Giúp HS :
• Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng các đơn vị đo độ dài.
• Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ :
10 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 5 - Tiết 21 : Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2012
Tuần : 5
Tiết 21 : ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng các đơn vị đo độ dài.
Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hướng dẫn HS Kết nốitrên vở bài tập :
Bài 1 : Giúp HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (chủ yếu là các dơn vị liền nhau).
Bài 2 :
a) Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ hơn liền kề.
b) Chuyển đổi từ các đơn vị nhỏ ra các đơn vị lớn hơn.
Bài 3 : Chuyển đổi từ các số đo với “danh số phức hợp” sang các số đo với “danh số đơn” và ngược lại.
Có thể làm bài 1 trong SGK để ôn tập bảng đơn vị đo độ dài. GV kẻ sẵn bảng như bài 1 SGK lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị vào bảng. Hỏi HS trả lời 2 câu hỏi ở phần b) và cho VD.
Bài 4 :
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố HCM dài :
791+144 = 935 ( km)
b) Đường sắt từ hà nội đến TPHCM là :
791 +935 = 1726 ( km)
Ngoài việc rèn kỹ năng tính toán trên các số đo độ dài, bài này còn cung cấp cho HS những hiểu biết về Địa lí như : Đườngsắt Hà Nội – TP. HCM dài 1726km, Hà Nội – Đà Nẵng dài 935km;
Chú ý : Nếu không đủ thời gian trên lớp thì cho HS làm lúc tự học.
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Tiết 22 : ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo khối lượng.
Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hướng dẫn HS Kết nốitrên vở bài tập :
Bài 1 :
Tương tự tiết 20, có thể cho HS làm bài 1 SGK.
Bài 2 :
Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ hơn và ngược lại.
Bài 4 : hướng dẫn H
Tính số kg đường của cửa hàng bán trong ngày thứ hai
Tính tổng số kg đường đã bán trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai
Đổi 1 tấn = 1000 kg
Tính số kg đường bán trong ngày thứ ba
Giúp HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. (chủ yếu là các đơn vị liền nhau hoặc các đơn vị thường được sử dụng trong đời sống).
Bài 3 :
HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn các dấu thích hợp.
Tuỳ từng bài tập cụ thể, HS phải linh hoạt chọn cách đổi từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn” hoặc ngược lại.
Củng cố,dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Bài 23: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học.
Rèn kĩ năng :
Tính chu vi, diện tích các hình chữ nhật, hình vuông.
Tính toán trên các số đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện cho trước.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1 :hướng dẫn học sinh :
Đổi : 1 tấn 300 kg = 1300 kg ; 2 tấn 700kg = 2700 kg
Số tấn giấy vụn cả trường thu gom được :
1300 + 2700 = 4000 ( kg ) = 4 (tấn )
4 tấn so với 2 tấn thì gấp :
4 : 2 = 2 ( lần )
vậy 4 tấn giấy vụn thì sản xuất được :
50000 x 2 = 100000 ( cuốn vở )
Bài 3 : hướng dẫn học sinh tính diện tích hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN từ đó tính diện tích cả mảnh đất .
Bài 2 :
Hướng dẫn H : đổi 120kg = 120 000g
Vậy đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là :
120 000 : 60 = 2000 (lần )
bài 4 :
hướng dẫn HS :
tính diện tích hình chữ nhật ABCD :
4 x 3 = 12 ( cm2)
nhận xét được :
12 = 6x 2 = 2 x 6 = 12 x 1 = 1 x 12
vậy hình chữ nhật MNPQ có chiều dài 6cm và chiều rộng 2 cm hoặc có chiều dài 12 cm và chiều rộng 1cm . lúc này hình chữ nhật MNPQ có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật ABCD nhưng có kích thước khác với kích thước của ABCD
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Bài 24 :ĐỀ CA MÉT VUÔNG – HÉC TÔ MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Hình thành được biểu tượng ban đầu về đecamet vuông, hectômat vuông.
Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đêcamet vuông, hectômec vuông.
Nắm được mối quan hệ giữa đecamet vuông và mét vuông, giữa hectômet vuông và đêcamet vuông; biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV chuẩn bị trước hình vẽ biểu điền hình vuông có cạnh dài 1dam, 1hm (thu nhỏ) như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo diện tích đêcamet vuông
a) Hình thành biểu tượng về đêcamet vuông
GV yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị diện tích đã học.
GV có thể cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu đecamet vuông (dam2) (tương tự như đối với các đơn vị đo diện tích đã học).
b) Phát hiện mối quan hệ giữa đecamet vuông và mét vuông.
GV hướng dẫn HS chia mỗi cạnh 1dam (của hình vuông 1dam2) thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ.
Hoạt động 2 : Giới thiệu đơn vị đo diện tích hectômet vuông
Tương tự như phần 1.
Hoạt động 3 : Kết nối
GV tổ chức cho HS làm các bài tập
Bài 1 : Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2.
GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài.
Bài 3 :
Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo
Bài 4 : Hướng dẫn HS trước hết phải đổi đơn vị, rồi so sánh chẳng hạn với bài :
12km2 5hm2 125hm2
ta đổi : 12km2 5hm2 = 1205hm2
so sánh : 1205hm2 > 125hm2.
Do đó phải viết dấu > vào ô trống.
HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam (thu nhỏ, chưa được chia thành 100 hình vuông nhỏ), dựa vào những đơn vị diện tích đã học để tự nêu được : “Đêcamet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam”.
HS quan sát hình vẽ; tự xác định : số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ, số hình vuông nhỏ; tự rút ra nhận xét : hình vuông 1dam2 bao gồm 100 hình vuông 1m2.
Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa đêcamet vuông và mét vuông
1dam2 = 100 m2.
Bài 2 : HS rèn kĩ năng đổi đơn vị đo.
Phần a) Đổi đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị).
HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lượt theo các phần a,b và theo từng cột).
Lam bai tập 3a cột 1
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Tiết 25 : MILIMET VUÔNG.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS
Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của milimet vuông. Quan hệ giữa milimet vuông và xăngtimet vuông.
Nắm được bảng đơn vị đo diện tích : Tên gọi và kí hiệu của các đơn vị đo, thứ tự các đơn
vị trong bảng, mối liên hệ giữa các đơn vị kế tiếp nhau.
Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV chuẩn bị :
Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a) SGK (phóng to).
Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b) SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt đông 1 : Giới thiệu đơn vị đo diện tích milimet vuông
GV gợi ý để HS nêu những đơn vị đo diện tích đã được học (cm2, dm2, m2, hm2, km2).
GV nêu : “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị milimet vuông”.
GV có thể cho HS tự nêu cách viết kí hiệu milimet vuông : mm2 (tương tự như đối với các dơn vị đo diện tích đã học).
Hoạt động 2 : Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn :
Hướng dẫn HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự (chẳng hạn, từ lớn đến bé). GV điền vào bảng kẻ sẵn (đã nêu ở mục Đồ dùng dạy học).
gv giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét :
Mỗi đơn vị đo diện tích đều gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn, liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo diện tích đều bằng đơn vị lớn hơn, liền trước nó.
Nên đặc biệt lưu ý HS nhận xét này để thấy rõ sự khác biệt với bảng đơn vị đo độ dài (hay khối lượng) đã học.
Hoạt động 3 : Kết nối
GV tổ chức cho HS làm các bài trong vở bài tập và chữa bài.
Bài 1 :
Nhằm rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm2.
Bài 2 : Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
Phần a : Đổi đơn vị từ lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả những số đo với 2 tên đơn vị)
Phần b : Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn (bao gồm cả những số đo với 2 tên đơn vị).
GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lược theo các phần a),b) và theo từng cột.
HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được : “Milimet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”.
HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ như trong phần a) SGK, tự rút ra nhận xét : Hình vuông 1cm2 bao gồm 100 hình vuông 1mm2 . Từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa milimet vuông và xăngtimet vuông.
1cm2 = 100 mm2
1 mm2 = cm2
Cho HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (HS có thể nêu không theo thứ tự).
HS nhận xét : những đơn vị nhỏ hơn mét vuông là : dm2, cm2, mm2 – ở bên phải cột m2; những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 – ở bên trái cột m2.
HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích giống như bảng trong SGK.
HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích để ghi nhớ bảng này.
HS tự làm bài, rồi có thể đổi vở cho nhau đề kiểm tra chéo và chữa bài.
HS có thể đổi đơn vị như sau :
Một đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số trong số đo diện tích, chẳng hạn :
5 00 00 cm2 = .. m2
m2 dm2 cm2 Như vậy, ta có : 50000cm2 = 5m2
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- tuan 5.docx