Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I. Mục đích yêu cầu :
1, Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.
- Đọc đúng các từ ngữ , câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư.
115 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 đến 4 - Trường tiểu học Bảo Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t,tập chung chú ý,nhanh nhẹn,khéo léo,hào hứng trong khi chơi.
II.Địa điểm ,phương tiện
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp,phổ biến nội dung tiết học
- Xoay khớp cổ tay,cổ chân,khớp gối ,vai ,hông.
- Giậm chân tại chỗ,đếm to theo nhịp
2.Phần cơ bản:18-22 phút
a.Ôn đội hình ,đội ngũ:10- 12 phút
- GV điều khiển lớp tập 2 lần
- Tập theo tổ 3 lần
- Thi đua giữa các tổ 1lần
- Tập cả lớp để củng có 1lần
b.Trò chơi :Mèo đuổi chuột
GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi “Mèo đuổi chuột” như lớp dưới đã học trang 25,26...
3.Phần kết thúc
- HS chạy thành vòng tròn,đi chậm ,thả lỏng
- GV hệ thống bài,nhận xét tiết học
Kĩ thuật
Đính khuy bốn lỗ (tiết 2)
I.Mục tiêu:
HS cần phải:
- Biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách.
- Đính được khuy bốn lỗ theo qui trình, đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh quy trình
Các khuy bốn lỗ , kim, chỉ , vải
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 2
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
* Hoạt động 3: HS thực hành
- HS nhắc lại hai cách đính khuy 4 lỗ.
- GV kiểm tra HS thực hành ở tiết 1 và sự chủân bị thực hành ở tiết 2
- GV nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS thực hiện chưa đúng theo tác kỹ thuật.
* Hoạt động 4: Đánh giá nhận xét sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhắc lại yêu cầu đánh giá sản phẩm nêu SGK.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
* Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
Chuẩn bị : khuy bấm, kim, chỉ khâu, để học bài Đính khuy bấm.
Địa lí
Sông ngòi
I.Mục tiêu
HS biết:
- Chỉ được trên bản đồ một số sông chính ở Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
- Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống sản xuất.
- Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài trong sách giáo khoa
- Bản đồ địa lý Việt Nam
III.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra kiến thức giờ trước.
Giáo viên nhận xét , sửa chữa , cho điểm
B.Dạy bài mới
*Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Bước 1: HS dựa vào H1 trong SGK để trả lời câu hỏi
Bước 2:
- HS trả lời trước lớp
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông chính.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Kết luận:Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.
2.Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
*Hoạt động 2:(làm việc theo nhóm)
Bước 1:HS đọc SGK,quan sát hình 2,3 rồi hoàn thành bảng sau:
Thời gian Địa điểm ảnh hưởng đến đời sống,sản xuất
Mùa mưa ........... ..........
Mùa khô ........... ... ......
Bước 2:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS khác bổ sung.
- Nhận xét về màu nước sông mùa lũ,mùa cạn?Tại sao lại như vậy?
3.Vai trò của sông
*Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- HS kể về vai trò của sông :bồi đắp phù sa,cung cấp nước,thuỷ điện..
- HS lên bảng chỉ 2 đồng bằng lớn và tên 2 con sông bù đắp.
- Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình,Y-a- ly,Trị An.
Kết luận:Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng.Ngoài ra,sông còn là đường giao thông quan trọng,là nguồn thuỷ điện,cung cấp nước cho sản xuất và đời sống,đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.
3.Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức của bài
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về học bài và cuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
- Giúp HS luyện tập,củng cố cách giải bài toán về “Tìm hai số biết tổng (hiệu)và tỉ số của hai số đó” và bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đ• học.
II.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra kiến thức giờ trước.
Giáo viên nhận xét , sửa chữa , cho điểm
B.Dạy bài mới
Bài 1: Học sinh đọc đề bài
Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
- HS nhận dạng toán
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- HS làm rồi chữa bài. Các bước giải
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+Tìm số học nam.
+Tìm số học sinh nữ
Đáp số: 8 HS nam
20 HS nữ
Bài 2: Học sinh đọc đề bài
Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
HS tự làm rồi chữa bài:
- Tính chiều dài, rộng hình chữ nhật dựa vào toán: hiệu -tỉ
- HS tính chu vi hình chữ nhật theo kích thước vừa tìm
Đáp số: 90m
Bài 3: Học sinh đọc đề bài
Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
HS tóm tắt bài toán:
100km : 12 lít xăng
50km : ...lít xăng
-HS tự chọn cách giải :tìm tỉ số
Đáp số : 6 lít
Bài 4: Học sinh đọc đề bài
Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
- HS tự làm rồi chữa bài
- HS đưa về cách rút về đơn vị
Đáp số:20 ngày
3.Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức của bài
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về học bài và cuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I.Mục đích,yêu cầu
HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh
II.Đồ dùng dạy học
Giấy kiểm tra.
Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả cảnh
+Mở bài: Giới thiệu bao quat về cảnh sẽ tả
+ Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
+ Kết bài : Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
III.Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu của giờ kiểm tra
2.Ra đề
Đề bài:Tả một cơn mưa
- HS làm bài
- GV thu bài
3.Củng cố ,dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị bài sau
Lịch sử
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
I.Mục tiêu
HS biết :
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền kinh tế x• hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế ,x• hội.
II.Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra kiến thức giờ trước.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa, cho điểm
B.Dạy bài mới
*Hoạt động 1:
- GV nêu nhiệm vụ cho HS :Tìm hiểu về
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế VN cuối thế kỉ XIX , đầu thế kỉ XX.
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội VN.
+ Đời sống của công nhân, nông dânVN trong thời kì này.
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
-HS thảo luận nhiệm vụ học tập theo các gợi ý:
+Hỏi: Trước khi thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế VN có những ngành kinh tế chủ yếu nào?
+ Hỏi:Sau khi thực dân Pháp xâm lược, những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+Hỏi:Trước đây, xã hội VN chủ yếu có những giai cấp nào?
+Hỏi:Đầu thế kỉ XX,xuất hiện thêm những giai cấp nào,tầng lớp mới nào ? Đời sống của công nhân, nông dân ra sao?
*Hoạt động 3:(Làm việc cả lớp)
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV hoàn thiện phần trả lời của HS.
*Hoạt độn 4: (Làm việc cả lớp)
-GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.
3.Củng cố ,dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị bài sau
Khoa học
Vệ sinh tuổi dậy thì
I. Mục tiêu
HS có khả năng:
- Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra kiến thức giờ trước.
Giáo viên nhận xét , sửa chữa , cho điểm
B.Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Động não
Bước 1: GV nêu vấn đề
Bước 2:Mỗi HS đưa ra một ý kiến trả lời câu hỏi:
- Chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ,thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
+Rửa mặt thường xuyên
+Tắm rửa ,gội đầu...
GV kết luận :...Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục
*Hoạt động 2:Làm việc với phiếu học tập
Bước 1:Phát phiếu học tập cho các nhóm nam,nữ riêng
- Nam:Vệ sinh cơ quan sinh dục nam
- Nữ:Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
Bước 2; Chữa bài tập cho từng nhóm riêng.
Lưu ý: Giải đáp thắc mắc khi chữa bài theo nhóm
+ Nhóm nữ: hướng dẫn sử dụng băng vệ sinh và nghỉ ngơi khi có kinh nguyệt.
- HS đọc mục bạn cần biết
*Hoạt động 3:Quan sát tranh và thảo luận
Bước1:Làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình 4, 5 ,6,7
- Chỉ và nói nội dung của từng hình
Bước 2:Làm việc cả lớp
- Đại diện tứng nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm
Kết luận:Tuổi dậy thì cần ăn uống đủ chất,không sử dụng chất gây nghiện.
*Hoạt động 4:Trò chơi “Tập làm diễn giả”
Bước 1:GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- HS trình bày diễn cảm những thông tin của cô đã chuẩn bị .
Bước2:HS trình bày
Bước 3:GV khen HS đã trình bày tốt
3.Củng cố ,dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt lớp
Tuần 4
I . Mục tiêu:
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động để rút kinh nghiệm , phấn đấu tốt hơn trong thời gian sau.Giáo viên có biện pháp chủ nhiệm lớp trong tuần tới.
- Học sinh hoà đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. Chuẩn bị :
- Báo cáo các hoạt động trong tuần
- Kế hoạch tuần sau
III . Hoạt động trên lớp:
1.Khởi động ( 1 phút )
- Học sinh hát một bài.
2. Báo cáo công tác tuần qua( 10 phút)
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
+Tổ 1: Các bạn trong tổ thực hiện tốt các nề nếp của lớp của trường. Bạn Hoan ,bạn Anh có nhiều tiến bộ
+Tổ 2 :Các bạn về nhà học bài và làm bài đầy đủ.Bạn Chính hôm thứ ba đi học muộn
+Tổ 3:Các bạn trong tổ thực hiện tốt các nề nếp của lớp của trường.
+Tổ 4 :Trong tổ còn nhiều bạn nói chuyện như bạn Dũng , Huấn , Phú.Các bạn về nhà học bài và làm bài đầy đủ.- Lớp trưởng tổng kết chung
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến:Tổ Một có nhiều cố gắng. Tổ 4 tuần này có kém đi
3.Triển khai công tác tuần tới ( 20 phút )
* Giáo viên triển khai công tác tuần tới: Cần giữ vững nề nếp quy định của lớp ,của trường.Thi đua học tập tốt , giành nhiều điểm cao
4. Sinh hoạt tập thể ( 5 phút )
- Tập bài hát : Em là mầm non của Đảng
5. Tổng kết ( 1 phút )
- Hát kết thúc- Chuẩn bị tuần sau: theo dõi các hoạt động của lớp trong tuần
- Giáo viên nhận xét tiết sinh hoạt.
Phần ký duyệt của Ban giám hiệu
Ngày 28 tháng 10 năm 2009
File đính kèm:
- giao an L5 tuan 1 4.doc