MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như TIẾT 1).
2 3 tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
20 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng việt: Ôn tập giữa học kì II (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng SGK.
* Với HS khéo tay : Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
HĐ 5 : Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định 1 số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- HS chú ý nghe để thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như các bài trên).
- Một nhóm HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí trong hộp.
3.Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------♥♥---------------------------------------------------
Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2010
ÔN TẬP GIỮA HKII (TIẾT 6)
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết các câu theo yêu cầu của BT2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như T.1).
- 3 tờ giấy khổ to phô tô 3 đoạn văn ở BT2
- Giấy khổ to viết về 3 kiểu kiên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
b.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
HĐ 1:Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng : 15-16’
Thực hiện như ở T.1
- Những HS còn lại và những HS chưa đạt yêu cầu trong những tiết trước lên bốc thăm đọc và TLCH
HĐ 2:Làm BT :
3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung
bài tập 3
GV lưu ý HS : Sau khi điền từ ngữ thích hợp vào ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, làm bài vào vở bài tập. 3HS lên bảng làm.
a.Nhưng là nối câu 3 với câu 2
b.Chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1
c.Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4
chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng
- HS đọc lại đoạn văn
3.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
- HS lắng nghe
- HS về nhà chuẩn bị
--------------------------------***------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5,9
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài :
HĐ 2 : Thực hành :
GV tổ chức, hướng dẫn cho HS tự làm bài rồi chữa các bài tập.
- 1HS lên làm BT2.
Bài 1:
Bài 1: HS đọc mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. Chẳng hạn, số 427 036 953 đọc là: "Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba", chữ số 5 trong số này chỉ 5 chục.
- HS tự làm bài rồi chữa các bài tập.
Bài 2:
Bài 2:
- Khi chữa bài nên lưu ý HS tự nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp. Chẳng hạn: Hai số lẻ liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị.
- HS tự làm bài rồi chữa các bài tập.
Bài 3:
- Khi chữa bài nên hỏi HS cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp chúng có cùng số chữ số hoặc không có cùng số chữ số.
Bài 3: HS làm cột 1
- HS tự làm bài rồi chữa các bài tập.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: Dành cho HSKG
HS tự làm bài rồi chữa các bài tập.
a) 3999; 4856; 5468; 5486
b) 3762; 3726; 2763; 2736
Bài 5:
Bài 5: HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5;...
Chẳng hạn: c) 810 chia hết cho cả 2 và 5. Để tìm ra chữ số cần điền vào ô trống của 81 ¨ là 0 phải lấy phần chung giữa hai dấu hiệu chia hết cho 2 và 5:
Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 2, 4, 6, 8.
Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng bên phải là: 0 hoặc 5.
Chữ số 0 có trong cả hai dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5, 0 là phần chung của hai dấu hiệu này. Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số ở tận cùng bên phải là 0.
d) Tương tự như phần c), số 46 ¨ phải có chữ số ở tận cùng bên phải là 0 hoặc 5 và 4 + 6 + ¨ phải chia hết cho 3.
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
- Xem trước bài Ôn tập về phân số.
------------------------------***---------------------------
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I.MỤC TIÊU:
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 114, 115 SGK.
- Phiếu BT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài:
HĐ 2 : Làm việc với SGK :
- HS làm việc theo nhóm.
-Các nhóm quan sát các hình 1,2,3,4,5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
- Bướm cải thường đẻ vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu.
- Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
- Sâu ăn lá rau để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
- Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
- Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,...
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
GV kết luận: SGK
- Gọi 1HS lên vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của
- 1HS nhắc lại
- Lớp vẽ vào nháp
HĐ 3 : Quan sát và thảo luận :
- GV chia nhóm.
- HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm theo mẫu sau:
- Phát phiếu bài tập
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
Nơi đẻ trứng
Cách tiêu diệt
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả
làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu chu trình sinh sản của gián, ruồi.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
Thứ sáu ngày 02 tháng 4 năm 2010
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (S/148)
I.MỤC TIÊU:
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bảng nhóm, phấn viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài :
HĐ 2 : Thực hành :
GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm rồi chữa các bài tập.
- 1HS lên làm BT1.
Bài 1:
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, HS đọc các phân số mới viết được.
Bài 2: Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. Chẳng hạn, với phân số ta thấy:
Bài 2:HS tự làm bài rồi chữa bài.
- 18 chia hết cho 2, 3, 6, 7, 18.
- 24 chia hết cho 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24.
- 18 và 24 cùng chia hết cho 2, 3, 6 trong đó 6 là số lớn nhất.
Vậy: .
Theo dõi và ghi vở.
Bài 3a,b:
Bài 3a.b: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Khi HS chữa bài, GV nên giúp HS tìm mẫu số chung (MSC) bé nhất. Chẳng hạn: Để tìm MSC của các phân số và , bình thường ta chỉ việc lấy tích của
12 x 36, nhưng nếu nhận xét thì thấy
36 : 12 = 3, tức là 12 x 3 = 36, do đó nếu chọn 36 là MSC thì việc quy đồng mẫu số hai phân số và sẽ gọn hơn cách chọn 12 x 36 là MSC. Như vậy, HS chỉ cần làm bài phần b) như sau: ; giữ nguyên .
Ghi vở
b) ; giữ nguyên .
Bài 4:
Bài 4: HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau.
Bài 5: Dành cho HSKG
Bài 5: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, HS đọc các phân số mới viết được, có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp.
Trên hình vẽ ta thấy đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 6 phần bằng nhau, vạch ứng với phân số , vạch ứng với phân số , vạch ở giữa và ứng với phân số hoặc phân số .
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc lại cách QĐMS.
-------------------------------***---------------------------
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II( TIẾT 7)
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII( nêu ở tiét 1, ôn tập).
---------------------------***------------------------
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II( TIẾT 8)
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII:
Nghe viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15’ ), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi)
ÂM NHẠC
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: BÀI HÁT TỰ CHON Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI
EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA - KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I.MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Biết nội dung câu chuyện.
*Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.(Nếu có ĐK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ quen dùng, SGK âm nhạc, nhạc cụ gõ( song loan, thanh phách,...)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu:
Giới thiệu nội dung bài học
2.Phần hoạt động:
a/Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát
HĐ1: Ôn bài hát ở địa phương
- Cả lớp hát và vỗ tay theo phách.
HĐ2: Ôn tập bài Em vẫn nhớ trường xưa
- HS ôn lại cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ phách.
- Lớp biểu diễn theo nhóm trước lớp hoặc theo tổ.
- GV chọn tốp ca biểu diễn trước lớp.
b/Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc
- GV dùng tranh ảnh minh hoạ và ảnh chân dung Bét-tô-ven để kể chuyện Khúc nhạc dưới trăng.
- HS tập kể chuyện theo tranh: Mỗi em kể một đoạn hoặc một em kể toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục HS trân trọng cuộc sống lao động và tình yêu thương con người, đó là nguồn gốc tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
- Có thể cho HS nghe trích đoạn bản Sonat Ánh trăng hoặc Thư gửi Ê-li-dơ của Bét-tô-ven.
3.Phần kết thúc:
- HS thực hiện bài tập số 1.
- GV chỉ định tốp ca biểu diễn bài Em vẫn nhớ trường xưa.
- HS lắng nghe.
- Lớp thực hiện.
- Các nhóm hát đối đáp nhau.
- HS biểu diễn.
- HS lắng nghe, nhìn tranh minh hoạ.
- Cả lớp thực hiện.
File đính kèm:
- Giao an 5 Tuan 28 20092010.doc