính tổng nhiều số thập phân sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc này. - Ghi bảng tựa bài. * Tìm hiểu bài a) Ví dụ - Ghi bảng ví dụ: 27,5 + 36,75 + 14,5 = (l) ? - Yêu cầu thực hiện vào nháp theo các bước: + Đặt tính + Tính - Nhận xét, ghi bảng và hướng dẫn: 27,5 . Viết số hạng này dưới số hạng kia, + 36,75 các chữ số cùng hàng thẳng cột, dấu 14,5 phẩy của các số hạng cùng cột. 78,75 . Cộng như cộng số tự nhiên. . Dấu phẩy của tổng thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng. b) Bài toán - Yêu cầu đọc bài toán. - Hướng dẫn: Chu vi hình tam giác là tổng số đo của 3 cạnh. - Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào bảng con. - Nhận xét, sửa chữa: Chu vi hình tam giác là: 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (m) Đáp số: 24,95m * Thực hành - Bài 1 Rèn kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân + Nêu yêu cầu bài 1. + Hỗ trợ: Đặt tính và tính. + Ghi bảng lần lượt từng phép tính a và b, yêu cầu thực hiện vào bảng con. + Nhận xét, sửa chữa: a) 28,67 b) 76,36 - Bài 2: Tìm hiểu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Treo bảng phụ và hướng dẫn: . Tính giá trị của (a + b) + c và a + b + c. . So sánh giá trị của (a + b) + c và a + b + c. + Yêu cầu thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. + Nhận xét và ghi bảng: Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng hai số còn lại. (a + b) + c = a + b + c - Bài 3 : Rèn kĩ năng vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu làm vào vở câu a, c; HS khá giỏi làm cả 4 câu. Phát bảng nhóm cho 2 đối tượng HS thực hiện. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, sửa chữa: a) 12,7+5,89+1,3 = (12,7 + 1,3) + 5,89 = 19,89 b) 38,6+2,09+7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) = 48,6 c) 5,75+7,8+4,25+1,2 = (5,75+4,25) + (7,8+1,2) = 10 + 9 = 19 d)7,34+0,45+2,66+0,55=(7,34+2,66)+(0,45+0,55) = 10 + 1 = 11 4. Củng cố - Yêu cầu nhắc lại tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. - Nắm được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân, các em vận dụng vào bài tập để tính sao cho thuận tiện và chính xác. 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi làm toàn bộ bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài Luyện tập. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Quan sát và tiếp nối nhau nêu. - 1 HS đọc to. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - 1 HS đọc to. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - 1 HS đọc to. - Quan sát và chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Quan sát và nối tiếp nhau nêu. - 1 HS đọc to. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Tiếp nối nhau phát biểu. Thực hiện trò chơi. Chú ý. Sinh hoạt lớp TUẦN 10 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 9 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì SS lớp . - Nề nếp lớp * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. * Văn thể mĩ: - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ . - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : ... III. Kế hoạch tuần 10: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 11. - Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. - Giúp bạn cùng tiến. - Kiểm tra sách vở của các bạn. - Khảo sát chất lượng HKI. * Vệ sinh: - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Thực hiện trang trí lớp học. * Hoạt động khác: - Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Nhắc nhở động viên học sinh tham gia mua bảo hiểm. Đồ thể dục. IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.

File đính kèm:

  • dociao an tuan 10 lop 5 nam 2013 2014.doc