- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ đọc khoảng 115tiếng/phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu câu tạo câu để để điền đúng bài tổng hợp.
- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế,
II/ Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi sẵn bài đọc từ tuần 19 đến tuần 27. Bảng lớp kẻ sãn bảng thống kê.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
15 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 28 - Tiết 55: Ôn tập tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chuẩn bị cho bài sau.
Tập làm văn
TIết 55 ôn tập ( tiết 5)
I/ Mục tiêu.
- Nghe viết đúng bài chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè, tốcđọ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút.
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5) câu tả ngoại hình của một bà cụ mà em biết. Biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
- Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II- Đồ dùng dạy học.
- Một số tranh ảnh về các cụ già
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Giới thiệu bài
2- Nghe - viết chính tả.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- GV đọc nội dung đoạn bài Bà cụ bán hàng nước chè, HS theo dõi SGK, lớp đọc thầm lại bài chính tả,tìm hiểu nội dung đoạn văn tả ngốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng).
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết và dễ lẫn khi viết:VD: tuổi giời, tuồng chèo
-Yêu cầu HS đọc lại các từ đó và viết vào bảng con hoặc giấy nháp.
c) Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè.
d) Thu- chấm bài.
- GV chấm bài và nhận xét bài viết của học sinh, nhắc nhở những em còn viết chưa đẹp, chưa chuẩn, về nhà viết lại cho dẹp hơn.
* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở bài tập (viết đoạn văn tả ngoại hình một cụ già).
- HS viết bài sau đó gọi HS nối tiếp đọc bài, Lớp cùng GV nhận xét sửa chữa để HS hoàn thiện tốt hơn đoạn văn của mình.
3/ Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học , dặn HS về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn.Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012
Chiều Khoa học
Tiết 56: Sự sinh sản của côn trùng
I/ Mục tiêu.
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
- Xác định quá trình phát triển của con trùng: (bướm cải, ruồi, gián)
- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện phát tiêu diệt côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người.
- Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Chuẩn bị một số chất: mì chính, đường, muối.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* HĐ1: Làm việc với sách giáo khoa.
+ Mục tiêu: Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh.Phát hiện được quá trình gây hai của bướm cải.Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
+ Tiến hành:HS hoạt động nhóm:
- GV yêu cầu HS quan sát hình1,2,3,4,5trang 114 mô tả quá trình phát triển của bướm cải và hcỉ ra đâu là trứng đau là sâu, nhộng và bướm.
- Tiếp theo , cả nhóm thảo luậncác câu hỏi:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trước hay mặt sau của lá rau cải?
+ ở trong giai đoạn nào cua quá trình phát triển, bướm cải ây thiệt hại cho hoa màu và cây cối?( thời kì là sâu)
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để hạn chế thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối và hoa màu?( Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, bắt bướm).
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét bỏ sung. GV kết luận chốt ý đúng.
* HĐ2: Quan sát và thảo luận:
+ Mục tiêu: Giúp HS biết so sánh tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và của gián.Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. Vận dụng nhữnh hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện phát diệt ruồi và diệt gián.
+ Tiến hành: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trao đổi thảo luận để hoàn thiện bài tập theo mẫu sau:
So sánh chu trình sinh sản của:
Ruồi
Gián
- Giống nhau
- Khác nhau
Nơi đẻ trứng
Cách tiêu diệt
-Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
*Hoạt động kết thúc:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Tiếng việt( ôn)
ôn tập
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập lại các kiểu câu. Ôn tập lại các kiểu câu ghép dùng từ nối hoặc không dùng từ nối.
- Giáo dục các em học tốt bộ môn.
- Rèn học sinh ngôi học ngôi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? Đơn hay ghép? Phân tích các vế câu.
a). ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
b). Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Cho học sinh làm cá nhân đại diện học lên bàng chữa, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả:
a. là câu đơn. b. là câu ghép
a). ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
CN VN VN
b). Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
CN VN CN VN
Bài 2: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì ? Câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép dùng từ nối?
a).Trần Thủ Độ có công lớn, Vua cũng phải nể.
b).Lúa gạo quí vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được.
c). Mai học giỏi Tiếng Việt còn Hoa lại học giỏi văn.
d). Hễ con chó sủa ầm ĩ thì Lan biết con mèo nhà bác Tám xuất hiện.
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm nhận xét bài làm của học sinh:
Là câu ghép không dùng từ nối.
Câu b; c; d, là câu ghép có dùng từ nối.( câu a: vì, câu b: còn, câu c; hề- thì)
Kể chuyện
Tiết 28: Tiếng việt ôn (tiết 7)
Kiểm tra định kì đọc ( kiểm tra theo phiếu kiểm tra của sở)
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Toán
Tiết 140: Ôn tập về phân số
I/ Mục tiêu:
- Biết xác định phân số trực giác, biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và ngồi học đúng t thế.
II/ Đồ dùng dạy- học
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1: Thực hành
Bài tập 1: HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS đọc các phân số mới viết đợc.
a) ; ; ; . b) 1 ; 2 ; 3 ; 4.
Bài tập 2:HS làm bài vào vở. 5 HS lên bảng làm BT. HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận:
= = ; = = ; = = ; = = ; = = .
Bài tập 3: HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV giúp HS tìm mẫu số chung bé nhất.
a) = = ; = =
b) = = và giữ nguyên
Bài tập 4: HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm BT. HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận:
> ; = ; <
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS.
tập làm văn
Tiết 56: Ôn tập tiếng việt( Tiết 8)
Kiểm tra viết theo phiếu kiểm tra của sở
Địa lí
Tiết 28: châu mĩ (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Xác định được trên lược đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới, hình minh họa SGK, Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
3 HS lên bảng trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
B. Dạy học bài mới.
*HĐ1: Dân cư châu Mĩ.
- HS đọc mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
+ Nêu số dân châu Mĩ. So sánh dân số châu Mĩ với các châu lục khác. (năm 2004, dân số châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ 3 trong các châu lục trên thế giới,chưa bằng 1/5 dân số châu á, nhưng diện tích lại chỉ kém châu á có 2 triệu km 2).
+ Dựa vào bảng só liệu trang 124, và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ.( Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau: người Anh- điêng, da vàng; người gốc Âu, da trắng; người gốc Phi, da đen; người gốc á, da vàng; người lai)
+ Vì sao người dân châu Mĩ lại có nhiều thành phần màu da như vậy?( Vì họ chủ yếu là người nhập cư ở các châu lục khác đến)
+ Người dân châu Mĩ sống chủ yếu ở những vùng nào? (ở ven biển và miền Đông)
- HS phát biểu ý kiến, lớp cùng nhẫnét bổ sung GV kết luận.
*HĐ2: Kinh tế châu Mĩ.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
Tiêu chí
Bắc Mĩ
Trung Mĩ và Nam Mĩ
Tình hình chung của nền kinh tế
Phát triển
Đang phát triển
Ngành nông nghiệp
- Có nhiều phương tiện sản xuất hiện đại. Quy mô sản xuất lớn
- Sản phẩm chủ yếu: lúa mì, bông, lơnl bò sữa, cam nho.
- Chuyên sản xuất chuối, cà phê, mia, bông, chăn nuôi bò, cừu.
Ngành công nghiệp
- Nhiều ngành cong nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, hàng không vũ trụ
- Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm, lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Bắc Mĩ có nền KT phát triển, các ngành công nghiệp, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền KT đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông phẩm nhiệt đới và khai thác khoáng sản.
Kĩ thuật
Tiết 28: Lắp máy bay trực thăng tiết 2
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm vững quy trình và cách lắp máy bay trực thăng.
- Rèn kĩ năng tháo lắp nhanh chính xác, tính cẩn thận, tỉ mỉ.
- Có ý thức học tập, đảm bảo an toàn.
- Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Gv: Mẫu lắp sẵn.
- HS: Bộ lắp ghép kĩ thuật 5.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
a/ Hoạt động 1: Chọn chi tiết.
- Tổ chức cho HS thi chọn chi tiết giữa các nhóm xem nhóm nào chọn nhanh và đúng.
b/ Hoạt động 2: Thực hành lắp máy bay trực thăng
* Lắp từng bộ phận:
- Gọi HS nêu các bộ phận cần lắp, lắp theo đúng hướng dẫn ở tiết 1.
- Lắp thân và đuôi máy bay theo hướng dẫn tiết trước.
- GV lưu ý HS:
+ Lắp cánh quạt phải có đủ số vòng hãm
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phảI mặt trái của máy bay để sử dụng vít.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm còn lúng túng.
* Lắp ráp máy bay trực thăng (hình 1- SGK)
- HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các hướng dẫn SGK.
c/ Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho học sinh trưng báy các sản phẩm của nhóm mình.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá như SGK.
- Cử một nhóm dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3/ Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần và thái độ học tập, kĩ năng lắp ghép máy bay trực thăng. GV dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
File đính kèm:
- Tuan 28.doc