Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: khơng tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn cơng Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hồ ước nhường ba tỉnh miền Đơng Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chến.
+ Trương Định khơng tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học,. ở địa phương mang tên Trương Định.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 1 môn Lịch sử: Bình tây đại nguyên soái Trương Định (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết LỊCH SỬ
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: khơng tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn cơng Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hồ ước nhường ba tỉnh miền Đơng Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chến.
+ Trương Định khơng tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học,... ở địa phương mang tên Trương Định.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam
- Học sinh: SGK và vở BT Lịch sử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
Hát
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT
3. Giới thiệu bài mới:
“Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định.
4.Bài mới:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu âm mưu của thực dân pháp
-Mục tiêu: nắm được những âm mưu của pháp “kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh”
-ĐDDH: Bản đồ hành chính Việt Nam
-Hình thức:hạt động cả lớp
- GV treo bản đồ + trình bày nội dung.
- Sáng 1/9/ 1858 , thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định . Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định.
- HS quan sát bản đồ
-HS lắng nghe
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Mục tiêu:Giúp HS nắm được những băn khoăn,suy nghĩ của Trương Định
-ĐDDH:phiếu học tập
-Hình thức: nhóm
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào?
- Ngày 1/9/1858
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì?
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh.
+ Điều gì khiến Trương Định lại băn khoăn, lo nghĩ?
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch . Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và một long một dạ tiếp tục kháng chiến.
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn ông làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
- Các nhóm thảo luận trong 4 phút
- Các nhóm thảo luận -> Nhómtrưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> HS nhận xét.
- GV nhận xét + chốt từng yêu cầu.
-> Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK/4
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc TĐ quyết tâm ở lại cùng nhân dân?
- GV giáo dục học sinh:
- Em học tập được điều gì ở Trương Định?
- HS ghi câu trả lời vào BT3 ở vở BT Lịch sử
-HS nêu.
5. Nhận xét- dặn dò:
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
-Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:..........................................................................................................................
File đính kèm:
- LỊCH SỬ.doc