Mục tiêu:
1.Củng cố cách cộng ,trừ,nhân số thập phân
2.Vận dụng nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
3.GD:Tính cẩn thận,trình bày sạch đẹp,khoa học.
B.Đồ dùng: -Bảng phụ,bảng nhóm.
20 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 12: uyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch bảo quản chúng?
GV nhận xét ghi điểm.
II.Bài mới:
1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu
2: Các hoạt động
Hoạt động1 Tìm hiểu tính chất của đồng và hợp kim của đồng bằng thảo luận nhóm với thông tin sgk và vật thật.
-Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm làm vàoPHT.Đại diện nhóm trình bày,lớp nhận xét,bổ sung,thống nhất ý kiến:
Kết Luận: Đồng là kim loại,đồng có màu đỏ,có ánh kim,không cứng bằng thép,dẻo,dễ uốn,dễ dát mỏng hơn sắt.Đồng thiếc,đồng kẽm đều là hợp kim của đồng.
Hoạt động2: Tìm hiểu một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng và cách bảo quản chúng bằng hoạt động cả lớp với tranh ảnh và vật thật.
+Gọi một số HS kể tên những vật dụng làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
+Giới thiệu một số đồ dùng vật thật và tranh ảnh cho HS quan sát và nhận xét.
GDMT:Bản thân em có thể làm gì để hạn chế những ảnh hưởng xấu do khai thác,sản xuất ,chế tạo đồng gây ra cho môi trường?
3.Củng cố-Dặn dò:Hệ thống bài.
Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk.
Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng trả lời.lớp nhận xét bổ sung.
-HS quan sát,đọc thông tin.Thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung thống nhất ý kiến.
HS quan sát tranh ảnh,vật thật và kinh nghiệm bản thân phát biểu.thảo luận thống nhất ý đúng.
-HS liên hệ phát biểu.
-Đọc mục Bạn cần biết sgk
KỸ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU
HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN ( Tiết 1)
A.Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích
B. CHUẨN BỊ :
Một số sản phẩm khâu , thêu đã học .
Tranh ảnh của các bài đã học .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. Bài cũ:
+ Hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong ?
- Tuyên dương
- HS nêu
- HS nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: Nêu MT bài :
“ Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn “
- HS nhắc lại
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1 : Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
Hoạt động nhóm , lớp
- GV nêu vấn đề :
+ Trong chương 1, các em đã được học những nội dung gì ?
+ Hãy nêu cách đính khuy ? Thêu chữ V , thêu dấu nhân .
+ Hãy nêu trình tự của việc nấu cơm , luộc rau , rán đậu phụ
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung đã học ở chương 1
- HS nêu :
+ Thêu , đính khuy , khâu túi , nấu ăn
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để lựa chọn sản phẩm thực hành
Hoạt động cá nhân hoặc nhóm
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn :
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học .
+ Nếu chọn sản phẩm nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm
+ Nếu chọn sản phẩm về khâu, thêu mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm
- HS có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân
Hoạt động 3 : Củng cố
- GV nhắc nhở HS ghi tên vào sản phẩm
3.Củng cố-Dặn dò - Chuẩn bị : “Cắt , khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
- Nhận xét tiết học .
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS tự ghi.
- Lắng nghe
Thứ sáu,ngày 22 tháng 11 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu:
1. Củng cố cách nhân một số thập phân với một số thập phân
2. Vận dụng tính chất của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
B.Đồ dùng:Bảng phụ,bảng nhóm.
C .Các hoạt động dạy – học:
I.Bài cũ :YCHS làm bài tập 3 tiết trước.
GV nhận xét, chữa bài.
II.Bài mới:.
1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu
2:Tổ chức HS làm các bài tập tr61/sgk.
Bài 1:Tổ chức HS làm ý a vào sgk.Treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 1a.YCHS điền kết quả.Nhận xét, thống nhất kết quả.Nêu nhận xét về tính chất kết hợp của phép nhân 2 số thập phân(61/sgk)+Tổ chức cho HS làm ý b vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài.GV nhận xét.chữa bài.
*9,6 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x(0,4 x 2,5) =9,65 x1 = 9,65
*0,25x 40 x 9,84 =(0,25 x40) x 9,84 =1 x 9,84=9,84
*7,38 x1,25 x80=7,28 x (1,25 x 80)=7,38 x100=738
*34,3 x 5 x0,4 =34,4 x(5 x 0,4) =34,4 x 2 =68,8
Bài 2:Tổ chức cho HS làm vở,2 HS làm bảng nhóm.NX bài trên bảng nhóm,thống nhất kết quả: a)(28,7 + 34,5) x 2,4 b) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 63,2 x 2,4 = 28,7 + 82,8
= 151,68 = 111,5
3.Củng cố-Dặn dò:Hệ thống bài
Dặn HSvề nhà làm bài tập 3trong sgk vào vở và các bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học.
-1 HS làm trên bảng lớp.Lớp nhận xét.chữa bài
-HS làm ý a vào sgk,chữa bài trên bảng phụ.
-Nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân số thập phân
-HS làm ý b vào vở,chữa bài trên bảng.
-HS làm vở,Nhận xét chữa bài trên bảng nhóm.
-HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân số thập phân.
---------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
A.Mục tiêu:
1. Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu của nhân vật qua hai bài văn mẫu.
2. Rèn kĩ năng quan sát.
3. GD tính cẩn thận,tỉ mỉ trong quan sát.
B.Đồ dùng: -Bảng phụ,bảng nhóm,vở bài tập.
C.Các hoạt động dạy – học:
I.Bài cũ : YCHS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người?
-GV nhận xét.
2Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu .
Hoạt động2: Tổ chức hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài tập 1,trao đổi nhóm đôi ghi bài vào vở BT.Gọi một số HS trả lời,GV nhận xét,treo bảng phụ ghi lời giải đúng cho HS chữa bài.
Lời giải:Các đặc điểm tả ngoại hình của người bà.
+Mái tóc: đen ,dày kì lạ,phủ kín hai vai,xoã xuuống ngực,xuống đầu gối,
+Đôi mắt:(khi bà mỉm cười)hai con ngươi nở ra,long lanh,dịu hiền khó tả,ánh lên những tia sáng ấm áp,tươi vui.
+Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
+Giọngnói:trầm bổng,ngân nga như tiếng chuông, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
Bài 2: * Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
+Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt một con cá sống./Quai những nhát búa hăm hở./Quặp lấy thỏi thép,dúi vào trong đống than hồng,lệnh cho thợ phụ thổi bễ./Lôi con cá lửa ra,quật nó xuống hòn đe,vừa hằm hằm quai búa choang choang,vừa nói rõ to “Này...Này..Này..”/Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một cái vào chậu nước khiến cho chậu nước đục ngầu./Liếc nhìn lưỡi rìu như một kẻ chiến thắng,lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
3.Củng cố-Dặn dò:Hệ thống bài.
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
Một số HS trả lời.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS Trao đổi nhóm đôi,trả lời.Chữa bài.
-Đọc lại lời giải đúng.
-HS trao đổi theo cặp,làm bài vào vở bT,Nhận xét,bổ sung.
-Đọc lại lời giải đúng.
-Nhắc lại cấu tạo bài văn tả người.
---------------------------------------------------
ĐỊA LÝ
CÔNG NGHIỆP
A.Mục tiêu:
1. Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
2.Nêu tên một số sản phẩm của ngàng công nghiệp và thủ công nghiệp.
3.GD lòng yêu nước, có ý thức hướng về nguồn cội.
B.Đồ dùng :Bản đồ kinh tế Việt Nam, tranh về làng nghề thủ công,sản phẩm CN.
C.Các hoạt động dạy – học:
I.Bài cũ :Kể hoạt động ngành lâm nghiệp và thuỷ sản?
II.Bài mới:
1: Giới thiệu bài:- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu
2: Các hoạt động dạy .
Hoạt động1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp ở nước ta
+YCHS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi mục 1 sgk.
+Đại diện nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+GV nhận xét,bổ sung.Cho HS quan sát trên bản đồ một số khu công nghiệp.
Kết luận:Nước ta có nhiều ngành công nghiệp,sản phẩm của ngành công nghiệp cũng rất phong phú,đa dạng.Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sản xuất:cung cấp máy móc cho sản xuất,các đồ dùng cho đời sống và cho xuất khẩu.
Hoạt động2: Tìm hiểu về nghề thủ công ở nước ta
+YCHS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi mục 2 sgk.
+Đại diện nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+GV nhận xét,bổ sung.Giới thiệu tranh ảnh một số làng nghề thủ công và một số sản phẩm của nghề thủ công.
Kết luận. Nươc ta có rất nhiều ngành nghề thủ công.một số hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông,gổm Bát Tràng,chiếu cói Nga Sơn,.Nghề thủ công có vai trò tận dụng đựơc nguồn lao động ,vật liệu,tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống ,sản xuất và xuất khẩu.Hiện nay nghề thủ công đang ngày càng phát triển rộng khắp cả nước.
3.Củng cố-Dặn dò Hệ thống bài.
Dặn HS học bài chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
Một số HS trả lời.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS đọc sgk,thảo luận nhóm, trả lời.Nhận xét,bổ sung thống nhất ý kiến.
-Quan sát bản đồ chỉ một số khu công nghiệp.
-HS thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trả lời .Lớp nhận ,bổ sung, thống nhất ý kiến.
-Quan sát,giới thiệu tranh ảnh về làng nghề,sản phẩm thủ công.
-HS nhắc lại kết luận trong sgk.
--------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (TIẾT 1)
A.Mục tiêu:
Kiến thức:Biết lựa chọn những cách ứng xử phù hợp thể hiện tình cảm kính già,yêu trẻ.
Kĩ năng:Biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già,em nhỏ.
Thái độ:Phát huy truyền thống Kính già,yêu trẻ của địa phương và của dân tộc ta.
B.Đồ dùng : 1. Đồ dùng đóng vai.
2. Thông tin về truyền thống kính già ,yêu trẻ của địa phương.
C.Các hoạt động dạy – học:
I.Bài cũ: -Gọi một số HS nêu ghi nhớ tiết trước.
+GV nhận xét,bổ sung.
II.Bài mới:
1: Giới thiệu bài:- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu
2: Các hoạt động dạy .
Hoạt động 1: Thực hiện yêu cầu bài tập 2,SGK
+Cho HS đọc yêu cầu,Chia mỗi nhóm thảo luận một tình huống.Gọi đại diện nhóm lên đóng vai xử lý tình huống.Nhận xét bổ sung.tuyên dương nhóm có cách xử lý đúng và hay.
Hoạt động 2:Thực hiện yêu cầu của bài tập 3-4,sgk
+GV nhận xét,chốt ý đúng.
KL:+Ngày dành cho người già là1/10 hàng năm.Tổ chức dành cho người già là Hội người cao tuổi.
+Ngày dành cho trẻ em là1/6.Các tổ chức dành cho trẻ em là Đội TNTP,sao Nhi đồng
Hoạt động3:Tìm hiểu về truyền thống Kính già,yêu trẻ của địa phương và của dân tộc ta bằng thảo luận nhóm.Gọi đại diện các nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét bổ sung.GV nhận xét,bổ sung:
Kết luận:Với người già:Tổ chức lễ mừng thọ.Với trẻ em:Được tặng quà,mừng tuổi những dịp lễ tết.
3.Củng cố-Dặn dò:Hệ thống bài.
Dặn HS thực hành lễ phép với người già,yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
Nhận xét tiết học.
- Một số HS tểa lời.
-Lớp nhận xét bổ sung
-HS thảo luận .xử lý tình huống
-HS thảo luận nhóm,trình bày kết quả thảo luận,nhận xét,bổ sung.
-HS thảo luận nhóm,Trình bày kết qảu thảo luận.
-Nhắc lại ghi nhớ trong sgk.
TUẦN 13
File đính kèm:
- Tuan 12 lop 5.doc