Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 32 - Tiết 63: Út Vịnh

. Mục tiêu.

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

- Rèn tư thế ngồi học cho học sinh.

II. Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học.

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Dạy bài mới.

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

 

doc18 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 32 - Tiết 63: Út Vịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Rèn tư thế ngồi học cho HS. II- Đồ dùng dạy học Tranh minh họa truyện trong SGK. III- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 1-2 HS kể về việc làn tốt của một người bạn. B. Bạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. GV kể chuyện Nhà vô địch - GV kể chuyện 2-3lần. - Khi kể xong lần 1, GV ghi tên các nhân vật có trong chuyện ( chị Hà,Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt,Tôm Chíp.) - GVkể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to trên bảng lớp. - GV viên kể lần 3 không cần chỉ tranh. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện Một HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng y/c. a.Yêu cầu 1: + ( dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh họa, kể từng đoạn của câu chuyện) - HS quan sát tranh và cùng bạn bên cạnh trao đổi kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.Sau đó xung phong lên bảng kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện, GV nhận xét ghi điểm cho những HS kể tốt. b.Yêu cầu 2,3: + Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp. Trao đổi với bạn về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa của câu chuyện. - Từng HS nhập vai nhân vật,kể cho nhau nghe câu chuyện.Trao đổi về một chi tiết, về nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp. í nghĩa chuyện. - HS thi kể trước lớp. Mỗi HS khi kể xong câu chuyện đêug cùng bạn trao đổi đối thoại .Cả lớp cùng GV nhận xét, tính điểm. - Bình chọn người thực hiện bài tập kể chuỵen nhập vai đúng và hay nhất, người hiểu truyện , trả lời các câu hỏi đúng nhất. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe.chuẩn bị bài cho tiết kể chuyện lần sau. Tiếng việt ( ôn) Ôn tập về dấu câu I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết sử dụng đúng dấu phẩy. Dùng dấu phẩy để điền vào ô trống thích hợp. Qua các bài tập giúp h/s nắm chắc hơn về tác dụng của dấu câu, cách dử dụng dấu câu thành thạo chính xác. Rèn tư thế ngồi học cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học. 1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. *Bài tập 1: Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống trong các câu sau. Nói rõ vì sao em chọn dấu câu đó? HS đọc yêu cầu bài tập ,tìm hiểu kĩ đề bài gồm mấy yêu cầu, làm gì? Hai em làm bảng phụ, còn lại lớp trao đổi nhóm đôi, làm phiếu học tập. Hai em làm vào bảng phụ trình bàu bài làm , cả lớp nhận xét ,GV kết luận. + Đoạn văn có ô trống đó cần điền dấu chấm phẩy. Vì dấu này phân cách hai vế câu và phân biệt với các dấu phẩy trong câu. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện. ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn. Theo Thép Mới *Bài tập 2: Điền dấu phẩy hoặc đấu hai chấm vào ô trống trong các câu sau. Nói rõ vì sao em dùng dấu ấy? Tiến hành tương tự bài 1. Chỗ trống đó điền dấu hai chấm, vì dấu này báo hiệu phần tiếp theo là phần giải thích hoặc liệt kê. Rồi những cảnh tyuệt đẹp của đất nước hiện ra:cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền xuôi ngược. Theo Nguyễn Thế Hội *Bài tập 3: Đặt câu. Yêu cầu HS tự đặt câu vào vở. GV gọi một số em đọc bài, nhận xét ghi điểm. *Ví dụ : + Câu có dấu phẩy ở bộ phận chú ngữ: Già, trẻ, trai,gái đều hân hoan đổ xuống đường với cờ và hoa. + Câu có dấu phẩy ở bộ phận vị ngữ: Tổ một cắt cỏ,cuốc đất,trồng cây. + Câu có dấu phẩy ở giữa trạng ngữ và cụm chủ vị: Mới sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp ra đồng. + Dấu phẩy có ở giữa hai vế câu ghép: Cô giáo nói: Tổ một cuốc hố, tổ hai trông cây. 3- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học ,dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết học sau. Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012 toán Tiết 160: luyện tập I. Mục tiêu: - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học. - Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ. - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt - Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho học sinh làm nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: bài tập về nhà B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu càu của bài, từ đó xác định yêu cầu của bài. Cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh lên bảng chữa. Giáo viên chốt lại kết quả đúng: a) Chiều dài sân bóng là: 11 x 1000 = 11000(cm) = 110 m. Chiều rộng của sân bóng là: 9 x 1000 = 9000(cm) = 90m. Chu vi của sân bóng là: (110 + 90) x 2 = 400 (m) b) Diện tích cảu sân bóng là: 110 x 90 = 9900 (m2) Đáp số: a) 400m; b) Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài gọi một học sinh nêu cách làm. Cho cả lớp làm vở giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: Cạnh của sân gạch hình vuông là: 48 : 4 = 12(m) Diện tích sân gạch hình vuông là: 12 x 12 = 144(m2) Bài 4: Gọi một em đọc yêu cầu của bài, gọi học sinh nêu cách làm, giáo viên cho học sinh làm vở thu chấm nhận xét bài làm của học sinh: Diện tích của hình thang là : 10 x 10 = 100 m 2 Chiều cao của hình thang là: 100 x 2 : (12 + 8) = 10( m) Đáp số: 10 m 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học dặn dò chuẩn bị bài cho giờ học sau. Tập làm văn Tiết 64; Tả cảnh ( Kiểm tra viết) I- Mục tiêu: - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. - Rèn tư thế ngồi học cho HS. II- đồ dùng dạy học. HS chuẩn bị dàn ý đã lập từ tiết trước. GV một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi ý trong 4 đề bài. III- Các hoạt động dạy học. 1- Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. 2- Hướng dẫn HS làm bài - Một HS đọc 4 đè bài trong SGK. - GV nhắc HS: + Nên viết theo dàn bài cũ đã lập ở tiết trước.Tuy nhiên các em vẫn có thể viết theo đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết trước. + GV nhắc HS kiểm tra lại dàn ý chỉnh sửa ( nếu thấy cần thiết) sau dó dựa vào dàn ý để viết bài. 3- HS làm bài. 4- Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà đọc trước bài Ôn tập về tả người để chọn đề bài,quan sát trước đối tượng để các em sẽ miêu tả. Địa lý (địa lý địa phương) Tiết 32: Dân cư - kinh tế Bắc Giang I- Mục tiêu : Giúp HS: - Hiếu dân số và các dân tộc ở Bắc Giang: DS đứng thứ 16, thứ 22 về mật độ dan số trong 61 tỉnh thành cả nước, 26 DT cùng chung sống. - Hiểu một số ngành KT của tỉnh Bắc Giang, sự phân bố các ngành CN và vai trò của các ngành KT. II- Đồ dùng dạy học: - GV phô tô tài liệu cho các nhóm. Phiếu học tập III- Các hoạt động dạy học. * Hoạt động 1: Dân cư - dân tộc. Bước 1: - GV phát tài liệu cho HS để HS tìm hiểu trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập + Đọc tài liệu và hoàn thành phiếu học tập sau : + So sánh dân số Bắc Giang với các tỉnh thành khác. Dân số (số liệu năm 2005 1.580.718 người Gia tăng tự nhiên 1,18%/năm Mật độ dân số TB 409 người / km2 Dân tộc 26 dân tộc cùng chung sống,Trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh,dân tộc thiểu số như:Nùng, Tày,Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Dao, Mường, H,mông, Thái, Ngái, Ê- đê, Xơ đăng. Bước 2: Đại diện nhóm phát biểu ý kiến thảo luận, các nhóm khác cùng GV nhận xét ,chốt lại ý đúng. *Hoạt động 2: Kinh tế. Bước 1: HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau: Các ngành Sản lượng Vai trò Nông nghiệp * Trồng trọt chiếm 65,7%GDP * Chăn nuôi:Trâu:91.991 con Bò: 99.811 con. Lợn: 928.381 con. Quan trọng nhất chiếm 43,5% tổng sản phẩm trong tỉnh Nuôi trồng thủy sản Cá,diện tích nuôi:5008 ha Phát triển mạnh Lâm nghiệp Khai thác rừng: cạn kiệt. Trồng và tu bổ rừng: diện tích trồng rừng đã tăng lên. Giữ nước giữ đất. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Khai thác mỏ than,công nghiệp chế biến, sản suất hóa chất, thực phẩm, chế biến lâm sản, may mặc. - Thủ công: rượu Lang Vân, mây tre đan Tăng Tiến,Gốm Thổ Hà, bánh đa Kế. Đạt 13,8% Giao thông vận tải * Đường quốc lộ: 288km * Đường sắt: * đường sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Quốc lộ 1A quan trọng nhất:nối Bắc Giang Hà Nội- và cửa khẩu phía bắc Tổ quốc. Thông tin liên lạc Số điện thoại thuê bao bình quân 62máy/100 dân Ngày càng được hiện dại hóa. Thương mại - Nội thương:. - Ngoại thương: xuất khẩu chủ yếu nông sản thực phẩm.Nhập :vải các phụ liệu,linh kiện máy móc .hàng điện tử,thuốc bảo vệ thực vật. Góp phần lưu thông hàng hóa,đáp ứng ngày càng nhiều cho sản xuất của ND. Dịch vụ Hồ Cấm Sơn(Lục Ngạn),Suối Mỡ(Lục Nam)Chùa Vĩnh Nghiêm(Yên Dũng) Làm phong phú cho tiềm năng du lịch của đất nước. Bước 2; Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.(Mỗi nhóm trình bày 1-2 ngành) GV cùng lớp nhận xét chốt lại ý đúng. * Củng cố dận dò: - GV nhận xét tiết học .Dặn học sinh ôn tập để chuẩn bị thi định kì. Kĩ thuật Tiết 32: Lắp rô - bốt (Tiết 3) I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô - bốt. - Lắp được rô - bốt đúng quy trình kĩ thuật. - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp. - Có ý thức học tập, đảm bảo an toàn. II/ Đồ dùng dạy - học: Mẫu lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình KT. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra. 2/ Bài mới. Nội dung c/ Thực hành lắp rô - bốt. * Chọn chi tiết: - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp vào nắp hộp. GV kiểm tra. * Lắp từng bộ phận. - GV y/ cầu 1 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. - Yêu cầu HS phảI quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. - Lưu ý HS: + Cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài + Lắp tay rô - bốt phải quan sát kĩ hình 5 (a) và chú ý lắp hai tay đối nhau. + Lắp đầu rô - bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phảI vuông góc với nhau. * Lắp ráp rô - bốt. - HS thực hành theo các bước trong SGK. GV quan sát, giúp đỡ HS, nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô - bốt. d/ Đánh giá sản phẩm. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Cử 3 HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá, nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp vào vị trí. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTuan 32(1).doc