Giúp HS củng cố về:
- Viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Chuyển một phân số thành một phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
II, ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
- Bảng phụ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. HĐ1: Kiểm tra (3 - 5)
- HS làm bảng con:Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:
37 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán Tiết 2 - Tiết thứ 6: Luyện tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong bụng mẹ, em bé được sinh ra
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
? Đọc mục bạn cần biết trang 11? => 3 - 5 học sinh đọc
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài 5.
Rút kinh nghiệm
Tiết 5 Kĩ thuật
Tiết thứ 2 Đính khuy hai lỗ
(Giáo án soạn ngày 21 tháng 8 năm 2012)
________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013
Tiết 1 Toán
Tiết thứ 10 Hỗn số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- Luyện tập cộng, trừ, nhân , chia hỗn số.
- Rèn kĩ năng tính toán với phân số.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: Bộ dồ dùng toán 5, bảng phụ.các tấm bìa như SGK
- HS: Bộ đồ dùng toán 5
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: Kiểm tra : (3 - 5/)
- Viết các hỗn số sau vào bảng con: , ,
- Đọc các hỗn số; Hãy chỉ ra phần nguyên, phần phân số của từng hỗn số ?
HĐ2: Dạy bài mới (12 - 13//)
* Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số:
- GV đưa trực quan bộ đồ dùng dạy toán 5 (như hình vẽ SGK), yêu cầu HS quan sát.
- Có mấy hình vuông và bao nhiêu phần của hình vuông? ( 2 hình vuông và của hình vuông )
- Nêu số chỉ số hình vuông trên ? ()
- Hỗn số có thể chuyển thành phân số nào?
- GV gợi ý HS có thể viết thành 2 + , từ đó yêu cầu học sinh chuyển hỗn số thành phân số vào bảng con.
- Vậy hỗn số có thể viết thành phân số nào?
- Nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số?
- HS quan sát
- HS nêu
- HS làm bảng con
- HS nêu
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (17/ - 19/)
Bài 1( 4-5/) HS làm bảng con
- KT: Chuyển hỗn số thành phân số.
- Chốt: Cách viết hỗn số thành phân số?
Bài 2 ( 6-7/) HS làm nháp ( HS khá giỏi làm cả bài)
- KT: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính +; - với PS.
- SL: HS còn lúng túng khi chuyển từ hỗn số sang phân số.
- Chốt: Cách viết hỗn số thành phân số và thực hiện phép tính PS.
Bài 3 ( 6-7/) HS làm vở( HS khá giỏi làm cả bài)
- KT: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính x; : với PS.
- SL: Còn lúng túng khi chuyển từ hỗn số sang phân số.
- Chốt: Cách viết hỗn số thành phân số và thực hiện phép tính PS.
HĐ4: Củng cố ( 2/ - 3/)
? Hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
Rút kinh nghiệm
Tiết 2 Địa lí
Tiết thứ 2 Địa hình và khoáng sản
I, Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ ( lược đồ ).
- Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, a-pa-tit, bô - xit, dầu mỏ.
II, Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. Bản đồ khoáng sản Việt Nam.lược đồ
III, Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
? Nước ta nằm ở khu vực nào của thế giới? Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu?
-... Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á.
- Chỉ quả địa cầu
? Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
-... chỉ và nêu tên: Hoàng Sa và Trường Sa ...
? Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu?
-...Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia . 330000km2
- Nhận xét
1. Địa hình
HĐ2: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong sách giáo khoa
- Đọc thầm mục 1. quan sát hình trong sách giáo khoa
? Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng trên lợc đồ hình 1?
- Chỉ lược đồ
? So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta?
- Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng khoảng 3 lần
? Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta. Những dãy núi nào có hướng Tây bắc - Đông nam? Dãy núi nào có hình cánh cung?
- ... chỉ và nêu. Dãy núi hình cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều ...Dãy núi có hướng Tây bắc - Đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
? Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta?
-.. Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải miền Trung. Cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây - Ku, Đắc Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
? Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta?
-... Phần đất liền của nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng do phù sa sông bồi đắp ...
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét
=>Kết luận: Phần đất liền của nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng do phù sa sông bồi đắp, địa hình đồng bằng thấp và tương đối bằng phẳng.
2. Khoáng sản
HĐ 3: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS dựa vào hình 2 trong sách giáo khoa và vốn hiểu biết
- Quan sát hình 2 sách giáo khoa
? Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lợc đồ này dùng để làm gì?
- lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam...
? Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta?
- Thảo luận nhóm trả lời: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, vàng ...
- Hoàn thành vào bảng sau:
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét bổ sung
- Sửa chữa
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Than
Quảng Ninh
A - Pa - tít
Sắt
Bô - xit
Dầu mỏ
=> Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, vàng, bô - xit, a - pa- tit... trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
HĐ 4: Làm việc cả lớp
- GV treo 2 bản đồ: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam. Gọi từng cặp lên bảng
- Làm việc theo cặp
? Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn
- 2 Học sinh chỉ trên 2 bản đồ
? Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ?
- Học sinh chỉ
? Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a - pa - tit...
- Học sinh khác nhận xét
- Khen cặp HS chỉ đúng và nhanh
=>Kết luận: Ghi nhớ SGK/ 71 => HS đọc.
HĐ 5: Củng cố - Dặn dò (1-2 phút)
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
Tiết 3 Luyện từ và câu
Tiết thứ 4 Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục đích -yêu cầu
- Biết vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa để làm bài tập, phân loại được các từ đồng nghĩa theo nhóm.
- Nắm được những sắc thái khác nhau của từ đồng nghĩa để viết được 1 đoạn miêu tả ngắn.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Từ điển HS, giấy khổ to, bảng phụ
III, các hoạt động dạy -học :
1/ Kiểm tra( 2 - 3/ )
- HS1: Tìm 1 số từ đồng nghĩa với từ “ Tổ quốc”. Đặt câu với 1 từ .
- HS2: Tìm 1 số từ có tiếng quốc ( nước). Giải nghĩa 1 từ?
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài (1-2/)
b/ Hướng dẫn luyện tập ( 32 - 34/ )
Bài 1 ( 5-7/)
? Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn
* Chữa- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng:Từ đồng nghĩa: mẹ, u, bu, bầm, bủ, mạ.
ị GV giải thích thêm các từ nói trên giống nhau hoàn toàn ( chị, mẹ ) nhưng mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau.
Bài 2 ( 6-7/)
? Xếp các từđã cho thành nhóm từ đồng nghĩa
* Chữa:
- Dán giấy tô ki của 1 nhóm.
- GV chốt ý đúng.
=> HS sử dụng từ điển để giải thích vì sao các từ đó là từ đồng nghĩa.
- Nhóm từ nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
không hoàn toàn? vì sao?
Bài 3: ( 14-16’)
- Bài yêu cầu gì?
=> GV: Các em phải x/đ được cảnh cần tả rồi chọn từ ngữ ở BT2 cho phù hợp.
* Chữa: - Nhận xét đoạn văn.
+ Nội dung đoạn văn.
+ Cách dùng từ ngữ.
+ Cách diễn đạt, chuyển ý ....
- GV nhận xét, cho điểm
- HS đọc yêu cầu bài
- HS tự gạch chân dưới các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.:
- HS trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi ghi ra nháp.
- 1 nhóm ghi ra giấy tô ki.
- HS nhận xét, bổ sung.
Các nhóm từ đồng nghĩa:
- Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
- Bao la, mênh mộng, bát ngát, thênh thang.
- Vắng vẻ, hiu quạnh, vắn teo, vắng ngắt, hiu hắt .
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS viết bài vào vở.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS đọc bài của mình ( 2-5 em).
3/Củng cố- dặn dò( 2-4/)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn vào vở nháp.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
Tiết 4 Tập làm văn
Tiết thứ 4 Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích -yêu cầu
- Qua thống kê số liệu trong bài “ Nghìn năm văn hiến” HS hiểu hình thức trình bày các số liệu thống kê tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày số liệu theo biểu bảng.
II. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu phôtô, vở nháp.
III. các hoạt động dạy- học
1/ Kiểm tra ( 2 - 3/ )
- Đọc đoạn văn tả cảnh trong tiết trước ( 2 HS)
- Nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài (1- 2/)
b/ Hướng dẫn luyện tập (32 - 34/)
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài (2 em)
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào vở nháp.
* Chữa: - Từng nhóm báo cáo kết quả theo y/c của GV.
a.Nhắc lại số liệu thống kê trong bài?
b.Nêu số khoa thi, số tiến sĩ,TN của từng thời đại?
c.Số bia và số tiến sĩ khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay?
(Từ năm 1075 đ 1919; Số khoa thi : 185; Số tiến sĩ: 2516 - GV kẻ bảng phụ như bài TĐ SGK)
d.Các số liệu thống kê theo hình thức nào?
e.Các số liệu thống kê trên có t/d gì?
- Theo 2 hình thức;
+ Nêu số liệu theo TT
+ Trình bày theo bảng số liệu
+Có thể so sánh số liệu tránh việc lặp từ
=> Khi nào dùng bảng trình bày số liệu? ( các sự việc yêu cầu thống kê các số liệu giống nhau)
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
=> GV: Các em có nhiệm vụ thống kê từng tổ HS trong lớp theo 4 y/c như bảng thống kê
- HS thảo luận nhóm 4 ghi kết quả vào vở N
- Chữa:+ Từng nhóm trình bày kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ GV chốt ý, khen nhóm nào thống kê nhanh,chính xác
3. Củng cố dặn dò (2-4 /)
- Nhắc lại 2 hình thức thống kê? và t/d của nó?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại BT2 và vở nháp. Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm
Tiết 5 Hoạt động tập thể
Tiết số 2 Sinh hoạt lớp
i.mục tiêu :
- NX tình hình lớp tuần 2
- Đề ra phương hướng tuần 3
ii .Nội dung sinh hoạt:
1 . Nhận xét ưu điểm:
....
2 .Nhược điểm: .
II. Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp
- Thực hiện tốt việc lao động hàng tuần
- Nghiêm túc thực hiện nội quy của trường, lớp
- Phân công các nhóm kèm nhau học tập : Linh kèm chữ -> Giang
Vân Anh kèm toán -> Vũ
Uyên kèm tập đọc -> Phát
III. Vui văn nghệ
File đính kèm:
- giao an lop 5 tuan 2.doc