- Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết tính chu vi hình tròn , tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
- Giải toán có liên quan đến chu vi hình tròn.
- Rèn cho HS kĩ năng tính đúng, nhanh.
- Giáo dục lòng ham học bộ môn.
II- Đồ dùng dạy học:
GV : Com pa ; Bảng phụ,bút dạ.
HS : Com pa; SGK ,vở, nháp .
19 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 20: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.( HS yếu làm phần a,b; HS khá, giỏi làm cả bài.)
+ Nhận xét bổ xung.
- GV tổng kết thông tin qua biểu đồ.
- Hướng dẫn đọc các tỉ số phần trăm.
3)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
----------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu :
- HS nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (QHT )
-Nhận biết các quan hệ từ , cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép .
- HS khá, giỏi giải thích được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
- Giáo dục HS lòng ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 ; 3.
HS : SGK , vở.
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
- Gọi 2 HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa với từ công dân và đặt câu với một trong số các từ vừa tìm được.
- Gọi HS dưới lớp trả lời : Công dân có nghĩa là gì ?
- GV đánh giá, cho điểm.
B – Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Nhận xét :
Bài 1 : - Gọi 1HS đọc toàn bộ nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp - GV chữa bài, kết luận lời giải đúng .
Bài 2 : (HSkhá, giỏi) - Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài : dùng gạch chéo tách các vế câu ghép, khoanh tròn vào từ, dấu câu nối các vế câu. Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: (HS TB) - Hỏi :
+ Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau ?
+ Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào ?
3. Phần Ghi nhớ:- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đặt câu ghép có dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
4. Luyện tập:
Bài 1: ( HS yếu, TB)- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS dùng bút chì làm vào SGK.Gọi HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: (HS khá,giỏi) - Gọi HS đọc nội dung bài.1HS làm bảng phụ.
- HS tự làm bài vào vở.HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày.
- GV chữa bài và gọi HS nêu các phương án khác.
5- Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học - Dặn dò : Về nhà học thuộc ghi nhớ.
-------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu:
- Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể bước đầu biết cách lập Chương trình hoạt động cho một buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20 / 11 theo nhóm.
- Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học.
- Giáo dục HS ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy học :
GV : 5 bảng nhóm viết mẫu cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ (BT2 ) ;
HS : SGK , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
- GV nhận xét về bài viết của HS trong tiết trước.
B – Dạy bài mới :32’ -35’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1 :
- Goi 2 HS khá đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Hỏi : Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì ?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời từng câu hỏi SGK.
- Hỏi :
+ Buổi họp lớp bàn về việc gì ?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức hoạt động nào để chúc mừng thầy cô ?
+ Mục đích của hoạt động đó là gì ?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm ?
+ Hãy kể lại trình tự của buổi liên hoan.
+ Theo em, một chơng trình hoạt động gồm có mấy phần? là những phần nào ?
- GV giới thiệu : Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thủy Minh đã thành công tốt đẹp là do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một chơng trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động đợc tất cả mọi ngời. Các em hãy lập lại chơng trình hoạt động đó.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 lập chơng trình hoạt động theo yêu cầu SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
+ Lập chơng trình hoạt động có tác dụng gì ?
+ Hãy nêu cầu tạo của một chơng trình hoạt động.
- Nhận xét giờ học - Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
Khoa học
Năng lượng
I. Mục tiêu:
Giúp HS
- Tự làm thí nghiệm đơn giản về các vật có biến đổi vị trí, hình dáng, nhiệt độ... là nhờ được cấp năng lượng.
- Nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc, và chỉ ra nguồn năng lượng do các hoạt động đó.
- Hiểu được bất kỳ một hoạt động nào cũng cần năng lượng.
* Giáo dục HS ý thức sử dụng năng lượng 1 cách hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học:
GV + HS : Nến, diêm, pin tiểu, một đồ chơi chạy bằng pin tiểu.( đủ cho các nhóm )
Bảng nhóm, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A –Kiểm tra(3’):
- Gọi HS trả lời :
+ Sự biến đổi hóa học là gì? Cho VD,
+ Nêu sự giống và khác nhau của biến đổi hóa học và biến đổi lý học?
+ Nêu vai trò của nhiệt và ánh sáng trong biến đổi hoá học.
- GV nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới(32’):
1- Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
2- Tìm hiểu bài:
a)Điều kiện để các vật có biến đổi về vị trí, hình dạng
- GV tiến hành lần lượt 3 thí nghiệm cho HS quan sát, thảo luận câu hỏi để đi đến kết luận:
+ TN 1: nhấc chiếc cặp lên khỏi bàn đặt ra vị trí khác.
+ TN 2: đốt nến cắm vào đĩa, tắt điện trong lớp
+ TN 3: chiếc ô tô khi chưa lắp pin và sau khi lắp pin
- Hỏi : Qua 3 TN, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?
- GV kết luận: Cần cung cấp năng lượng để các vật biến đổi, hoạt động.
b) Một số nguồn cung cấp năng lượng..
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 83.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK trang 83 và cho biết tên các nguồn cung cấp năng
Lượng...
- Hỏi :
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho con ngời được lấy từ đâu?
- Cho HS liên hệ thực tế.
+ Tổ 1, 2: tìm các nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật.
+ Tổ 3, 4: Tìm các nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của máy móc, phương tiện.
* Muốn nguồn năng lượng không bị cạn kiệt , khi sử dụng em cần chú ý gì ?
3 -Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------
Ôn toán
Ôn tập về cách tính diện tích hình tròn
I.Mục tiêu
Giúp HS ôn tập, củng cố về cách tính diện tích hình tròn.
Rèn cho HS kĩ năng tính đúng, nhanh.
Giáo dục học sinh ý thức ham học tập.
II.Chuẩn bị: GV phấn màu, bảng phụ, bút dạ
HS: VBT,nháp
III.Hoạt động dạy-học
A.Kiểm tra(5’)
Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
Gọi 2 HS nhắc lại: cách tính diện tích hình tròn.
GV nhận xét cho điểm.
B.Dạy bài mới(32’)
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn ôn tập.
GV hướng dẫn, chữa từng bài để củng cố kiến thức.
Bài 1VBT tr5 (HS yếu)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
1HS làm miệng nêu kết quả -HS khác làm vở, GV chấm 4 bài
HS khá giỏi nhân xét
GV chốt lại cách tính diện tích,bán kính hình tròn.
Bài 7, VBT tr6(HS HS TB)
2HS đọc yêu cầu
3HS làm bảng phụ-Lớp làm vở, GV chấm3 bài, gắn bảng chữa bài
GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
Củng cố cách tính diện tích hình tròn.
Bài 11 VBT tr6(HS khá, giỏi)
2HS đọc yêu cầu
2HS làm bảng phụ- Lớp làm vở .GV chấm3 bài, gắn bảng chữa bài
GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học
Về nhà chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt
Luyện viết bài 1- 2
I. Mục tiêu.
-Học sinh viết được một đoạn văn, bài thơ đúng yêu cầu bài 1,2 vở luyện viết kì 2.
-Rèn cho HS có kĩ năng viết đúng, thẳng dòng đều nét và đẹp.
- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, bút dạ
HS: Vở luyện viết kì 2, bút, nháp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ. (3’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vở, bút của HS.
B/ Bài mới. (32’)
1/ Giới thiệu bài
2/ Dạy bài mới
HS mở vở luyện viết bài 1,2
GV hỏi: Bài viết yêu cầu các em làm gì?
( Viết bài thơ theo kiểu chữ đứng, chữ nghiêng nét thanh, nét đậm)
GV gọi hai HS lên bảng mỗi HS luyện viết một câu theo kiểu chữ đứng, chữ nghiêng.
Lớp viết nháp.
Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, hướng dẫn lại kĩ năng viế thẳng dòng, đều nét theo kiểu chữ đứng,chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
HS thực hành viết một câu ra vở rèn chữ, GV xuống lớp kiểm tra và hướng dẫn.
HS thực hành viết trên vở luyện viết
GV giúp đỡ HS yếu
GV thu bài chấm 5 bài của HS yếu, 3 bài HS TB, 3bài HS khá giỏi. Nhận xét
3.Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn về nhà các em luyện viết nhiều ra vở rèn chữ
-----------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm tuần 20
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong 19
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 20
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
- Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
- Học sinh: ý kiến phát biểu; sổ theo dõi của các tổ.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. ( 25’ )
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ.
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: một số em đã tiến bộ về chữ viết,giữ gìn sách vở sạch sẽ như Học
Về đạo đức:Ngoan lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:Thực hiện đầy đủ có hiệu quả.
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng: Hoàn, Vân
Phê bình: Thành, Sạn
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.( 8’ )
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
Thực hiện tốt ATGT trong dịp gần tết.
3/ Củng cố - dặn dò: ( 2’ )
Nêu các việc cần làm ngay - Nhận xét chung
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 20 20112012.doc