Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 19: Diện tích hình thang (Tiếp)

I. Mục tiêu: Giúp HS :

 - Biết tính diện tích hình thang.

 - Nhớ và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.

 - Giáo dục học sinh học tốt môn toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV : Bộ đồ dùng học toán 5.

 HS : Bộ đồ dùng học toán 5.SGK, vở nháp.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A– Kiểm tra bài cũ: (3)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập trang 91 và trả lời :

+ Vì sao em xác định các hình là hình thang ?

+ Hãy chỉ rõ các đáy của hình em cho là hình thang.

 

doc20 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 19: Diện tích hình thang (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị giờ sau. -------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Cách nối các vế câu ghép I. Mục tiêu : - Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối(các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối). - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn(BT1) viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2. - Giáo dục HS lòng ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy học : GV - Bảng phụ,bút dạ. HS – SGK, vở II. Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ :3’ - GV gọi HS : + Nhắc lại khái niệm về câu ghép và cho VD minh hoạ. + Đọc lại BT3 trong phần luyện tập tiết trước. - GV đánh giá cho điểm. B– Dạy bài mới :37’ 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Phần nhận xét: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2 - Yêu cầu HS đọc lại các câu văn, đoạn văn và dùng bút chì gạch chéo để tách các vế của câu ghép, gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Yêu cầu HS nêu rõ cách nối các vế của mỗi câu ghép 3.Phần Ghi nhớ: - Hỏi : ( HS khá, giỏi)Từ kết quả phân tích trên hãy cho biết các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách ? Là những cách nào ? - GV nhận xét, khẳng định kiến thức đúng và ghi bảng. - Gọi 3HS yếu,TB nhắc lại. 4. Phần luyện tập Bài 1: ( HS yếu, TB)- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS dùng bút chì để gạch chéo để phân tách các vế của câu ghép - GV nhận xét và chốt lời giải đúng - Yêu cầu HS nêu rõ cách nối các vế câu ghép trong từng đoạn văn Bài 2: (HS khá, giỏi) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV lưu ý HS: viết đoạn văn (từ 3 – 5 câu) tả ngoại hình 1 người bạn phải có ít nhất 1 câu ghép - Yêu cầu HS làm bài vào vở (HS yếu, TB viết được 3câu.) - GV chữa bài trên bảng phụ. - Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình. 5- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò : Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ. --------------------------------------------- Tập làm văn Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai kiểu kết bài không mở rộng và mở rộng qua hai đoạn kết bài (BT1). 2. Thực hành viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu : mở rộng và không mở rộng(BT2). - Rèn kĩ năng viết văn. - Giáo dục lòng ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ viết sẵn : + Kết bài không mở rộng : nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm với người được tả. + Kết bài mở rộng : từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy rộng ra các vấn đề khác. HS : SGK , vở , nháp . III. Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ :3’ - Gọi HS: + Đọc 2 đoạn mở bài (làm theo 2 kiểu) cho bài văn tả người. + Nhắc lại các kiểu kết bài đã học. - GV đánh giá, cho điểm. B – Dạy bài mới :32’ 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - Hỏi :+ Kết bài a và b nói lên điều gì ? + Kết bài nào có thêm lời bình luận ? + Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào ? + Hai cách kết bài này có gì khác nhau ? - GV nhận xét và kết luận về 2 kiểu kết bài. - GV đưa bảng phụ và gọi HS đọc lại. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Hỏi : + Em chọn đề bài nào? + Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ? + Em có suy nghĩ gì về người đó ? - Yêu cầu HS tự làm bài. HS yếu , + TB viết : 1 đề theo 2 cách kết bài . HS khá ; giỏi viết : 2 đề ( mỗi đề theo 2 cách kết bài) 2 HS khá, giỏi làm bảng phụ. - Nhắc HS : đọc lại phần mở bài đã viết ở tiết trước để tránh lặp từ, lặp ý. Khi viết cố gắng thể hiện rõ tình cảm của mình, sự trân trọng của mình với người đó. - GV chữa bài trên bảng phụ- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - GV nhận xét và cho điểm những bài đạt yêu cầu. 3- Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học - Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở ; chuẩn bị cho tiết TLV tới. ------------------------------------------------ Khoa học Sự biến đổi hóa học I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - Thế nào là sự biến đổi hóa học? - Làm TN để biết được sự biến đổi hóa học (trường hợp đơn giản). - Phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lý học. - Tham gia chơi một số trò chơi để biết được vài trò của ánh sáng và nhiệt độ trong biến đổi hóa học. II. Đồ dùng dạy học: GV :Tranh SGK trang 79. HS : Giấy, nến, ống nghiệm có sẵn, đường kính trắng bên trong, 1 chai giấm, tăm tre, chén nhỏ (đủ dùng cho các nhóm); phiếu học tập theo mẫu SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. A- Kiểm tra(3’): - Gọi HS trả lời : + Dung dịch là gì? Cho VD. + Nêu sự giống nhau giữa dung dịch và hỗn hợp? + Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào? Cho VD. - GV nhận xét, cho điểm B- Bài mới(32’): 1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng. 2- Tìm hiểu bài: a) Thế nào là sự biến đổi hóa học. - Yêu cầu mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm. - Các nhóm làm TN theo hướng dẫn của GV. - Nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập. - Gọi 2 nhóm đại diện lên báo cáo kết quả. - Hỏi: + Giấy có tính chất gì? (HS TB) + Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất bàn đầu của nó không? (HS yếu) + Hòa tan đường vào nước, ta được gì? + Đem chưng cất dung dịch đường, ta được gì? - GV : Dung dịch đường đã bị biến đổi thành một chất khác dưới tác động của nhiệt...; giấy bị biến đổi thành than khi đốt trên ngọn lửa... gọi là sự biến đổi hóa học. - Sự biến đổi hóa học là gì? (HS khá, giỏi) b) Phân biệt sự biến đổi hóa học và biến đổi lý học. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trang 79 - SGK, giải thích từng sự biến đổi, cho biết đâu là sự biến đổi hóa học, đâu là biến đổi lý học theo nhóm 5,6. - 6 đại diện của 6 nhóm lên trình bày (mỗi 1 HS trình bày 1 hình), các nhóm khác NX, bổ sung. 3 - Củng cố – Dặn dò: - Hỏi : + Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho VD. + Thế nào là sự biến đổi lý học? Cho VD. - Nhận xét giờ học - Dặn dò : Chuẩn bị bài sau: “Sự biến đổi hóa học”. --------------------------------------------------------- Buổi chiều Ôn toán Ôn tập về hình thang, diện tích hình thang I. Mục tiêu : - Củng cố cho HS đặc điểm, chiều cao, nhận dạng đúng hình thang.Biết tính diện tích hình thang. - Luyện cho HS kĩ năng tính đúng,nhanh. - Giáo dục: HS có ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ, bút dạ, nội dung. HS : vở BT. III. Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ:3’ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B – Dạy bài mới :35’ HS nhắc lại các đặc điểm của hình thang viết công thức và nêu qui tắc tính diện tích của hình thang. Bài 1: VBTtr1 - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS yếu lên bảng làm. - Lớp làm vở. HS khá nhận xét, chữa . Bài 2: VBTtr1 - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng làm bảng phụ. - Lớp làm vở. HS khá nhận xét, chữa . Bài 4:VBTtr1 - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi. - Lớp làm vở BT.GV chấm bài HS yếu nhận xét. Bài 6: VBTtr2 - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi. - Lớp làm vở BT.GV chấm bài HS TB nhận xét. Bài 9: VBTtr2 HS chơi trò chơi- GV phổ biến luật chơi. Trò chơi “ Ai nhanh và đúng” Gv treo 2 bảng phụ viết nội dung như bài, chia lớp thành 2 nhóm lên bảng làm xem nhóm nào làm nhanh và đúng. Bài 10: VBTtr3 1 HS đọc đầu bài, lớp theo dõi. Lớp làm vở BT. 1 HS làm bảng phụ. GV chấm bài HS khá, giỏi nhậm xét. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Ôn Tiếng Việt Luyện từ và câu : Câu ghép,cách nối các vế câu ghép I. Mục tiêu : 1. Củng cố kĩ năng nhận biết câu ghép ở mức độ đơn giản. 2. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép. 3. Giáo dục: HS có ý thức cân nhắc, lựa chọn nói câu đúng trong giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ, BTTN TV 5 Tập 2. HS : BTTN TV 5 Tập 2 , nháp . III. Các hoạt động dạy học : A–Kiểm tra:3’ Gọi HS đặt câu ghép. 2 HS làm bảng. GV nhận xét cho điểm B – Dạy bài mới :32’ 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Phần Luyện tập Bài 4 trang 1 BTTN: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Hỏi : + Hãy đọc các câu ghép có trong đoạn văn. + Căn cứ vào đâu em xác định đó là những câu ghép? + Hãy xác định các vế câu trong từng câu ghép. Bài 5 trang 1 BTTN: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài trên bảng lớp. - Gọi HS dưới lớp đọc các câu mình vừa hoàn thành. *Củng cố kiến thức về câu ghép. Bài tập10 tr3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bàivào vở GV chấm. Bài tập11 tr3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -3 HS TB làm bảng phụ-lớp làm vở. HS khá giỏi nhận xét, Gv sửa cho HS. *Củng cố cách nối các vế câu ghép. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò: Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Hoạt động tập thể. Kiểm điểm tuần 19. I/ Mục tiêu. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. 3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II/ Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III/ Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về học tập: Một số bạn có tiến bộ: Học Về đạo đức:Nhìn chung các em đã ngoan hơn song còn một số bạn cần phải nhắc nhở như Thành,Sạn, Chỉnh Về các hoạt động khác. Tuyên dương, khen thưởng. Hoàn Phê bình: Chỉnh 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. Tiếp tục ổn định nền nếp học tập sau thi định kì. Tiếp tục duy trì câu lạc bộ toán, Tiếng Việt, Chữ viết. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhận xét chung. Chuẩn bị cho tuần sau.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 19 20112012.doc
Giáo án liên quan