1. Kiến thức:
Đọc đúng các tiếng , từ ngữ hoặc dễ lẫn , tưởng tượng vui vẻ , may mắn , kiến thiết , tựu trường.
Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ , niềm hi vọng của Bác đối với học sinh
57 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc bài và chuẩn bị bài sau .
HS trình bày và giải thích .
HS nghe .
Những điểm bổ sung qua tiết dạy
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
********
Môn : Luyện từ và câu - Tiết : 2
Bài : LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể .
2. Kĩ năng:
Tìm được từ đồng nghĩa với những từ đã cho .
Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa .
3. Thái độ :
Giáo dục HS có ý thức dùng những từ đồng nghĩa để sử dụng trong văn cảnh và trong khi làm bài .
II. Phương pháp:
-Đàm thoại
- Thảo luận nhóm .
- Trực quan
III. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên:
Giấy khổ to , bút dạ .
2. Học sinh:
- SGK, dụng cụ học tập .
- Từ điển HS .
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 em HS lên bảng kiểm tra .
+ Thế nào là từ động nghĩa ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho ví dụ ?
Nhận xét cho điểm từng HS .
3 HS lần lượt trả lời .
HS nghe
Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập
Củng cố , dặn dò
Các em đã được hiểu như thế nào là từ đồng nghĩa , đồng nghĩa hoàn toàn , không hoàn toàn . Hôm nay cô cùng các em luyện tập cách sử dụng từ đồng nghĩa sao cho phù hợp .
Bài 1 :Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
Tổ chức cho HS thi tìm từ theo nhóm .
Gọi nhóm làm bài xong trước dán lên bảng, trình bày kết quả, các bạn còn lại bổ sung .
Nhận xét kết quả HS nêu .
Bài tập 2 :Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
Yêu cầu HS tự làm bài .
Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
Nhận xét bài làm của HS .
Tổ chức cho HS thi đặt câu tiếp sức .
Nhận xét khen ngợi nhóm đặt có nhiều câu hay .
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm .
+ Đọc kĩ hướng dẫn sau .
+ Xác định nghĩa của từng từ trong ngoặc.
+ Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh .
Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp .
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
Đáp án :điên cuồng , nhô lên , sáng rực , gầm vang , hối hả .
Gọi HS đọc lại hoàn chỉnh bài .
Kết luận : Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đông nghĩa không hoàn toàn . Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi .
Nhận xét tiết học .
Giáo dục HS qua bài học .
Về nhà viết lại đoạn văn Cá hồi vượt thác vào vở và chẩn bị bài sau .
HS nghe và thực hiện .
1 HS đọc bài thành tiếng trước lớp .
HS tìm từ :
Chỉ màu xanh
Chỉ màu đỏ
Chỉ màu trắng
Chỉ màu vàng
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
HS đọc yêu cầu .
4 HS làm bài trên bảng lớp . HS dưới lớp làm bài vào vở .
HS nhận xét .
+ Buổi chiều da trời xanh đậm , nước biển xanh lơ .
+ Mặt trời đỏ ối từ từ khuất sau dãy núi .
+ Bạn Nga có nước da trắng hồng .
+ Hòn than đen nhánh .
HS đọc bài .
4 HS cùng thảo luận làm bài .
1 HS lên bảng làm bài .
Theo dõi nhận xét của GV .
HS đọc
HS nghe .
HS nghe và thực hiện .
Những điểm bổ sung qua tiết dạy
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
********
Môn : Toán - Tiết : 5
Bài : PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Qua bài này HS nắm được như thế nào là phân số thập phân .
2. Kĩ năng:
Biết thế nào là phân số thập phân .
Biết có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.
3. Thái độ :
Giáo dục HS tính chính xác và say mê học toán của HS .
II. Phương pháp:
- Giảng giải
- Thảo luận nhóm .
- Luyện tập thực hành
III. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên:
SGK , SGV .
2. Học sinh:
- SGK, dụng cụ học tập .
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em HS lên bảng kiểm tra .
+ Thế nào là phân số lớn hợn 1, nhỏ hơn 1 ,và bằng 1 .
Nhận xét cho điểm từng HS .
2 HS lần lượt trả lời .
HS nghe .
Bài mới
Giới thiệu bài
Giới thiệu về phân số thập phân
Luyện tập , thực hành
Củng cố , dặn dò :
Trong tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu về phân số thập phân .
GV viết lên bảng các phân số : và yêu cầu HS đọc .
+ Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên ?
GV : Các phân số có mẫu số là 10 ; 100 ; 1000 được gọi là các phân số thập phân .
GV viết lên bảng phân số và yêu cầu : Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số ?
Các phân số còn lại GV cho HS làm bài tương tự .
GV kết luận : Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân .
+ Khi muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta tìm một số nhân với mẫu số để có 10; 100; 1000 rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân .
Bài 1 : GV viết các phân số thập phân lên bảng và yêu cầu HS đọc .
Bài 2 : GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho HS viết .
GV nhận xét bài làm của HS trên bảng .
Bài 3 : GV cho HS đọc các phân số trong bài .
Gọi HS nhận xét .
GV nhận xét kết quả bài làm của HS .
Bài 4 : Gọi HS đọc đề bài .
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
GV yêu cầu HS làm bài .
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài cho HS .
GV nhận xét tiết học .
Về nhà học bài xem lại bài và chẩn bị cho bài sau .
HS nghe và thực hiện .
HS đọc các phân số trên .
+ Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000
+ Mẫu số của các phân số này đều chia hết cho 10 .
HS nghe và nhắc lại .
1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
HS nêu cách làm bài .
HS nối tiếp nhau đọc .
2 HS lên bảng viết , HS khác viết bài vào vở
HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
HS đọc và nêu : Phân số là phân số thập phân .
HS đọc đề bài .
Bài tập yêu cầu chúng ta tìm số thích hợp vào ô trống .
2 HS làm bài , cả lớp làm bài vào vở bài tập .
HS nhận xét bài bạn .
HS nghe và thực hiện .
Những điểm bổ sung qua tiết dạy
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
********
Môn :Tập làm văn - Tiết : 5
Bài : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được trình bày theo dàn ý .
2. Kĩ năng:
Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh .
Nhận biết được cách quan sát của nhà văn trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng .
3. Thái độ :
Giáo dục HS dùng từ ngữ trong sáng trong khi làm bài văn , yêu thích môn học này .
II. Phương pháp:
- Giảng giải
- Thảo luận nhóm .
- Luyện tập thực hành
III. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên:
SGK , SGV .
2. Học sinh:
- SGK, dụng cụ học tập .
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em HS lên bảng kiểm tra .
+ Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
+ Nêu cấu tạo của bài văn Nắng trưa
GV nhận xét cho điểm HS .
2 HS lần lượt trả lời .
Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập
Luyện tập , thực hành
Để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh, hôm nay các em thực hành luyện tập về quan sát tả cảnh, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh .
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập .
Yêu cầu HS làm bài theo cặp .
Gọi HS trình bày nối tiếp theo các câu hỏi :
Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
Tác giả quan sát bằng những giác quan nào ?
Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?Tại sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế ?
GV nhận xét và khen ngợi .
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày .
Nhận xét khen ngợi HS có ý thức chuẩn bị bài , quan sát tốt nhất .
Tổ chức cho HS làm bài cá nhân , Giúp đỡ những HS học yếu .
Gợi ý những câu hỏi :
+ Em tả cảnh gì ? Ở đâu ? Vào thời gian nào ? Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì ?
+ Thân bài : Tả những nét nổi bật của cảnh vật .
Tả theo thời gian .
Tả theo trình tự từng bộ phận .
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ nhận xét của em về cảnh vật .
Chọn HS làm bài tốt trình bày dàn ý của mình .
Cùng HS nhận xét sửa chữa .
HS nghe và thực hiện .
1 Hs đọc thành tiếng.
2 HS ngội cùng bàn trao đổi, thảo luận .
Những sự vật được miêu tả : cánh đồng buổi sớm ,đám mây vòm trời những giọt mưa , những sợi cỏ
Tác giả quan sát sự vật bằng xúc giác ( Cảm giác của làn da ), bằng thị giác
Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy . Tác giả cảm nhận giọt mưa rơi trên tóc rất nhẹ .
Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra những khoảng vực xanh vòi vọi.
Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh .
HS đọc bài
HS đọc kết quả quan sát .
HS làm bài cá nhân .
HS đọc bài làm của mình trước lớp .
Những điểm bổ sung qua tiết dạy
TỔ KHỐI DUYỆT
BGH DUYỆT
File đính kèm:
- tuan 1 lop 5.doc