Giáo án lớp 5 môn Toán: Tuần 13: Luyện tập chung

. Mục tiêu:

 Giúp HS: - Củng cố về phép cộng , phép trừ và phép nhân các số thập phân.

- Bước đầu biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

- Rèn kĩ năng giải toán đúng, nhanh.

- Giáo dục lòng ham học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV : Bảng phụ,bút dạ.

 HS : SGK, vở, nháp.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc23 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán: Tuần 13: Luyện tập chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chính xác, thành thạo cho HS. - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ. - Học sinh: sách, vở, nháp III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. A/ Kiểm tra bài cũ(3’). B/ Bài mới(32’). 1)Giới thiệu bài. 2)Bài mới. Ví dụ 1. * HS thực hiện phép chia. - HS nêu nhận xét. - GV nêu phép chia. - Gợi ý cho HS rút ra nhận xét như sgk. Ví dụ 2. (tương tự). * HD rút ra quy tắc. GV chốt lại: Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000...ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, chữ số. 2-3 HS đọc lại. 3) Luyện tập thực hành. Bài 1(HS yếu): Hướng dẫn làm miệng. - HS yếu nêu miệng – HS khá nhận xét,bổ sung. * Củng cố chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... Bài 2a,b(HS TB): Hướng dẫn làm nhóm. - Gọi các nhóm chữa bảng . *Củng cố cách nhân một số thập phân với 10,100,10000,1;0,01;0,001 Bài 3: Hướng dẫn làm vở.(HS khá, giỏi làm cả ba bài) Đọc yêu cầu bài toán 3. - Làm vở,1 Hs làm bảng phụ, chữa bảng. -Chấm chữa bài. * Củng cố cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... 4)Củng cố - dặn dò. - Tóm tắt nội dung bài. - Nhắc chuẩn bị giờ sau. ----------------------------------------------------- Luyện từ và câu Luyện tập về quan hệ từ I. Mục tiêu: - Nhận biết được các cặp quan hệ từ và bước đầu nhận biết được tác dụng của chúng trong câu. - Luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ. - Giáo dục: HS có ý thức sử dụng đúng các quan hệ từ khi nói và viết. * Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học : Bảng nhóm, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ(3’) : - Gọi HS đọc đoạn văn tả viết về đề tài bảo vệ môi trường. - GV đánh giá cho diểm. B – Dạy bài mới (32’) : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 (HS yếu) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS gạch chân dưới các cặp quan hệ từ trong câu. - Gọi HS nêu các cặp quan hệ từ và ý nghĩa của nó - GV nhận xét và kết luận lời giải đúng : Nhờ mà ; không những mà còn Bài 2 : (HS TB) - Gọi 1 HS đọc nội dung bài. - Hướng dẫn HS làm bài : + Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu ? + Yêu cầu của bài tập là gì ? - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4. - Gọi HS chữa bài và khuyến khích HS nói được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu để giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ. - GV nhận xét và kết luận lời giải đúng : a) vì . nên . b) Chẳng những mà. Bài 3 : (HS khá,giỏi) - Gọi HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp : đọc thầm lại hai đoạn văn và trả lời các câu hỏi. - Gọi HS trả lời : + Hai đoạn văn đó có gì khác nhau ? + Đoạn nào hay hơn ? Vì sao ? + Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì ? - GV nhận xét và kết luận : Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không sẽ làm cho câu văn thêm rờm rà, khó hiểu, nặng nề hơn. * Củng cố: Tác dụng của quan hệ từ. 3- Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học - Dặn dò : Ôn lại về danh từ và đại từ xng hô. --------------------------------------------------------- Tập làm văn. Luyện tập tả người. (Tả ngoại hình) I/ Mục tiêu. - Củng cố kiến thức về đoạn văn. - HS viết đợc một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. Giáo dục ý thức tự giác học tập. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên:Bút dạ,bảng phụ... - Học sinh: sách, vở,dàn ý. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. A/ Kiểm tra bài cũ(3’). B/ Bài mới(32’). 1) Giới thiệu bài. - Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2) Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Gọi HS đọc nối tiếp yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong sgk. - Lớp theo dõi. - Mời 1 em đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn. -Mở bảng phụ cho HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và yêu cầu viết đoạn văn. + Đoạn văn có câu mở đoạn. + Nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người sẽ tả. + Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí. - HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát; viết đoạn văn; tự kiểm tra đoạn văn đã viết ( theo gợi ý 4 ) - 4 HS yếu tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. - Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá cao những đoạn viết có ý riêng, ý mới - GV ghi điểm những đoạn viết hay. 3) Củng cố - dặn dò-Tóm tắt nội dung bài- Nhắc chuẩn bị giờ sau. -------------------------------------------------------------- Khoa học Đá vôi I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng : - Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng. - Nêu ích lợi của đá vôi. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. * Giáo dục HS ý thức khai thác tài nguyên thiên 1 cách hợp lý để tài nguyên không bị cạn kiệt và giữ được cảnh quan môi trường . II. Đồ dùng dạy học : GV : Hình trang 54, 55 SGK. - Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a - xí t HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học : A- Kiểm tra bài cũ(3’) : - Gọi HS trả lời: + Nêu tính chất của nhôm và nguồn gốc của nhôm? + Kể tên một số đồ dùng bằng nhôm ? Cách bảo quản? - GV nhận xét, cho diểm. B – Bài mới(32’) : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài : a) Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Viết tên vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được, nếu không sưu tầm được thì kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết. - Gọi các nhóm trình bày. - GV nhận xét và kết luận: Nước ta có nhiều vùng đá vôi với những hang động nổi tiếng.Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết b) Quan sát hình: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : quan sát hình 4, 5 trang 55 SGK và ghi vào vở, 1 Hs làm bảng phụ: Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Kết luận 1. Cọ sát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội. 2. Nhỏ vài giọt giấm lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội. - Gọi đại diện nhóm giải thích kết quả thí nghiệm. - GV nhận xét và kết luận: Đá vôi không cứng lắm, dưới tác dụng của của a - xit thì đá vôi bị sủi bọt. 3. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. - Dặn dò : Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Buổi chiều Ôn Toán Ôn luyện nhân một số thập phân với một số thập phân. I/ Mục tiêu. Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân một số thập phân với một số thập phân. - Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số thập phân. - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ - Học sinh: sách, vở, nháp III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. A.Kiểm tra(5’) Gọi 2 HS nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân. 3- 4HS TB đọc lại. GV nhận xét, cho điểm. B.Dạy bài mới(32’) 1. Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn ôn tập. GV hướng dẫn, chữa từng bài để củng cố kiến thức. Bài 1 VBT T40: Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nêu lại yêu cầu HS làm cá nhân trên vở ,1 HS yếu làm bảng phụ. -Lớp nhận xét, GV chốt lại * Củng cố cách nhân một số thập phân với một số tp. Bài 2 VBT Tr 40 (HSTB) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu-HS làm nháp - 1HS làm bảng phụ - HS khá giỏi nhân xét, chữa bài * GV chốt lại cách nhân một số thập phân với một số tp. Bài 3 VBT Tr 40(HS TB) -1HS đọc yêu cầu- 1HS làm bảng phụ- Lớp làm vở,GV chấm 6 bài- gắn bảng chữa bài -GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài. * GV chốt lại cách nhân một số thập phân với một số tp . Bài 20 VBT Tr 43(HS khá,giỏi) -1HS đọc yêu cầu- 1HS làm bảng phụ- Lớp làm vở - gắn bảng chữa bài -GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài. *Củng cố cách giải bài toán có lời văn. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét ------------------------------------------------ Ôn Tiếng việt Luyện viết: Mùa thảo quả. I/ Mục tiêu. 1- Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả. 2- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l. 3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ... - Học sinh: sách, vở bài tập... III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. A/ Kiểm tra bài cũ.(3’) B/ Bài mới.(32’) 1) Giới thiệu bài. 2) Hướng dẫn HS nghe - viết. - Đọc bài chính tả 1 lượt. - Lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả. - Đọc cho học sinh viết từ khó. * Đọc chính tả. -Đọc cho HS soát lỗi. - Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài). + Nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. * Bài tập 2. - HD học sinh làm bài tập vào vở . + Chữa, nhận xét. * Bài tập 3. - HD học sinh làm bài tập vào vở. + Chữa, nhận xét 3) Củng cố - dặn dò. -Tóm tắt nội dung bài. - Nhắc chuẩn bị giờ sau. ----------------------------------------------- Sinh hoạt tập thể. Kiểm điểm tuần 13 I/ Mục tiêu. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. 3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II/ Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III/ Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: có tiến bộ, một số bạn còn nhận thức chậm.: Tám, Giang, Viên Về đạo đức:Ngoan lễ phép Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:thực hiện đầy đủ, đúng đẹp. Về các hoạt động khác. Tuyên dương, khen thưởng. Chiến, Huệ (có ý thức vệ sinh chung) Phê bình. Học ( xếp hàng thể dục chậm) 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng 20-11 Tham gia làm báo tường và các hoạt động khác. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhận xét chung. Chuẩn bị cho tuần sau.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 13 20112012.doc
Giáo án liên quan