Giáo án Lớp 5 - Tiết dành cho địa phương - Bản đẹp 3 cột

II. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS đọc bài học của bài: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Nhận xét ghi điểm

III.Bài mới

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp

2. Tiến hành các hoạt động

 Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử địa phương

- GV nêu câu hỏi HS suy nghĩ trả lời

? Ở tỉnh Sơn La có những di tích lịch sử nào? Em hãy kể những di tích lịch sử đó ?

? Công trình thủy điện Sơn La được chính thức khởi công vào ngày tháng năm nào ?

GV nhận xét tuyên dương

 Hoạt động 2: Tìm hiểu về các anh hùng liết sĩ ở thị xã Sơn La và ở xã Hua La

? Em biết những anh hùng liệt sĩ nào ở thị xã Sơn La và ở xã Hua La ?

? Ở xã Hua La có bà mẹ việt Nam anh hùng nào ?

Nhận xét

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tiết dành cho địa phương - Bản đẹp 3 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tù Sơn La, Đền Lê Thánh Tông, Hang bản Thẳm ( Thuận Châu ), bia tưởng niệm các liệt sĩ thanh niên xung phong ngã ba Cò Nòi ( Mai Sơn ) , di tích lịch sử cây me ( Mai Sơn ) - Chính thức khởi công vào ngày 2/12/2002 - Anh hùng Lò Văn Giá, Đèo văn Khổ, - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lèo Thị Phúc. Tiết 4 : Đạo đức DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG A. Mục tiêu : - Học sinh có ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng ở địa phương em - HS hiểu sự cần thiết của việc bảo vệ rừng và có những việc làm bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng - Giáo dục HS tích cực tham gia vào bảo vệ rừng và trồng cây ở trường B. Đồ dùng dạy -học : GV : giáo án HS : vở ghi C. Các hoạt động dạy -học: Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : ? Em hãy nêu cách giữ vệ sinh môi trường ở bản ở trường em Gv: nhận xét III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài ghi bảng : dành cho địa phương 2. Tiến hành các hoạt động Hoạt động 1 : Liên hệ về rừng ở địa phương em - GV nêu câu hỏi HS suy nghĩ trả lời ? Em hãy nêu thực trạng về rừng ở bản em ? ? Em hãy nêu thực trạng về rừng ở xã Mường Chùm ? ? Các em đã làm gì để bảo vệ rừng ? ? Phá rừng có tác hại gì ? Em hãy nêu phong trào trồng rừng ở bản em ? - Gọi một số học sinh trả lời - Gv nhận xét, tuyên dương, kết luận Hoạt động 2: Xử lí tình huống Gv đưa ra một số tình huống, chia lớp làm 3 nhóm GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và tìm ra cách xử lí * Tình huống 1: gia đình bạn A phát rừng làm nương. Em sẽ làm gì khi thấy gia đình bạn A phát rừng làm nương ? * Tình huống 2: Hôm nay đi chăn bò bạn Hà dùng diêm để đốt rừng.Em sẽ làm gì? * Tình huống 3: Hôm nay đi lao động về bạn An dùng dao chặt cây trồng ở ven đường. Em sẽ làm gì ? - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - Cả lớp và giáo viên nhận xét kết luận IV. Củng cố - dặn dò : ? Phá rừng có tác hại gì ? Em hãy nêu phong trào trồng rừng ở bản em ? - GV nhắc lại nội dung - Các em cần có ý thức bảo vệ rừng - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 11’ 15’ 4’ Hát - HS nêu - HS nêu - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác theo dõi nhận xét. Tiết 4 : Đạo đức : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG A. Mục tiêu : - HS có ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng ë địa phương em. - HS hiểu sự cần thiết của việc bảo vệ rừng và có những việc làm bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. - GDHS có ý thức bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. B. Đồ dùng dạy học : - Bài soạn, sgk. - Vở ghi, sgk. C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy §L Hoạt động học I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi : ? Em hãy nêu cách giữ vệ sinh môi trường ở bản em, trường em ? - Nhận xét đáng giá. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. Tiến hành các hoạt động : * Hoạt động 1: Liên hệ về rừng ở địa phương em. - Nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ trả lời. ? Em hãy nêu thực trạng rừng ở địa phương em ? ? Các em làm gì để bảo vệ rừng ? ? Phá rừng có tác hại gì ? ? Em hãy nêu phong trào trồng rừng ở bản em ? - Nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 2 : Xử lý tình huống. - Đưa ra một số tình huống yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm cách xử lý tình huống đó. + Tình huống 1 : Gia đình bạn A phát ừng làm nương. Em sẽ làm gì khi thấy gia đình bạn A phát rừng làm nương như vậy. + Tình huống 2 : Hôm nay đi lao động về, bạn Hùng tiện tay dùng dao chặt cây trồng ở ven đường, em sẽ làm gì. - Yêu cầu đại diện từng nhóm đưa ra cách xử lí tình huống. - Nhận xét, kết luận. IV. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. 1’ 4’ 1’ 13’ 12’ 4’ - 2 HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét. - Suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời. - Thảo luận nhóm 4 thực hiện như yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi nhận xét. Tiết 4 : Đạo đức DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG A. Mục tiêu : - HS hiểu về vấn đề môi trường nơi địa phương mình đang sống. - Hiểu được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường và có những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. - HS có ý thức tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương. B. Đồ dùng dạy học : - Bài soạn. - Vở ghi. C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : ? Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? - Nhận xét đánh giá. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. Tiến hành các hoạt động : * Hoạt động 1 : Liên hệ về môi trường nơi HS đang sống. - Nêu câu hỏi HS suy nghĩ trả lời : ? Gia đình em thường dùng nước gì để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày ? ? Em phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? - Nhận xét, tuyên dương và kết luận. * Hoạt động 2 : Xử lý tình huống. - Đưa ra tình huống, yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ra cách xử lý. + Tình huống 1 : Gia đình em và các gia đình khác trong bản nhốt trâu, bò, lợn, gà ... dưới gầm nhà sàn, gây ô nhiễm môi trường. Em sẽ nói với mọi người và gia đình ntn ? + Tình huống 2 : Nhà bạn Hùng thường xuyên không quét dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, chuồng trại làm gây ô nhiễm môi trường xung quanh, em là bạn của Hùng, em sẽ khuyên bạn ntn ? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận xử lý tình huống. - Nhận xét, tuyên dương nhóm có cách xử lý hay. IV. Củng cố dặn dò : ? Em phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 13’ 12’ 4’ - 1HS nêu, lớp theo dõi nhận xét. - Nối tiếp nhau trả lời theo ý hiểu. - Thảo luận nhóm làm việc như yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm nhận xét bài của nhau. Tiết 5 : Địa lý ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG A.Mục tiêu - Học xong bài này, HS biết: - dân số của tỉnh - Tỉ lệ tăng dân số, gia tăng cơ giới - GDHS yêu thích bộ môn. B. Đồ dùng dạy học Giáo án C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I.Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: ?Tỉnh Sơn La có bao nhiêu huyện, thị xã ? Nhận xét ghi điểm III.Bài mới 1.Giới thiệu bài: trực tiếp 2.Tiến hành các hoạt động * Hoạt động 1: Dân số và sự gia tăng dân số. - GV nêu câu hỏi HS suy nghĩ trả lời: ? Tính đến năm 2005 dân số của Sơn La là bao nhiêu ? ? Theo em dân số Sơn la đang có chiều hướng tăng lên hay giảm đi ? Liên hệ ở bản em ? ? Tỉnh Sơn La có bao nhiêu dân tộc ? ? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Em hãy kể tên những dân tộc sống ở Sơn la mà em biết ? Những năm gần đây em thấy tình hình phương tiện tham gia giao thông như thế nào ? ? Tình hình an toàn giao thông những năm gần đây như thế nào ? Hoạt động 2: Sự Phân bố dân cư ? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở Sơn La ? Ở xã em ? ? Em có nhận xét gì về sư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế ở Sơn La và ở xà ta những năm gần đây? IV. Củng cố - dặn dò - Nhấn mạnh nội dung bài - về nhà các em tìm hiểu thêm về kiến thức địa lí của Sơn la. - Nhận xét tiết học 1’ 4’ 1’ 15’ 15’ 4’ - Hát - 1HS trả lời câu hỏi, HS khác theo dõi nhận xét. + Có 10 huyện và 1 thị xã nay là thành phố Sơn La - Tính đến năm 2005 dân số Sơn La là 991891 người - Tỉ lệ tăng dân số giảm - Có 12 dân tộc - Dân tộc thái có số dân đông nhất sau đó đến dân tộc kinh, mường,.. - Dao, kháng, sinh mun, hoa, . - Các phương tiện giao thông tăng nhanh - Mấy năm gần đây tai nạn giao thông xảy ra liên tục, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở đô thị, thưa thớt ở nông thôn. - Sự phát ngày càng tăng cả về chất và lượng. Tiết 4 : Lịch sử LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ NGỤC SƠN LA A. Mục tiêu - HS nắm được lịch sử nhà ngục Sơn la - Có thói quen tìm hiểu lịch sử địa phương - GDHS biết kính trọng các bậc tiền bối, học tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ Đất nước B.Đồ dùng dạy - học: Giáo án C.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: ? Ở thị xã Sơn La có những di tích lịch sử nào mà em biết ? III. Bài mới 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Nội dung Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời: ? Nhà ngục Sơn La thưc dân Pháp xây dựng năm nào ? ? Từ năm 1930 đến năm 1945 thực dân Pháp đã đày lên Sơn La bao nhiêu đoàn tù binh chính trị ? ? Có bao nhiêu lượt tù nhân bị giam cầm tại nhà ngục Sơn La ? ? Chi bộ Đảng nhà ngục Sơn La thành lập thời gian nào ? ? Ai là bí thư chi bộ đầu tiên của chi bộ Đảng nhà ngục Sơn La ? ? Đồng chí Tô Hiệu sinh năm nào ? Quê hương Đ/C Tô Hiệu ở đâu ? Đồng chí Tô Hiệu bị thực dân Pháp đày lên nhà ngục Sơn La vào thời gian nào ? ? Đồng chí Tô Hiệu hi sinh tại nhà ngục Sơn La ngày tháng năm nào ? ? Chi bộ nhà ngục Sơn La tổ chức vượt ngục cho tù nhân chính trị vào ngày tháng năm nào ? ? Có bao nhiêu Đ/C tham gia vượt ngục ? ? Ai là người dẫn đường cho đoàn tù vượt ngục ? ? Anh Lò Văn Giá sinh năm nào ? ? Quê hương anh Lò Văn Giá ở đâu ? ? Nêu tên các đồng chí đã từng giữ chức vụ bí thư chi bộ Đảng nhà ngục Sơn La ? ? Em hãy kể tên những tù nhân chính trị vượt ngục thành công tại nhà ngục Sơn La ? IV.Củng cố - dặn dò: ? Em hãy kể tên những con đường của thị xã Sơn La mang tên các anh hùng liệt sĩ nhà ngục Sơn La ? - Nhấn mạnh nội dung bài - Về nhà học bài, xem trước bài sau - Nhận xét tiết học 1’ 4’ 1’ 30’ 4’ Hát - 1HS trả lời, Hs khác theo dõi nhận xét. - Năm 1908 - 14 đoàn tù binh chính trị - 1013 lượt - Tháng 12 năm 1939 - Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Năm 1912 - Làng Xuân Cầu - Xã Nghĩa Trụ - Huyện Văn Giang - Tỉnh Hải Dương - Năm 1940 - Hi sinh ngày 7 - 3 - 1944 - Ngày 3- 8 - 1943 - Có 4 đồng chí - Anh Lò Văn Giá - Năm 1919 - Bản Cọ xã Chiềng An thị xã Sơn La - Đ/C Nguyễn Lương Bằng, Đ/CTrần Huy Liệu, Đ/C Tô Hiệu, Đ/C Lê Thanh Nghị, Đ/C Trần Quốc Toàn. - Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu. - Đường Tô Hiệu,đường Chu Văn Thịnh, đường Lò Văn Giá, đường Nguyễn Lương Bằng, đường Trần Đăng Ninh, đường Trường Chinh

File đính kèm:

  • docTiết dành cho địa phương lớp 5.doc