Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 31 - Tiết 61: Công việc đầu tiên

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

 - Có ý thức tự giác, tích cực học tập.

 - Ngồi học đúng tư thế.

II. Đồ dùng dạy – học:

 GV : SGK, bảng phụ.

 

doc19 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 31 - Tiết 61: Công việc đầu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin trong mục thực hành - Gọi HS chữa bài - GV dán hình minh hoạ SGK lên bảng - Gọi HS trình bày về những thành phần của từng môi trường bằng hình trên bảng + Môi trường rừng gồm những thành phần nào? (Gồm thực vật, động vật, sống trên cạn, dưới nước, không khí, ánh sáng.) + Môi trường nước gồm những thành phần nào ? (gồm: thực vật , động vật sống dưới nước như: cá, cua tôm, rong rêu, tảo , ánh sáng, đất.) + Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? (Gồm: người, thực vật, động vật, làng xóm, ruộng vườn, nhà cửa, máy móc....không khí, ánh sáng, đất.) + Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? (Gồm con người, thực vật, động vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông, không khí, ánh sáng, đất...) + Môi trường là gì? (Môi trường là tất cả những gì trên trái đất này: biển cả sông ngòi, ao hồ, đất đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ....) b/ Hoạt động 2: Một số thành phần của môi trường địa phương - HS thảo luận nhóm 2 + Bạn đang sống ở đâu? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống. - HS trình bày ý kiến, nhận xét. GV nhận xét, kết luận chung. c/ Hoạt động 3: Môi trường mơ ước - GV tổ chức cho HS thi vẽ về môi trường mơ ước - HS trình bày. Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt (ôn) Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu: - Giúp HS: - Củng cố, mở rộng vốn từ: nam và nữ. - Chọn các từ thích hợp để điền vào trỗ trống và tìm lời giải nghĩa thích hợp ở cột B thích hợp vời từ ở cột A. - Có ý thức học tốt bộ môn. - Ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học GV : - Bảng phụ, sách TVNC, HS : vở BT. III. Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ 2/ Bài mới a/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập * Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào trỗ trống: Anh hùng, bất khuất; trung hậu, đảm đang. a/ Chị Võ Thị Sáu hiên ngang,....trước kẻ thù hung bạo. b/ Gương mặt bà toát ra vẻ..., hiền lành. c/ Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng và nhà nước ta đã tuyên dương các nữ ... như Nguyễn Thị Chiên, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch,... d/ Chị Nguyễn Thị út vừa đánh giặc giỏi, vừa .... công việc gia đình. - Cho học sinh làm cá nhân, đại diện học sinh trình bày, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả: Thứ tự các từ cần điền là: Bất khuất, trung hậu, anh hùng, đảm đang. * Bài 2: - Nêu cách hiểu của mình về nội dung các thành ngữ Hán Việt dưới đây bằng cách tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với thành ngữ ở cột A. A B 1. Nam thanh nữ tú a. Tất cả mọi người gồm gái, trai, già, trẻ, 2. Nam phụ lão ấu b. Trai tài gái sắc tương ứng nhau. 2. Tài tử giai nhân c. Trai gái trẻ đẹp, thanh lịch. - Cho học sinh làm vào vở. GV thu và chấm bài làm của học sinh, nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viện nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau. Thứ sáu ngay 6 tháng 4 năm 2012 Tập làm văn Tiết 62: Ôn tập về tả cảnh I. Mục tiêu: Giúp HS: - Lập được dàn ý một bài văn miêu tả. - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. - Có ý thức tự giác học tập. - Ngồi học đúng tư thế, rne luyện kĩ năng trình bày tự nhiên. II. Đồ dùng dạy - học: GV : SGK, bảng phụ, HS : vở BT. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. Nội dung a/ Hướng dẫn làm BT. * Bài 1/132: - HS đọc y/cầu BT. GV hướng dẫn HS làm bài: Cần liệt kê những bài văn tả cảnh đã được học trong các tiết TĐ, LTVC, TLV theo bảng sau đó lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn ấy. - HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp. Lớp và GV nhận xét, kết luận: VD về dàn ý bài: * Hoàng hôn trên sông Hương. - Mở bài: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn. - Thân bài: + Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàngf hôn đến lúc tối hẳn. +/ Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. - Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. * Bài: Nắng trưa. - Mở bài: Nêu nhận xét chung về nắng trưa. - Thân bài: + Đoạn 1: tả hơi đất trong nắng trưa dữ dội. + Đoạn 2: Tả tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa. + Đoạn 3: Tả cây cối và con vật trong nắng trưa. + Đoạn 4: Tả hình ảnh của người mẹ trong nắng trưa. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người mẹ. * Bài 2: - HS làm bài theo nhóm bàn, trình bày ý kiến, nhận xét. GV chốt ý: a/ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố HCM theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sảng rõ. b/ (HS nêu theo ý hiểu) c/ Hai câu văn cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thuộc kiểu câu cảm. Hai câu văn đó thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Địa lí Tiết 31: Địa lí địa phương: Khái quát địa lí Bắc Giang I. Mục tiêu: - Học xong bài này, học sinh biết: - Vị trí địa lí, giới hạn tỉnh BG; Đặc điểm tự nhiên tỉnh BG: địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, thổ những, sinh vật) của tỉnh BG. - Liên hệ thực tế ở địa phương. - Có ý thức học tập. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: GV : Tài liệu BDTX (2003 – 2007), lược đồ hành chính BG. II. Hoạt động dạy học: 1. HĐ 1: Vị trí địa lí, giới hạn. - Là một tính miền núi thuộc vùng Đông Bắc VN. Giáp: Lạng Sơn, TháI Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, HảI Dương, Quảng Ninh. - Diện tích: 3828,5 km2, gốm 1 thành phố (loại 3) và 9 huyện, 206 xã, 7 phường, 16 thị trấn. 2. HĐ 2: Đặc điểm tự nhiên. a/ Địa hình, khoáng sản. * Địa hình: - Cao ở phía đông bắc, dốc nghiêng về phía tây nam, độ cao trung bình: 10 – 1000m và được chia làm hai khu vực địa hình: Khu vực miền núi, khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. +/ Khu vực miền núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, cao ở phía đông, thấp dần ở phía tây. Cá dãy núi thường có hướng vòng cung. +/ Khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi: Chiếm diện tích nhỏ. Đay là vùng đồi bao gồm những ngọn đồi thoảI, lượn sóng, những bậc thềm phù sa cổ, xen kẽ còn có các thung lũng toả rộng và bãI bồi ven sông. * Khoáng sản: Phát hiện 63 mỏ của 15 loại kháng sản, pơhần lớn là mỏ nhỏ không thuận lợi cho khai thác CN. Một số KS chính: Than Bố Hạ (Yên Thế), Đồng Rì (SĐ); Ba rít (TY); Sắt (YT); Đồng (Lục Ngạn); Vàng (YT, LNgạn); cao lanh (SĐ, YD); b/ Khí hậu. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ TB nam từ 22,70C – 23,80C, độ ẩm TB 80 – 82%...c/ Sông ngòi. c/ Sông ngòi: - Sông Cầu: chiều dài qua tỉnh 41km, chảy qua: HH, TY, YD. - Sông Thương: chiều dài qua tỉnh: 87km, chảy qua: LG, YT, TY, thành phố BG, YD. - Sông Lục Nam: chiều dài qua tỉnh150km chảy qua: SĐ, Lngạn, L nam, YD. - Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm. - Hồ Cấm Sơn (LNgạn) ở độ cao 66,5m, DT: 387km2, chứa 250 triệu m3 nước. d/ Thổ nhưỡng, sinh vật. * Thổ nhưỡng: Có hai loại đất chính: Đất pheralit và đất phù sa. * Sinh vật: Có giới SV đa dạng, phong phú. 3. HĐ 3: Liên hệ thực tế. - HS kể về các đặc điểm tự nhiên, địa hình, khoáng sản, thổ những, sinh vật của xã, huyện nhà. - Nhận xét, kết luận, liên hệ giáo dục. 4. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Tiếng việt (ôn) Tập làm văn : ôn tập về tả cảnh I.Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cảnh. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Đồ dùng dạy - học - GV : Phấn màu, - HS : vở TV ôn III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh.. B.Dạy bài mới: Đề bài : Miêu tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em. Em hãy lập dàn bài cho đề bài trên. Bài làm * Mở bài : + Giới thiệu chung về cảnh vật: - Thời gian : lúc sáng sớm. - Địa điểm : ở làng quê. - Quang cảnh chung : yên tĩnh, trong lành, tươi mưới. * Thân bài : + Lúc trời vẫn còn tối : - ánh điện, ánh lửa - Tiếng chó sủa râm ran, tiếng gà gáy mổ nhau chí chóe, lợn kêu ủn ỉn đòi ăn ; tiếng các ông bố, bà mẹ gọi con dậy học bài khe khẽ như không muốn làm phiền những người còn đang ngủ. - Hoạt động : nấu cơm sáng, chuẩn bị hàng đi chợ, ôn lại bài. + Lúc trời hửng sáng : - Tất cả mọi người đã dậy. - ánh mặt trời thay cho ánh điện. - Âm thanh ồn ào hơn.(tiếng lợn đòi ăn, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nhắc việc, tiếng loa phóng thanh, tiếng tưới rau ào ào) - Hoạt động : ăn cơm sáng, cho gà, côh lợn ăn. + Lúc trời sáng hẳn : - ánh mặt trời (hồng rực, chiếu những tia nắng đầu tiên xuống xóm làng, đồng ruộng) - Công việc chuẩn bị cho một ngày mới đã hoàn thành. - Âm thanh : náo nhiệt. - Hoạt động : ai vào việc nấy(người lớn thì ra đồng, đi chợ ; trẻ em đến trường, bác trưởng thôn đôn đốc, nhắc nhở,) Kết bài : Cảm nghĩ của em về quang cảnh chung của làng xóm buổi sớm mai (mọi người vẫn còn vất vả) - Em sẽ làm gì để làng quê giàu đẹp hơn. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 31 I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. * Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. - Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. - Đánh giá xếp loại các tổ. - Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . + Về học tập: + Về đạo đức: + Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: - Về các hoạt động khác. * Tuyên dương: * Phê bình: 2. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tuần 32. - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. - Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. - Thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp đề ra. - Tiếp tục chăm sóc công trình măng non

File đính kèm:

  • docTuan 31(1).doc
Giáo án liên quan