I. MỤC TIÊU :
- Đọc đúng các tiếng từ khó, biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. (HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật)
- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài: cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, láng
- Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
34 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 03, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học:
- Bài toán viết sẵn vào bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi 2 học sinh chữa bài 2,3 sgk.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh ôn tập:
a, Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu hs đọc:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- Gọi học sinh nhận xét bài giải của ban.
- GV yêu cầu:
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ của bài toán?
+ Vì sao để tính số bé, em lại thực hiện 121 : 11 x 5?
+ Hãy nêu các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Nhận xét ý kiến của học sinh
b, Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán 2.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài giải của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu:
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ của bài toán?
+ Vì sao em để tính số bé em lại thực
hiện 192 : 2 x 3 ?
- Hãy nêu các bược giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
+ Cách giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số” có gì khác với giải bài toán “tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số”?
3. Luyện tập.
Bài 1(18-sgk)
- GV yêu cầu học sinh tự làm.
- Nhận xét bài của học sinh
( HS khá giỏi làm thêm Bài 2,3 )
- Gọi học sinh chữa bài trên bảng.
- Nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung: Cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Dặn dò về nhà.
- 2 học sinh chữa bài.
- Nhận xét bổ sung.
- 1 học sinh đọc.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11 ( phần )
Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
Số lớn là: 121- 55 = 66.
Đáp số: SB: 55; SL: 66
- Dựa và tỉ số của hai số ta có thể vẽ được sơ đồ.
- Ta lấy 212 : 11 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ thì số bé có 5 phần như thế nên khi tính được gí trị của một phần ta nhân tiếp với 5
- Vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị một phần.
- Tìm các số.
- Học sinh đọc.
- Tìm hai số khi biết hỉệu và tỉ số của hai số:
Bài giải:
Hiệu số phần bảng nhau:
5 - 3 = 2 ( phần )
Số bé là: 192 : 2 x 3 = 288
Số lớn là: 288 + 192 = 480
Đáp số: 288 và 480
- Dựa và tỉ số của hai số ta có thể vẽ được sơ đồ.
- Ta lấy192 : 2 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ thì số bé có 3 phần như thế nên khi tính được gí trị của một phần ta nhân tiếp với 3
- Vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị một phần.
- Tìm các số.
- Khác nhau tìm tổng và hiệu số phần...
Bài giải:
a, Tổng số phần bằng nhau là:
7 + 9 = 16 ( phần )
Số bé là: 80 :16 x 7 = 35
Số lớn là: 80 – 35 = 45.
Đáp số: 35 và 45.
b, Hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 4 = 5 ( phần)
Số bé là: 55 : 5 x 4 = 44.
Số lớn là: 44 + 55 = 99.
Đáp số: 44 và 99
- 1 học sinh lên bảng làm, nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh nhận xét
- Học sinh cùng GV tóm tắt lại nội dung bài.
- Học và chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu truyện đã kể.
- Kể chuyện tự nhiên, chân thật.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn đề bài; viết vắn tắt gọi ý 3 về hai cách kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yc HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng kể chuyện và trả lời câu hỏi của GV
2. Bài mới :
Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng
- HS lắng nghe.
A. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài:
- GV gọi HS đọc đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: kể một việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- GV nhắc HS lưu ý: câu chuyện em kể không phải là câu chuyện em đã đọc trong sách, báo mà phải là những câu chuyện em đã tận mắt chứn kiến trên ti vi; phim ảnh; đó cũng có thể là những câu chuyện của chính em.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS phân tích đề.
b) Gợi ý kể chuyện:
- Yc HS kể nối tiếp gợi ý.
- GV chỉ lên bảng lớp nhắc HS lưu ý về hai cách kể trong gợi ý 3.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
- Một số HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
c) HS thực hành kể chuyện:
* Kể chuyện theo cặp:
- GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện.
* Thi kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Cho HS bình chọn
- Nx, cho điểm từng HS.
- 7 - 10 HS. Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp với đề bài, bạn kể hay nhất trong tiết học.
3. Củng cố - dặn dò:
- H: Qua tiết kể ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà và kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- 2-3 HS trả lời.
Tiết 4: Địa lí
Khí hậu
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,
- Chỉ ranh giới khí hậu Nam - Bắc (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ dơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lí Việt Nam, phiếu học tập .
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Giới thiệu bài:
- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động 1
1:Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho từng nhóm và nêu yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu.
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV tổ chức cho HS dựa vào phiếu học tập thi trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
- GV nhận xét phần trình bày của các HS.
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
Đáp án:
1. a) Nhiệt đới; b) Nóng
c) Gần biển;
d) Có gió mùa hoạt động.
e) Có mưa nhiều, gió mưa thày đổi theo mùa.
2. ( 1 ) nối với ( b )
( 2 ) nối với ( a ) và ( c )
- Kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
Hoạt động 2
2:Khí hậu các miền có sự khác nhau
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, cùng đọc SGK, xem Lược đồ khí hậu Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ trên lược đồ trên bảng ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
+ Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.
- GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu?
- GV theo dõi, sửa chữa chỉnh câu trả lời của HS.
+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
+ Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ, vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu.
+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền.
- Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Hoạt động 3
3: ảnh hưởng của khí hậu
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?
+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?
+ Vào mùa tmưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV gọi HS trả lời ( Lồng gd liên hệ ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân )
- HS nghe câu hỏi của GV.
+ Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.
+ Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.
+ Vào mùa mưa, lượng nước nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.
+ Mùa khô kéo dài làm hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
* Bài học sgk – HS nêu .
- Kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
3.Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết các nội dung chính của khí hậu Việt Nam.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà thực hành: trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ, chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- giao an lop 5(4).doc