Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Rèn tính cẩn thận khi trình bày bài toán.
- Giáo dục lòng ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Bảng phụ, bút dạ.
HS : SGK , nháp và vở.
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu.
17 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 30 - Tiết 2: Ôn tập về đo diện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pin, Ma-ri-ô, giu-li-ét-ta.
*Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng cậu bé Ma-ra-ô.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
II/ Đồ dùng dạy-học.
Giáo viên: nội dung bài, tranh minh hoạ...
Học sinh: sách, vở...
III/ Các hoạt động dạy-học.
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài.
a/ Luyện đọc
- HD chia đoạn (5 đoạn).
- Đọc tiếp nối theo đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp tìm hiểu chú giải.
- 1 em đọc lại toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
b/ Tìm hiểu bài.
* GV cho học sinh đọc thầm từng đoạn, nêu câu hỏi cho học sinh suy nghĩ và trả lời nhằm tìm hiểu nội dung bài đọc.
* Gợi ý rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
c/ Luyện đọc diễn cảm.
- HS đọc tiếp nối đoạn.
- Đánh giá, ghi điểm
3/ Củng cố-dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Dặn học ở nhà.
Tiết3 Thể dục.
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
I. Mục tiêu.
- Ôn luyện tâng cầu bằng đùi, phát cầu bằng mu bài chân . Yêu cầu thực hiện chính xác động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II. Địa điểm, phơng tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Môn thể thao tự chọn.
- GV cho HS ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân và phát cầu bằng mu bàn chân.
b/Trò chơi:“ Lò cò tiếp sức”.
Nêu tên trò chơi, HD luật chơi , cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi , tổng kết đánh giá cuộc chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5-7’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác.
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức.
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Ngày soạn : 26.3.2012
Buổi chiều
Thứ tư, ngày 28 tháng 3 năm 2012
Toán
Ôn tập về đo diện tích và thể tích ( tiếp theo)
I. Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về:
- So sánh các số đo diện tích và thể tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến các số đo diện tích và thể tích.
- Rèn tính cận thận khi làm toán và trình bày bài toán.
II. Đồ dùng dạy học:
GV :Bảng phụ,bút dạ.
HS : SGK,nháp và vở.
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ (3’):
Yêu cầu HS :
+ Viết các số đo sau dưới dạng số đo bằng mét khối:
5 450 , 6002 , 3 6.
+ Nêu cách viết các số đo thể tích dưới dạng số thập phân từ đơn vị lớn ra đơn vi bé và ngược lại.
- GV nhận xét và ghi điểm.
B.Bài mới (32’).
1 Giới thiệu bài.GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
2, Luyện tập:
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu đầu bài. HS tự làm bài.
GV HD HS cách so sánh: nên đổi về cùng một đơn vị để so sánh.
+ Đọc bài làm của mình?
GV chữa bài và chốt kiến thức theo yêu cầu của đầu bài.
*Củng cố về cách so sánh đơn vị đo diện tích.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
GV chữa bài và chốt kiến thức theo yêu cầu của đầu bài.
*Củng cố về giải toán có liên quan đến diện tích.
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đầu bài.( GV gợi ý cho HS trung bình)
+ Hãy tính thể tích của nước?
+ Trong bể có bao nhiêu lít nước?
+ Diện tích của đáy bể là bao nhiêu mét vuông?
+ Tính chiều cao của mực nước trong bể?
( lấy thể tích chia cho diện tích đáy thì ra chiều cao)
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
GV chữa bài và chốt kiến thức theo yêu cầu đầu bài.
*Củng cố cách giải các bài toán có liên quan đến thể tích.
* HS yếu + TB làm bài 1 ; 2
*HS khá , giỏi làm bài 1 ; 2 ; 3.
3.Củng cố – dặn dò.
- Chốt kiến thức, nhận xét giờ học.
Tiết2 Tập làm văn
Ôn tập về tả con vật
I. Mục tiêu:
-Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật.
- Thực hành viết đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
- Rèn kĩ năng quan sát cho HS .
II. Đồ dùng dạy học :
GV : Bảng phụ , đoạn văn hay .
HS : Vở ,nháp , dàn ý quan sát con vật ghi chép lại .
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm tra bài cũ (3’):
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại của bài văn tả cây cối.
- GV nhận xét và cho điểm.
B – Dạy bài mới (32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc: lớp trưởng điều khiển cả lớp trả lời từngcâu hỏi:
a) Bài gồm 4 đoạn:
+ Đoạn 1 : Giới thiệu sự xuất hiện của họa mi vào các buổi chiều.
+ Đoạn 2 : tả tiếng hót đặc biết của họa mi vào buổi chiều.
+ Đoạn 3 : tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.
+ Đoạn 4 : tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.
b) Tác giả quan sát họa mi hót bằng thị giác và thính giác.
c) HS nêu chi tiết và hình ảnh mình thích theo suy nghĩ.
- GV nhận xét chung về hoạt động của HS.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn các kiến thức về văn tả con vật và gọi 1 HS đọc.
Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : + Đề bài yêu cầu gì ?
+ Hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết?
- GV nhắc nhở HS cách làm bài.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Gọi 2 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và sửa chữa bài của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét và cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
* HS yếu + TB thực hành viết được đoạn văn ngắn tả con vật khoảng 5 – 7 câu .
* HS khá , giỏi viết hoàn chỉnh đoạn văn tả con vật.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đ/C Trung dạy
Ngày soạn : 27. 3. 2011.
Chiều
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Tiết1 Tập làm văn
Tả con vật (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu :
- Thực hành viết bài văn tả con vật.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh, các phép liên kết câu để người đọc hình dung được hình dáng, hoạt động của con vật được tả. Diễn đạt sáng sủa, mạch lạc.
II. Đồ dùng dạy học :
GV :Giấy kiểm tra. ; Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
HS : vở, nháp , bút .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra :
- Gọi HS đọc đề bài trong SGK.
- Gọi HS đọc phần Gợi ý.
- Nhắc HS :
Các em đã quan sát kĩ , viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả con vật hoàn chỉnh.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
3. HS làm bài kiểm tra
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Thu bài về chấm điểm.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Về nhà chuẩn bị ôn tập giữa học kì.
Tiết2 Ôn Tiếng Việt
Ôn tập về tả con vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về văn tả con vật : cấu tạo của bài văn tả con vật, trình tự miêu tả, các giác quan sử dụng để quan sát, phép tu từ so sánh, nhân hóa sử dụng khi miêu tả con vật.
- Thực hành viết đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của một con cá đang bơi trong chậu cá cảnh.
* Rèn HS kĩ năng thực hành viết đoạn văn tả hình dáng và hoạt động của con cá hoàn thành. Viết câu đúng ngữ pháp ,dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy.
II. Đồ dùng dạy học :
GV : Vở BTTN TV5 Tập 2
HS : Vở BTTN TV5 Tập 2 ; Dàn ý đã quan sát trước ở nhà .
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ(3’):
- Gọi HS nêu cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh?
-Kiểm tra dàn ý đã quan sát con cá ở nhà của HS .
- GV nhận xét và cho điểm.
B – Dạy bài mới (32’):
1. Giới thiệu bài :
-GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 14 BTTN trang 49 :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : + Đề bài yêu cầu gì ?
- Gọi 1 HS đọc gợi ý BTTN .
+ Hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết?
- GV nhắc nhở HS cách làm bài.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.GV đi giúp đỡ HS yếu.
- Gọi 5- 7 HS lần lượt trình bày bài làm của mình trước lớp .
- GV nhận xét và sửa chữa bài của HS.
- GV nhận xét và cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV tuyên dương các HS có bài viết tiến bộ.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà viết lại một lần nữa vào giấy và chuẩn bị bài sau
Tiết3 Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm tuần 30
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt , phương hướng tuần tới ,tài liệu .
- Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. ( 25’)
a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. Tổ 1 : Nhất; Tổ 2: Ba; Tổ 3: Nhì
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về duy trì nề nếp: Các em thực hiện tương đối tốt.
Vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Ra xếp hàng nhanh, tập đúng nhưng
chưa đẹp.
Về các hoạt động khác : Tham gia làm kế hoạch nhỏ còn chậm.
Tuyên dương, khen thưởng.Đức,Nguyên
Phê bình. Chỉnh, Đây
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 31 ( 7’ ).
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
Phát động phong trào thi đua chào mừng 30/4.
Hoàn thành kế hoạch nhỏ kì 2.
3. Củng cố - dặn dò : 3’
Nhận xét chung.Chuẩn bị cho tuần sau.
File đính kèm:
- giao an lop 5 Tuan 30 20112012.doc