Giúp HS: - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Bảng phụ, bút dạ.
HS : Vở, nháp, SGK.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A – Kiểm tra bài cũ: (3)
- Yêu cầu học sinh tính: - 2 HS lên bảng. Lớp làm vào nháp.
2,3 x 7 56,02 x 4
4,6 x 15 1,234 x 8
18 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán: Tuần 12: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhanh.
- Giáo dục lòng ham học bộ môn.
II/ Chuẩn bị: GV:Bảng phụ, bút dạ
HS: Sách, vở, nháp.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A-Kiểm tra bài cũ (3’):2 HS yếu nêu
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?
HS khá, giỏi nhận xét.GV cho điểm.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (61): (Hs yếu, TB làm một dòng bài 1a)
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và
a x (b x c).
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Chữa bài. Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép cộng các số thập phân.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* Củng cố tính chất kết hợp của phép nhân.
*Bài tập 2 (61): Tính (HS yếu làm bài 2a, HS khá giỏi làm bài 1,2 cả bài)
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho 4 HS làm vào bảng nhóm.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
* Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
3-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số thập phân.
---------------------------------------------------------
Luyện từ và câu.
Luyện tập về quan hệ từ.
I/ Mục tiêu.
- Nhận biết được một vài quan hệ từ thường dùng, biết tìm quan hệ từ trong câu; hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
- Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Bút dạ, bảng phụ.
- Học sinh: sách, vở...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ(3’).
B/ Bài mới(32’).
1) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2) Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1.HD làm nhóm.
Đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi nhóm đôi, tìm ra các quan hệ từ trong trích đoạn.
- Trình bày trước lớp.
* GV chốt lại ý đúng.
Bài tập 2:
Đọc yêu cầu bài 2
- Tự làm bài, HS yếu nêu kết quả.
êuHS khá, giỏi nhận xét, bổ sung.
* Chốt lại: (sgk)
Bài tập 3. Đọc yêu cầu của bài.
- HD làm việc theo cặp.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4.
- HD làm bài vào vở.( HS yếu đặt được 1 câu.HS khá, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ )
- Chấm bài, chữa bài.
3) Củng cố - dặn dò.-Tóm tắt nội dung bài.Nhắc chuẩn bị giờ sau.
---------------------------------------------------
Tập làm văn.
Luyện tập tả người.
(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I/ Mục tiêu.
- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. Nhận biết những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của các nhân vật qua hai bài văn mẫu.
- Hiểu: khi quan sát, khi viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: bảng phụ,bút dạ.
- Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ.(3’)
B/ Bài mới.(32’)
1) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2) Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài tập 1.
- Đọc bài: Bà tôi.
- Trao đổi nhóm đôi và xác định đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn.
HD nêu miệng.(HS yếu, TB nêu được một vài đặc điểm. Hs khá, giỏi nhận xét bổ sung)
- Ghi ý chính vào bảng phụ.
+ Phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung.
-Mở bảng phụ cho HS đọc nội dung đã ghi tóm tắt. + Mái tóc:
+ Đôi mắt:
+ Khuân mặt:
+ Giọng nói:
Bài tập 2 : HD tương tự bài 1.
- Đọc yêu cầu của đề bài: lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình
- Đọc bài: Người thợ rèn.
+ Một vài em nêu đối tượng định tả và xác định đặc điểm ngoại hình của người thợ rèn trong đoạn văn.
+ Làm bảng nhóm.
+ Trình bày trước lớp.
+ Nhận xét, bổ xung.
- Nhận xét, chốt lại ý chính.
- Giữ lại bài làm tôt nhất, bổ sung cho phong phú.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
-----------------------------------------------
Khoa học
đồng và hợp kim của đồng
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
-Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
-Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
-Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
-Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Thông tin và hình trang 50, 51 SGK.
-Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng
-Một số đoạn dây đồng.
III/ Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ(3’): HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.49)
B- Bài mới (32’):
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Hoạt động 1: Làm việc với vật thật
*Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận.
-Cho HS quan sát các đoạn dây đồng, mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận:
3-Hoạt động 2: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng
*Cách tiến hành:
-GV phát phiếu học tập.
-Cho HS làm việc cá nhân, ghi KQ vào phiếu.
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận:
4-Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: -HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
-HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS thảo luận nhóm 4.
-GV yêu cầu HS:
+Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. (HS yếu)
+Kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng mà em biết?(HS khá, giỏi)
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong nhà bạn?(HS TB)
-Mời đại diện các nhóm trình bày
-GV kết luận: (SGV – tr. 97)
-Cho HS nối tiếp đọc phần bóng đèn toả sáng.
3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------
Buổi chiều
Toán
Ôn luyện nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ
- Học sinh: sách, vở, nháp
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A.Kiểm tra(5’)
Gọi 2 HS nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 3- 4 HS TB đọc lại.
GV nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới(32’)
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn ôn tập.
GV hướng dẫn, chữa từng bài để củng cố kiến thức.
Bài 4 VBT T40: Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nêu lại yêu cầu
HS làm cá nhân trên vở ,1 HS yếu làm bảng phụ.
-Lớp nhận xét, GV chốt lại
* Củng cố cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Bài 11 VBT Tr 41 (HSTB)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu-HS làm nháp - 1HS làm bảng phụ
- HS khá giỏi nhân xét, chữa bài
* GV chốt lại cách tính giá trị biểu thức.
Bài 12 VBT Tr 41(HS khá,giỏi)
-1HS đọc yêu cầu- 1HS làm bảng phụ- Lớp làm vở,GV chấm 6 bài- gắn bảng chữa bài
-GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
* GV chốt lại cách tính giá trị biểu thức.
Bài 18,19 VBT Tr 42,43(HS khá,giỏi)
-1HS đọc yêu cầu- 1HS làm bảng phụ- Lớp làm vở - gắn bảng chữa bài
-GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét
------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt (Ôn TLV)
cấu tạo của bài văn tả người.
I.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả người ( mở bài , thân bài , kết bài.)
- Biết phân tích cấu của một bài văn tả người cụ thể để lập dàn ý tả một người thân trong gia đình – một dàn ý riêng ; nêu được nét nổi bật về hình dáng , tính tình của đối tượng
-Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II.Đồ dùng dạy học :
GV : Sách tham khảo .
HS : Vở.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
+ Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
B. Bài mới :
1. GV giới thiệu : Nêu MT YC tiết dạy.
2.Hướng dẫn HS luyện tập :
Đề : Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả lại một người thân trong gia đình.
- Gọi HS đọc đề bài – nêu YC – Kiểu bài ?
- HS đọc – HS trả lời .
- HS làm dàn bài vào vở nháp + bảng phụ.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét bổ xung.
- Hướng dẫn HS làm bài cá nhân.
- GV đi giúp HS yếu.
- YC 1 số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
GV đọc cho HS nghe 1 số bài văn hay.
3. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn về viết tiếp
-------------------------------------------------
Sinh hoạt tập thể.
Kiểm điểm tuần 12
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
- Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
- Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ.
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: có tiến bộ, một số bạn còn nhân thức chậm.:Quyền, Viên, Giang
Về đạo đức:Ngoan lễ phép
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:thục hiện đầy đủ, đúng đẹp.
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng. Đức, Vân, Trang
Phê bình. Thành, Tám
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng 20-11
Tham gia làm báo tường và các hoạt động khác.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhận xét chung.
Chuẩn bị cho tuần sau.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 12 20112012.doc