Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Hiểu các từ khó trong bài.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bức thư nói lên niềm vui của học sinh trong ngày khai trường và trách nhiệm học tập của các em đối với đất nước.

2. Kỹ năng:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư. Nhận biết đại ý của văn bản. Thuộc lòng một đoạn thư

3. Thái độ:

 - Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

II. Chuẩn bị:

 - Học sinh: SGK.

 - Giáo viên: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài học (SGK)

 

doc29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắc khuy hai lỗ. - Cho học sinh quan sát khuy hai lỗ đính trên 1 số sản phẩm, áo của mình và hình 1b (SGK) để nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. - Tóm tắt nội dung chính của HĐ1 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - Yêu cầu học sinh đọc mục II (SGK) - Yêu cầu học sinh nêu các bước trong quy trình đính khuy và cách thực hiện các bước đó. - Nêu lại các bước trên đồng thời làm mẫu các thao tác đính khuy. - Yêu cầu học sinh nêu mục: Ghi nhớ (SGK) - Cuối HĐ2 cho học sinh thực hiện gấp nẹp, khâu lược nẹp và vạch dấu các điểm đính khuy. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại quy trình đính khuy hai lỗ; nhận xét giờ học; dặn học sinh chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để giờ sau thực hành. - Quan sát, nêu nhận xét - Quan sát khuy áo, nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên 2 nẹp áo - Đọc mục II (SGK) - HS nêu: + B1: Vạch dấu các điểm đính khuy + B2: Đính khuy vào các điểm vạch dấu. - Quan sát, lắng nghe - Nêu mục: Ghi nhớ - Thực hành - Lắng nghe và ghi nhớ Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa. 2. Kỹ năng: - Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với các từ đã cho. - Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ: - Thấy được sự giàu đẹp của Tiếng Việt từ đó có ý thức yêu quý, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp đó. II. Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa? - Từ đồng nghĩa gồm mấy loại? Lấy ví dụ về mỗi loại. - Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Nội dung - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1 - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm 1 ý vào bảng nhóm. - Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá: Nhóm nào tìm nhanh và tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng cuộc. - Chốt lại các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc - Yêu cầu HS đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài 1 - Gọi học sinh nêu câu đặt được, chỉ ra từ chỉ màu sắc đã dùng trong câu. - Gọi học sinh nhận xét - Nhận xét, ghi 1 số câu hay ở bảng lớp - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT3 - Yêu cầu học sinh đọc thầm bài văn (SGK) - Yêu cầu nhận xét về những từ trong cùng một ngoặc đơn - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gọi HS trình bày - Nhận xét, gọi học sinh đọc đoạn văn hoàn chỉnh và cả bài văn hoàn chỉnh - Tóm tắt nội dung bài văn; giải thích từ: cá hồi 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học - Dặn học sinh tìm thêm từ theo yêu cầu BT1 sau đó đặt câu với từ tìm được - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Gồm 2 loại, đó là: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn. VD: hổ, cọp, hùm +Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. VD: Chết, toi, qua đời... Bài 1(13): - 1 học sinh nêu yêu cầu BT1 - Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày. a, Xanh biếc, xanh lè, xanh mét, xanh tươi, xanh non, xanh bóng... b, Đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ đọc, đỏ hoét, đỏ lựng, đỏ quạch, đo đỏ... c, Trắng nuột, trắng phau, trắng nhởn,trắng lốp, trắng phốp, trắng hếu... d, Đen kịt, đen xịt, đen nghịt, đen giòn, đen đen, đen nhánh... - Lắng nghe, ghi nhớ Bài 2(13): - Làm bài vào vở và trình bày miệng - Nêu câu đã đặt được. VD: Lan bước từ trong bếp ra, hai má đỏ lựng vì nóng. - Nhận xét - Quan sát, cảm nhận Bài 3(13): - 1 học sinh nêu yêu cầu BT3 - Đọc thầm bài văn - Nhận xét: Đó là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Làm vào SGK - dùng bút chì gạch chân từ mình chọn. - HS trình bày: Đáp án:... điên cuồng... nhô lên...sáng rực...gầm vang...hối hả... - Lắng nghe, đọc đoạn, bài văn - Lắng nghe, ghi nhớ. Toán: Phân số thập phân I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết thế nào là phân số thập phân. - Biết cách chuyển một số phân số thành phân số thập phân. 2. Kỹ năng: - Thực hành làm được các bài tập. 3. Thái độ: - Hứng thú học toán. II. Chuẩn bị: - Học sinh: Bảng con. - Giáo viên: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số? - Nêu đặc điểm của phân số; lớn hơn 1, nhỏ hơn 1, bằng 1. Lấy VD minh họa. - Nhận xét, cho điểm: 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu phân số thập phân - Viết các phân số: - Yêu cầu học sinh nhận xét về mẫu số của các phân số vừa đọc. - Giới thiệu về phân số thập phân: Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,...được gọi là các phân số thập phân - Viết lên bảng phân số ; Yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng * Tương tự với 2 phân số - Chốt lại: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân. - Yêu cầu HS nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân c) Luyện tập: - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT1 - Viết lên bảng từng phân số, gọi học sinh đọc - Yêu cầu học sinh nhận xét về các phân số vừa đọc - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT2. - Đọc từng phân số để học sinh viết vào bảng con. - Nhận xét sau mỗi lần giơ bảng - Nêu yêu cầu BT3, viết các phân số ở bảng; yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân và giải thích cách chọn. - Chốt ý đúng - Gọi HS nêu yêu cầu BT4. - Gắn bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài ở SGK, chữa bài ở bảng phụ. - Cùng cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng. 4. Củng cố - Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Dặn học sinh học bài, làm các ý còn lại của BT4. - 1 HS: Trong 2 phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn - 1 HS: Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. + Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. + Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1. - Đọc các phân số - Nhận xét: mẫu số là 10, 100,1000, - Nghe và nhắc lại - Thực hiện yêu cầu (giải thích cách làm) - Lắng nghe - Muốn chuyển...ta tìm 1 số nhân với mẫu để có 10, 100, 1000...rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân (cũng có khi rút gọn phân số đã cho thành phân số thập phân) Bài 1(8): - 1 học sinh nêu yêu cầu BT1 - Đọc phân số theo dãy: - Nhận xét: Các phân số trên đều là các phân số thập phân. Bài 2(8): - 1 HS nêu - HS viết vào bảng con * Đáp án: Bài 3(8): - Nghe yêu cầu của BT - Tìm PSTP và giải thích cách chọn. * Đáp án: (vì có mẫu số là 10,1000) Bài 4(8): - 2HS nêu - Làm bài và chữa bài ở bảng phụ * Đáp án: Ý c, d tương tự Địa lý: Việt Nam - Đất nước chúng ta I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng nước ta. - Biết diện tích nước ta và một số thuận lợi, khó khăn do vị trí địa lí đem lại. 2. Kỹ năng: - Chỉ được vị trí địa lý, giới hạn nước ta trên bản đồ, quả địa cầu. 3. Thái độ: - Thêm yêu đất nước Việt Nam. II. Chuẩn bị: - Học sinh: SGK - Giáo viên: Bản đồ Hành chính Việt Nam, quả địa cầu. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. - Yêu cầu học sinh quan sát H1 (SGK) + Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào? - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 2, trả lời các câu hỏi ở mục 1 (SGK) - Treo bản đồ yêu cầu học sinh chỉ vị trí địa lý, giới hạn nước ta. + Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? + Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? + Tên biển là gì? + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? + Vị trí của nước ta có những thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? - Nhận xét, kết luận HĐ1 * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, quan sát H2 (SGK) và bảng số liệu, trả lời câu hỏi: + Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? + Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? + Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ? - Dựa vào bảng số liệu, hãy so sánh diện tích nước ta với một số nước. - Gọi học sinh đọc mục: Bài học (SGK) 4. Củng cố. - Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học 5. Dặn dò. - Dặn học sinh học bài. 1. Vị trí địa lý và giới hạn: - Quan sát H1 + Đất nước Việt Nam gồm có: đất liền, biển, đảo và quần đảo. - Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi - Chỉ bản đồ và quả địa cầu. + Giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. + Phía Đông, phía Nam và Tây nam + Tên biển là Biển đông. + Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc...; Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa + Giao lưu mọi lĩnh vực với các nước khác bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. 2. Hình dạng và diện tích: - Quan sát, phân tích và trả lời câu hỏi. + Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S. + Dài 1650 km + Chưa đầy 50 km + Khoảng 330 000 km2 - Dựa vào bảng trong SGK và so sánh. - Đọc mục: Bài học. - Nghe và ghi nhớ. Sinh hoạt: Ổn định tổ chức lớp I. Mục tiêu: - Nhận xét tuần học về: Nền nếp, học tập, đồ dùng học sinh, vệ sinh. - Ổn định tổ chức lớp: Bầu lớp trưởng, lớp phó, phân nhóm học tập. - Triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần tới. II. Nội dung: 1. Nhận xét chung: * Ưu điểm: + Hạnh kiểm: - Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các chỉ thị nghị định. - Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ. - Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác. - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt + Học tập: - HS có đủ SGK và đồ dùng học tập. - Học bài và làm bài tập đầy đủ. - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài * Nhược điểm: - Còn một số em ý thức học chưa cao - Chữ viết của HS chưa đẹp, cần rèn nhiều. 2. Phương hướng - Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua. - Bồi dưỡng HS giỏi giúp đỡ HS yếu.

File đính kèm:

  • docbai soan lop 5 tuan 1.doc
Giáo án liên quan