MỤC TIÊU : Giúp HS :
Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000
Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
11 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tuần 12: Tiết 56 : Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2012
Tiết 56 : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000
Tuần : 12
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000
Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000
a) Gợi ý để HS có thể tự rút ra được nhận xét.
b) Gợi ý để HS có thể tự rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000
chú ý nhấn mạnh các thao tác : chuyển dấu phẩy sang bên phải.
Hoạt động 2 : Kết nối
Bài 1 : GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó đổi vở chữa chéo cho nhau. Có thể gọi 1 HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2 : - Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Hướng dẫn HS suy nghĩ thực hiện lần lượt các thao tác :
Nhắc lại quan hệ giữa km, hm và dm với m, ví dụ : 1km = 1000m.
Suy ra, ví dụ :
10,4dm =104 cm ( vì 10,4 x10 = 104)
Bài3 :
- Củng cố kĩ năng giải toán.
Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân :
27,867 x 10.
Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 53,286 x 100 sau đó tự rút ra nhận xét.
Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc vừa nêu trên.
Gọi1 HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000
Tham khảo thêm bài 1 (SGK) :
Cột a) xếp các bài tập mà các số thập phân chỉ có 1 chữ số ở phần thập phân.
Cột b) và c) xếp các số thập phân có hai hoặc ba chữ số ở phần thập phân.
HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dịch chuyển dấu phẩy.
Hướng dẫn HS :
Tính xem 10 lít dầu hoả cân nặng bao nhiêu kilôgam.
Biết thùng rỗng nặng 1,3kg, từ đó suy ra cả thùng đầy dầu hoả cân nặng bao nhiêu kilôgam
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Tiết 57 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên.
Rèn luyện kĩ năng nhân nhẩm 1 số thập phân với 10; 100; 1000
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên và nhân nhẩm với 10; 100; 1000
Bài 1 : Nhằm vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000
GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi 1 HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2 : GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
Gợi ý để HS tự nêu nhận xét chung về kỹ thuật nhân 1 số thập phân với 1 số tròn chục.
Hoạt động 2 : Giải toán có liên quan đến phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Bài 3 :- Hướng dẫn HS :
Tính số kilômet xe đạp đi được trong 3 giờ đầu.
Tính số kilômet xe đạp đi được trong 4 giờ sau đó.
Suy ra xe đạp đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet.
.
HS so sánh kết quả của các tích số với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong vở. Trình bày bài làm vào vở
Bài 4 :GV hướng dẫn HS thử lần lượt các trường hợp bắt đầu từ x=0 , khi kết quả phép nhân lớn hơn 7 thì dừng lại . kết quả x=0; x=1 và x=2 .
4. Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Tiết 58 : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Nắm được qui tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Hình thành qui tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
a) Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1, sau đó nêu hướng giải : “Diện tích mảnh vườn bằng tích của chiều dài và chiều rộng”, từ đó hình thành phép tính 6,4 x 4,8.
b) GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu HS vận dụng quy tắc mới học để thực hiện phép nhân 4,75 x 1,3.
c) Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
Chú ý nhấn mạnh 3 thao tác trong quy tắc, đó là : nhân, đếm và tách.
Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số thập phân
Bài 1 :
Gọi một HS đọc kết quả và GV xác nhận để chữa chung cho cả lớp.
Bài 2 :
GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
Yêu cầu một vài HS phát biểu lại tính chất giáo hoán của phép nhân.
Hoạt động 3 : Bước đầu vận dụng tính chất giáo hoán của phép nhân hai số thập phân.
Bài 2.b (SGK) : - HS đọc, hiểu dề bài.
Có thể yêu cầu HS nêu ngay kết quả của phép nhân ở dòng thứ hai (trong từng cột tính). Khuyến khích HS giải thích tại sao lại nói ngay được kết quả của phép nhân ở dòng thứ hai
Hoạt động 4 : Giải toán có liên quan đến phép nhân hai số thập phân
HS tự tìm kết quả của phép nhân64 x 48 = 3072(dm2) và so sánh với kết quả của phép nhân 6,4 x 4,8 = 30,72(m2) như đã nêu trong SGK, từ đó thấy tính hợp lí của qui tắc thực hiện phép nhân 6,4 x 4,8.
HS rút ra qui tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
HS lần lượt thực hiện các phép nhân cho trong Vở bài tập.
HS tự tính các phép tính nêu trong bảng.
HS nêu nhận xét chung,từ đó rút ra tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân (như SGK).
Viết bài ra giấy nháp(hoặc vở luyện tập).
Bài 3 : HS đọc đề toán, giải toán vào VBT rồi GV cùng HS chữa bài.
Bài giải :
Chu vi vườn cây hình chữ nhật là :
( 15,62 + 8,4) x2 = 48, 04 (m)
Diện tích vườn cây hình chữ nhật :
15,62 x 8,4 = 131, 208 ( m2)
ĐS 131, 208 m2.
4. Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Tiết 59 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Nắm dược quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
Củng cố kĩ năng đọc, viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : bài 1
Hình thành qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
a) Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000
Gợi ý để HS có thể tự rút ra nhận xét.
b) Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 531,75 x 0,01 sau đó tự rút ra nhận xét.
c) Gợi ý để HS có thể tự rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
Hoạt động 2 : Kết nối
Bài 1 : Nhằm vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2 : - Củng cố kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Bài 3 : - Ôn về tỉ lệ bản đồ.
HS tự tìm kết quả của phép nhân 142,57 x 0,1.
Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc vừa nêu trên.
Chú ý nhấn mạnh thao tác : chuyển dấu phẩy sang bên trái.
HS so sánh kết quả của các phép tính : 12,6 x 0,1; 12,6 x 0,01 và 12,6 x 0,001 để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
HS suy nghĩ, thực hiện lần lượt các thao tác :
Nhắc lại các quan hệ giữa ha và km2 (1ha = 0,01km2).
Suy ra 1000ha = (1000 x 0,01)km2= 10km2(quan hệ tỉ lệ).
HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo diện tích, rồi dịch chuyển dấu phẩy.
HS nhắc lại về ý nghĩa của tỉ số 1 : 1 000 000 biểu thị tỉ lệ bản đồ : “1cm trên bảng đồ thì ứng với 1 000 000cm = 10km trên thực tế”.
Suy ra19,8cm trên bản đồ ứng với 19,8 x 10 = 198km trên thực tế.
3.Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng năm 2012
Tiết 60 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
Bước đầu nắm được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong Kết nốitính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Kiểm tra bài cũ :
Khám phá :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : thông qua việc thực hiện phép nhân các số thập phân rút ra được tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 1.a : Yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bảng. GV cùng HS xác nhân kết quả đúng.
Hoạt động 2 : bước đầu vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân
Bài 1.b : Yêu cầu HS phải biết áp dụng tính chất kết hợp để tính theo một quy trình gồm các thao tác như sau :
Thực hiện phép nhân hai thừa số cuối.
Nhân thừa số thứ nhất với tích vừa tìm được, sau đó viết kết quả.
Hoạt động 3 : Kết nối
Bài 2 : - Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính trên các số thập phân.
Khi chữa bài G nên cho H nhận xét :chẳng hạn phần a) , phần b) đều có 3 số là 28,7; 34,5; 2,4
Nhưng thứ tự thực hiện phép tính khác nhau nên kết quả phép tính khác nhau
Bài 3 :
Cho H tự làm bài rồi chữa bài, chẳng hạn :
Quãng đường người đi xe đạp đi trong 2,5 giờ là : 12,5 x2,5 = 31,25 ( km)
Đáp Số : 31,25km
HS nêu nhận xét chung, từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân (như SGK).
Yêu cầu một vài HS phát biểu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
Khuyến khích HS giải thích tại sao lại nói : cách tính như vậy được gọi là cách tính nhanh.
Ngoài ra khuyến khích HS chú ý các kết quả sau :
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65x( 0.4 x 2,5)
= 9,65x 1 = 9,65
Chú ý : HS chưa học quy tắc nhân một số thập phân với tổng các số thập phân.
H đọc đề , nêu cách tính , làm vào vở rồi đổi chéo kiểm tra , 1 HS lên bảng sửa , cả lớp cùng GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- tuan 12.docx