. Mục tiêu: HS
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau hay không, làm tốt bài tập: 1,2,3 (a)
- GD học sinh biết áp dụng bài học vào cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + Ê ke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
28 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 9 - Tiết 2: Hai đường thẳng vuông góc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài)
- HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
tg
Hoạt động của trò
I.Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- 2 HS lên bảng làm bài 1,2 trong VBT
- GV nhận xét, ghi điểm
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu – ghi đầu bài
2. Nội dung bài
a. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật.
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
? Các góc ở đỉnh của hình chữ nhật ABCD là góc gì ?
? Hãy nêu các cặp cạnh // với nhau trong hình chữ nhật ABCD.
* VD : Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 2cm.
* GV vẽ theo chiều dài = 40cm, chiều rộng bằng 20cm trên bảng lớp.
b. Vẽ hình vuông
? Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ?
? Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ?
* Vẽ hình vuông có cạch dài 3cm.
- Hướng dẫn vẽ :
+ Vẽ đoạn thẳng CD = 3cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên đường thẳng ta lấy đoạn thẳng DA = 3cm, CB = 3cm.
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
3. Luyện tập
Hình chữ nhật
* Bài 1 ( 54)
? Nêu yc bài
- Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng = 3cm.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình.
-Yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
- Nhận xét, bổ sung
* Bài 2:
? Nêu yc bài
- Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình chữ nhật có chiều dài AB = 5cm; chiều rộng AD = 3cm.
- Yêu cầu HS dùng thước đo 2 đường chéo.
? 2 đường chéo AC và BD như thế nào ?
- GV: Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
Hình vuông
* Bài 1 :
- Nêu yc bài
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ.
- Gọi 2 HS nêu cách tính chu vi và diện tích.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
? Nêu yc bài
- Yêu cầu HS đếm số ô vuông trong hình mẫu (a)
? Nối trung điểm các cạnh của hình vuông ta được hình gì ?
- Hướng dẫn HS vẽ hình (b) :
+ Vẽ như phần (a).
+ Kẻ 2 đường chéo của hình vuông
+ Vẽ hình tròn có tâm là giao điểm của 2 đường chéo và có bán kính là 2 ô.
- Gọi 1 HS vẽ bảng lớp
- Nhận xét HS vẽ.
IV. Củng cố
? Để vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ta cần làm gì ?
V. Tổng kết - Dặn dò
- Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau...
- Về làm bài tâp trong vở bài tập
HDBVN
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
1’
2’
1’
6’
6’
5’
6’
5’
5’
1’
2’
- Hát tập thể
- VBT
- 2 HS chữa bài trong vở bài tập
- Lớp nhận xét, chữa
- HS ghi đầu bài vào vở
- Đều là 4 góc vuông.
- AB //CD; AD // BC
A B
4 cm
D C
- HS vẽ theo hướng dẫn của GV.
- Hình vuông có các cạnh đều bằng nhau.
- Các góc ở các đỉnh đều là các góc vuông.
- HS nghe và thực hành vẽ.
A B
C D
* HĐ cá nhân
- 2 HS đọc đề bài.
- HS vẽ hình vào vở.
- HS nêu các bước vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
- Chu vi hình chữ nhật là :
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
- Lớp nhận xét, chữa
* HĐ cả lớp
- 2HS đọc đề bài.
- HS tự làm vào vở.
A 5cm B
3cm A 5cm
D C
- 2 đường chéo AC và BD bằng nhau.
* HĐ cá nhân
- Vẽ hình vuông cạnh dài 4cm.
+ 1 HS vẽ trên bảng và nêu cách vẽ
- 2 HS nêu
+ Chu vi hình vuông là :
x 4 = 16 (cm)
+ Diện tích hình vuông là :
x 4 = 16 (cm2)
* HĐ cặp đôi
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi
- Lớp đếm số ô vuông trong hình mẫu
a) HS vẽ :
- Ta được hình vuông.
b) HS tự vẽ vào vở.
- 1 HS vẽ bảng lớp
- Cần có thước kẻ và ...
- Nghe
--------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Chính tả (Nghe viết)
THỢ RÈN
A. Mục tiêu: HS
- Thấy nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ (2) a/b.
- Giáo dục HS biết giữ vở sạch, chữ đẹp.
B. Đồ dùng dạy học
- Thầy: SGK+ giáo án-1 vài tờ phiếu khổ to.
- Trò: SGK+ vở
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức
II. KTBC
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp.
- GV nhận xét
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Nội dung bài
a. Tìm hiểu bài thơ
- Gọi HS đọc bài thơ
- Gọi HS đọc chú giải
? Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả
? Nghề thợ rèn có gì vui nhộn
? Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn
b. Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
c. Viết chính tả
d. Thu, chấm bài, nhận xét
d. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 2b: HĐN6
? Nêu yc bài
- Phát giấy, bút cho các nhóm
- Các nhóm thảo luận, làm bài
- Đại diện 3 nhóm gắn bài, trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
IV. Củng cố
? Nội dung bài viết nói lên điều gì?
V. Tổng kết - Dặn dò
- Khen ngợi những HS viết bài sạch, ít mắc lỗi, trình đẹp.
- YC HS về nhà HLT những câu trên
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
4’
3’
12’
5’
6’
2’
3’
- điện thoại, yên ổn, khiêng vác.
- Lớp nhận xét
- 2 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- 1 HS đọc chú giải
- Từ: Ngồi xuống nhọ lưng, quẹt ngang nhọ mũi, ...
- Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt
- Từ: trăn nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch, ...
- Lớp viết bài
- Thu vở
* Điền vào chỗ trống chọn bài tập 2b uôn hay uông
- Các nhóm nhận giấy, bút
- Thảo luận, làm bài
- Đại diện 3 nhóm gắn bài, trình bày:
+ Uống nước, nhớ nguồn
+ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
+ Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa
+ Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
- 2 HS nêu
- Nỗi vất vả của nghề thợ rèn nhưng rất vui và thú vị khi làm công việc đó.
- Nghe
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: Khoa học:
GV CHUYÊN DẠY
----------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
A. Mục tiêu: HS
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- Giáo dục HS mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô, người thân, bạn bè.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề tập làm văn.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
tg
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
Kể câu chuyện được sắp xếp theo trình tự thời gian
- GV nhận xét, ghi điểm
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài
2. Nội dung bà
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề
- GVphân tích, gạch chân các từ: Nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh chị ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý:
? Nội dung cần trao đổi là gì?
? Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
? Mục đích trao đổi là để làm gì?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này là như thế nào?
? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh, chị?
b. Trao đổi trong nhóm:
- Chia lớp làm các nhóm 4 HS.
c. Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp.
- GV nêu tiêu chí:
- Bình chọ cặp khéo léo nhất.
IV. Củng cố
? Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
V. Tổng kết - Dặn dò
- Chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong chuyện có nghị lực, có ý chí vươn lên
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
8’
10’
12’
2’
3’
Hát đầu giờ.
- 1 HS kể chuyện.
- Lớp nhận xét
- Nhắc lại đầu bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- 3 HS (mỗi HS đọc từng phần)
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm 1 môn năng khiếu của em.
- Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị) của em.
- Mục đích trao đổi là làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hộ em thực... vọng ấy.
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh (chi) của em.
- Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
- Em muồn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ 7 và chủ nhật.
- Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
* Hoạt động nhóm 4:
1 bạn làm anh (chị); 1 bạn làm em, còn 2 bạn theo dõi.
- Từng cặp HS trao đổi
- HS bình chọn
- Nắm vững mục đích trao đổi. Xác định đúng vai. Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn, thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên.
- Nghe
----------------------------------------------------------------
Tiết 5 : Sinh hoạt
NHẬN XÉT CHUNG TUẦN 9
I. Yêu cầu
- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Rèn HS có thói quen thực hiện tốt nề nếp học tập, phát huy mặt mạnh và khắc phục tồn tại yếu kém.
- GD HS tinh thần phê và tự phê cao.
II. Nội dung sinh hoạt
1. Nhận xét chung hoạt động tuần 9
a. Đạo đức:
- Đa số các em trong lớp ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết
b. Học tập:
- Thực hiện tương đối tốt nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Sách vở đồ dùng tương đối đầy đủ nhưng còn 1 số em quên sách vở, vở viết của một số HS chưa bọc, còn thiếu nhãn vở.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
TD: Hằng, Tuyến, Quỳnh A, Tỉnh B,
Xong bên cạnh đó vẫn còn 1 số em mất trật tự nói chuyện riêng, còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
Phê bình: Giang, Nghiệp,
- 1 số em về nhà chưa làm bài tập, vẫn còn 1 số em đọc yếu, trình bày vở chưa đẹp.
c. Công tác khác
-Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia đầy đủ. Vệ sinh lớp học sạch sẽ
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp, của trường
- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ
2. Phương hướng tuần 10
- Đạo đức: Thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt.
- Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà trước khi đến lớp. Chuẩn bị ôn tập tốt thi giữa HKI.
- Thực hiện tôt mọi nội quy đề ra.
----------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- TUẦN 9.doc