Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài;
-Bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quanĐức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hư¬ớng dẫn luỵên đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
6 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc: Tuần 6: Tác phẩm của Si-Le và tên phát xít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ ...”
HĐ2. Bài mới: 28’
a.Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh.
Tranh vẽ gì?
b. Luyện đọc:
- 1hs đọc toàn bài
-Bài chia làm mấy đoạn?
- HS đọc nối tiếp lần 1 nêu từ khó đọc(3 hs đọc)
- Hs đọc lần 2 giải nghĩa từ – chú giải sgk
- Luyện đọc theo cặp
c. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: Gọi HS đọc từ đầu điềm đạm trả lời.
-Câu chuyện diễn ra vào thời gian nào? ở đâu ?
-Câu chuyện có mấy nhân vật chính ?
-Bước lên tàu, tên phát xít có hoạt động và lời nói ntn ? -Hít-le là nhân vật nào
-Giữa thủ đô nước Pháp, xung quanh những người Pháp, tên phát xít lại hô to lời ca tụng, thể hiện lòng trung thành của tên chó săn với chủ của mình là Hít-le, kẻ đang chỉ huy cuộc xâm lược của Đức tại Pháp điều đó cho thấy hắn rất lố bịch, hống hách. Tự hắn đã làm cho mình lạc lõng trước mọi người.
? Cụ già người Pháp đáp trả lại hắn ntn ?
TN: Lạnh lùng
? Điều đó khiến tên sĩ quan Pháp rất tức tối từ nào diễn tả điều đó?
? Vì sao hắn lại bực tức với cụ?
? Hắn còn tức hơn khi biết điều gì?
->Rút ý 1: Sự hung hăng, hống hách của tên phát xít.
* Đoạn 2: Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại.
? 1 em nhắc lại câu trả lời của ông cụ ở cuối đoạn 1?
? Ông cụ đã giải thích ntn về tầm cỡ quốc tế của nhà văn Si-le ?
? Nghe cụ nói, tên sĩ quan phát xít càng ntn?
-Nếu ở đoạn 1, chúng ta thấy hắn là một kẻ hống hách, ngang ngược thì đoạn 2 thì hắn thì tỏ ra là một kẻ kém hiểu biết. Một nhà văn nổi tiếng của chính nước mình, được nhiều nước khác biết đến nhng hắn lại không hiểu rõ về tác phẩm của ông.
Chính bởi sự ngờ nghệch đó, hắn đã sa vào cái bẫy mà ông cụ cài sẵn. Điều đó thể hiện ở câu hỏi nào của hắn ? - Chẳng lẽ Si-le
? Ông cụ đáp trả lời hắn ntn ?
? Lời đáp của cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
*GV: Ông cụ đã nở một nụ cười của người chiến thắng. ở đây ông đã dùng chính tên một vở kịch của Si-le để phỉ nhổ, chửi thẳng vào mặt tên sĩ quan, coi hắn là bọn phát xít là những tên cướp. Tên sĩ quan biết điều đó nhưng không làm gì được. Qua đây, chúng ta còn nhận thấy thái độ của ông cụ và người dân Pháp rất rõ ràng. Họ yêu quý những người Đức chân chính, tôn trọng nền văn hoá Đức nhưng lại vô cùng căm ghét bọn phát xít Đức xâm lược.
-> Rút ý 2: Bài học cay đắng ông cụ dành cho tên phát xít.
d. Luyện đọc diễn cảm.
-Gọi HS đọc toàn bài
-Tìm cách đọc hay
- Tổ chức HS đọc diễn cảm Đ3
- hs thi đọc diễn cảm
- HS luyện đọc theo cặp
- Nhận xét cho điểm
HĐ 3. Củng cố, dặn dò: 3’
Về nhà luyện đọc thêm.
-Tranh minh hoạ cuộc trò chuyện giữa một ông già người Pháp và một tên phát xít Đức. Ông cụ đang cầm trên tay một tác phẩm của Si-le. Câu chuyện diễn ra ntn ? chúng ta hiểu thêm được điều gì sâu sắc. Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay.
- 3 đoạn: + Đ1: Từ đầu ... chào ngài
+ Đ2: Tiếp điềm đạm trả lời
+ Đ3: Còn lại
- 1 Hs đọc to - Cả lớp đọc thầm.
-Thời gian: Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Tại thủ đô Pa-ri của Pháp.
- 2 nhân vật chính : Tên phát xít và cụ già.
-Giơ thẳng tay, hô: “Hít-le muôn năm”.
-1 HS đọc chú giải.
Nói: “chào ngài”. Lạnh lùng -> thái độ miệt thị, coi thường.
- Hắn rất bực tức
- Cho HS tìm từ đồng nghĩa với từ: lạnh lùng, thờ ơ, lạnh nhạt.
- Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng.
- Vì cụ biết tiếng Đức, đọc được truyện của nhà văn Đức mà lại chào hắn bằng tiếng Pháp.
- Lừ mắt: Cái nhìn hăm doạ, bực tức.
- Cụ già cầm trên tay cuốn sách của Si-le viết tiếng Đức cụ biết tiếng Đức nhưng chào hắn bằng tiếng Pháp.
- Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?
- Si-le là một nhà văn quốc tế
- Là nhà văn mà những tác phẩm của họ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới. Nội dung khai thác vấn đề của nhiều nước.
- Ngây mặt ra: ngạc nhiên, bối rối, không hiểu rõ.
- Mỉm cười : nụ cười của người chiến thắng Si-le đã dành ... những tên cướp.
- Cụ muốn chửi thẳng những tên phát xít tàn bạo và nói với chúng rằng: Chúng là những tên cướp.
=> Nội dung: Bằng sự thông minh, sâu sắc của mình. ông cụ người Pháp đã dạy cho tên phát xít hung hăng một bài học sâu cay.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Toán LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Biết:
-Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.
-Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích .
II. Đồ dùng: GV: SGK ; HS: SGK, bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ Của GV
HĐ Của HS
HĐ HT
HĐ1. Kiểm tra: 5’
-Cho HS làm bài tập 1.b tiết trước.
-Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2. Bài mới:28’
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện tập:
*Bài tập 1(a ,b):
-Gv nhận xét.
* Bài tập 2:
-Cả lớp và Gv nhận xét.
? Tại sao em điền dấu < vào chỗ chấm đó?
* Bài tập 3:
? Btoán cho biết gì? Btoán hỏi gì? Muốn biết lát sàn cả căn phòng hết bao nhiêu tiền ta làm thế tn?
-Chấm chữa bài, nhận xét. .
? Tính S hình chữ nhật?
* Bài tập 4: HDVN
HĐ3. Củng cố, dặn dò: 4’
- Nhận xét giờ học .
-Nhắc HS về ôn lại bảng đơn vị đo diện tích, làm BT4.
-2HS lên bảng; lớp theo dõi và nhận xét.
* - Một Hs nêu yêu cầu.
- Hs tự làm bài vào bảng con.
Lời giải:
5ha =50 000m2; 2km2 = 2 000 000m2
400dm2 = 4m2 ;1500dm2 = 15m2
70 000cm2 = 7m2
* Lời giải:
790ha < 79km2
(các phần còn lại thực hiện tương tự )
* 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt:
Chiều dài: 6m
Chiều rộng: 4m
1m2 gỗ sàn: 280 000 đồng
Tiền gỗ sàn ?
- Cho HS làm vào vở
Bài giải
Diện tích căn phòng: 6 x 4 = 24 (m2 )
Số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng đó là:
280000 x 24 = 6720000 (đồng )
Đáp số: 6720000 đồng
Bài giải
Chiều rộng cuả khu đất đó là:
200 x =150 (m)
Diện tích khu đất đó là:
200 x150 =30000 (m2)
30 000m2 = 3 ha
Đáp số: 30000m2; 3 ha
HSTB
Cả lớp
HS khá, giỏi lên bảng làm
------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
-Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
KNS: -Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).
-Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).
II. Đồ dùng:
-Một số tranh, ảnh về thảm hoạ mà chất độc màu da cam gây ra .
-VBT in mẫu đơn. Bảng viết những điều cần chú ý (SGK, tr.60 )
III. Hoạt động dạy học:
HĐ Của GV
HĐ Của HS
HĐ HT
HĐ1. Kiểm tra: 5’
-GV kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh ở nhà (sau tiết trả bài văn tả cảnh cuối tuần 5 ).
HĐ2. Bài mới: 28’
a. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyên tập :
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc bài “Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng”
? Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người?
? Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
*Bài tập 2:
-HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn
-Cho HS viết đơn .
-Mời HS nối tiếp nhau đọc đơn .
-Cả lớp và GV nhận xét theo các nội dung :
+ Đơn viết có đúng thể thức không?
+Trình bày có rõ ràng không ?
+Lý do, nguyện vọng viết có rõ không?
Gv chấm điểm một số đơn, nhận xét về kỹ năng viết đơn của HS .
HĐ 3. Củng cố, dặn dò: 4’
-Nhận xét tiết học, khen những học sinh viết đơn đúng thể thức yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện .
-Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho tiết tập làm văn “ luyện tập tả cảnh sông nước”
- 1 Hs đọc
-Chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn hai triệu ha rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loạ muôn thú, gây ra những bệnh guy hiểm cho những người nhiễm độc và cho con cái họ .hiện tại cả nước ta có khoảng 70 nghìn người lớn, từ 200- 300 nghìn trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam .
-Chúng ta cần thăm hỏi, động viên giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam; Vận động mọi người cùng giúp đỡ; Lao động công ích gây quỹ ủng hộ
- 1 Hs đọc
- HS viết đơn .
- HS nối tiếp nhau đọc đơn .
-Cả lớp nhận xét theo các nội dung.
5HS TB
HS khá
Cả lớp
HS khá, giỏi
Môn: Địa lí
ÔN TẬP
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Xác định và mô tả được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ.
-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
-Nêu tên và chỉ được vị trí của một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ Của GV
HĐ Của HS
HĐ HT
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Kiểm tra 2 HS.
-Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
-Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
-GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2.Bài mới:28’
a.GV ghi đề.
b. Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: HS xác định và mô tả được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ.
Tiến hành:
-GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, GV gọi HS mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
KL: GV chốt lại.
c.GV tổ chức trò chơi “Đôí đáp nhanh”.
Mục tiêu: Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
Tiến hành:
-GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi như SGV/94.
-GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cụ thể: tổng số điểm của nhóm nào cao hơn là nhóm đó thắng cuộc.
KL: GV nhận xét chung.
d.Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Nêu tên và chỉ được vị trí của một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
Tiến hành:
-GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu hai trong SGK.
-Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
KL: GV chốt lại các đặc điểm chính đã nêu trong bảng
Hoạt động 3: 4’Củng cố, dặn dò
-Yêu cầu HS về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học.
-GV nhận xét tiết học.
Lớp nhận xét.bổ sung.
-HS nhắc lại đề.
-HS làm việc trên bản đồ.
-HS tham gia trò chơi.
-HS làm việc theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
HSTB
Cả lớp
HS khá, giỏi
File đính kèm:
- ga thu tu tuan 6.doc